"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Saturday, February 11, 2012

Không được đụng đến Việt Nam (full)

GIỮA RỪNG QUẾ CAO BA LANH

Văn Tùng, viết về Hoàng Sinh Lỳ, dân tộc Tày, công nhân lâm trường Bình Liêu, Quảng Ninh.
Hoàng Sinh Lỳ đang đắp nốt các ngách hào bỗng nghe tiếng gọi lớn :
- Cháu ơi, Lỳ ơi, cả nhà mày bị giặc Trung Quốc bắt rồi.
Lỳ bỏ rơi cái xẻng, mồ hôi toát ra. Anh nhìn kĩ người vừa gội.
- Chú Thâu, sao chú lên được đây ? Gia đình cháu thế nào hở chú ?
Lỳ lấy bình tông rót ra một bát nước chè quế đặc đã nguội mời chú. Chú Thâu ngồi bên ụ súng tay lăm lăm con dao rừng vừa thở vừa nói, mặt chú vẫn còn xám ngoét vì lạnh và mệt. Mấy sợi tóc bạc bết nước mưa phủ xuống thái dương.
- Chúng vào Phai Lầu lúc 3 giờ sáng, chúng lùa hết đàn bà trẻ con. Ôi chao ! Thằng cún Liêu con cái Ất, mày biết không...
Chú nghẹn ngào không kể thêm được nữa, đôi mắt chú ngầu đỏ lên, da mặt đang tái nhợt bỗng rần rần những đường máu. Chú đứng hẳn dậy :
- Cho tao cây súng, tao giúp chúng mày một tay.
Cả 5 anh em giữ chốt đều là công nhân lâm trường Bình Liêu thuộc đại đội 3 tự vệ quây quần quanh chú. Ai cũng thấy uất. Họ đứng ngồi không yên.
Lỳ lấy lại bình tĩnh an ủi chú thâu :
- Không phải đến lúc này ta mới biết bộ mặt ghê tởm của chúng. Rồi sẽ có cách chú ạ. Bây giờ cháu đưa chú đến chỗ đồng bào sơ tán. Chú giúp chúng cháu công việc ở đó tốt hơn.
Chú Thâu nhất quyết không đi, mãi sau cả 5 anh em xúm vào thuyết phục chú mới nghe.
Đã 10 ngày ròng rã, ruột gan đại đội phó Hoàng SInh Lỳ lúc nào cũng như có lửa đốt. Không phải do việc cả nhà anh bị giặc Trung Quốc vây bắt cùng với bà con trong xã mà chính là vì cả đơn vị anh chưa được nổ phát súng nào.
Các đồng chí đã nhiều lần đề nghị anh báo cáo lên trên cho đơn vị ra Phai Lầu tham gia đánh giặc cùng các đơn vị bạn. Nhưng lần nào gặp cấp trên Lỳ cũng buồn bã ra về để rồi phải làm công tác tư tưởng rất khó khăn cho anh em. tiểu đoàn chỉ giải thích ngắn gọn : "Các đồng chí chớ sốt ruột, hãy chuẩn bị tốt hơn nữa, sẽ có dịp các đồng chí lập công...".
Ở Phai Lầu, công an biên phòng phối hợp với 1 đơn vị tự vệ lâm trường do đồng chí Khuỷu chỉ huy ngày nào cũng đánh bật hàng chục đợt tấn công của giặc, hất chúng về bên kia biên giới.
Con suối cạn từ Hái Nạc quan Bắc Cáp đến tràng Nhi ngày nào cũng có xác giặc.
Đại đội phó Hoàng SInh Lỳ theo dõi rất sát các trận đánh. Anh thường tổ chức cho cả đơn vị học tập rút kinh nghiệm. Vì Vậy tuy chưa giáp mặt quân thù nhưng anh em đã hiểu biết về bọn xâm lược Trung Quốc khá tường tận. Ngày 27-2, sau những thất bại liên tiếp, giặc tổ chức 1 cuộc tiến công gồm nhiều mũi quyết chiếm Phai Lầu và vượt qua dãy cao Ba Lanh để tiến vào sâu nội địa ta.
Từ 6 cho đến 9 giờ sáng các cỡ pháo và cối của giặc thi nhau trút đạn sang các bản làng của ta. Cả một vùng đồi, rừng rung lên, mịt mù khói đạn. Hoàng SInh Lỳ đi lại dưới hào đến bên từng người động viên anh em :
- Hôm nay thế nào cũng được trực tiếp chiến đấu, các đồng chí cứ bình tĩnh. Đánh quân Trung Quốc không khó đâu. Ở Phai Lầu hôm trước chỉ có 1 tổ thông tin với 10 đồng chí công an biên phòng mà đánh tan 1 tiểu đoàn địch, các đồng chí đều biết cả đấy.
Chốt của Lỳ tuy có 5 anh em thôi nhưng đủ Kinh, tày, Nùng... ANh em tin tưởng Lỳ, người chỉ huy trẻ mưu trí và dũng cảm của họ, anh em động viên lại Lỳ :
- Đại đội phó cứ yên tâm, anh em ai cũng có thù với giặc, anh em sẽ đánh cho chúng biết tay.
Cả một khu rừng quế trước mắt Lỳ nghiêng ngả mỗi lần hàng loạt pháo và cối của giặc rót tới. Lỳ biết những cây quế này mỗi năm đem lại cho nhà nước ta không ít ngoại tệ. Biết bao mồ hôi và cả nước mắt, xương máu của ông cha đã đổ xuống trên dãy đồi, rừng Cao Ba Lanh này để tạo nên nguồn của cải lớn đó. Cứ nghĩ đến tội ác giết hại đàn bà, trẻ con, phá hoại kinh tế, phá hoại sản xuất, chiếm đất, lấn rừng để vơ vét của cải cho đến mưu đồ đen tối của bọn phản động Trung Quốc muốn thôn tính nước ta, cả người Lỳ lại nóng bừng căm giận.
Có lệnh trên báo xuống cho biết địch đang tập trung quân để vượt qua ngọn đồi đơn vị Lỳ đang chốt giữ. Do đó trên tiếp sức cho đơn vị Lỳ 3 khẩu trung liên nữa. thế là chỉ có 5 người nhưng hoả lực mạnh, anh em ai nấy đều rất phấn khởi.
Muốn vượt qua đồi quế, địch chỉ có cách là theo con đường độc nhất từ Phai Lầu vào, ngoài ra lối nào cũng cheo leo hiểm trở, lại có chông mìn, cạm bẫy giăng đầy.
Hoàng SInh Lỳ rất tự tin ở cách bố trí của anh, Lỳ nói với anh em :
- Giặc dù đông người đến đâu đi nữa chúng cũng phải dẫn xác vào cái ngách này. Đây là cái rọ mà ta nhử địch chui vào để diệt.
Lúc đấy là 9 giờ 30, Lỳ nghe một hồi kèn ở dưới chân đồi toẹ...toẹ...toẹ như người mắc nghẹn.
Biết giặc tổ chức tấn công. Lỳ hô :
- Chuẩn bị chiến đấu !
Anh nhô người lên quan sát. Giặc ken vào nhau như một lũ kiến bò lên. Lúc này trời mưa nặng hạt. Một thằng được che ô đi giữa đội hình, chiếc ô đen có viền trắng. Tên lính che ô cho thằng chỉ huy ấy mang một cái ống nhòm trước ngực. Hắn cao to, đầu trần mặc cho mưa xối.
Anh em muốn bắn nhưng Lỳ chưa phát lệnh. Lỳ đã học tập kinh nghiệm ở Phai Lầu rồi. Lỳ nói :
- Để chúng vào thật gần. Khi nào thấy được cái cúc áo của chúng mới bắn.
Những cây quế bị tiện đứt giữa thân, bật gốc, cháy xém tung những lớp vỏ màu vàng mật quý giá vương vãi khắp ngọn đồi làm cho Lỳ càng xót xa căm uất. ANh tỳ chặt cây trung liên đếm 1, 2, 3, 4... Anh đếm để ước lượng cự ly giữa bọn giặc và mũi súng của đơn vị anh.
Bỗng có tiếng giục ở sau :
- Gần quá rồi anh Lỳ ơi !
Lỳ quay lại, đó là Mã dì Thanh, anh thanh niên niên Nùng rất hăng hái của đơn vị đang đứng ngồi không yên.
Lỳ cười :
- Gần nữa đã !
Bọn giặc chẳng hay biết gì cả cứ cúi đầu, cặp súng thoe tiếng kèn toẹ toẹ lóp ngóp trèo lên.
Lỳ đã trông rõ hàng cúc áo trên ngực và cái sao đỏ trên mũ nó. Anh hô :
- Bắn !
3 cay trung liên, 1 cây K50 chụm vào một mục tiêu quét. Cây CKC của Lừng điểm xạ đĩnh đạc tằng...tằng...tằng. Nhiệm vụ của nó là nhằm thằng chỉ huy.
Một lúc sau Lỳ rướn người lên mở to đôi mắt quan sát nhưng chẳng còn thấy tên giặc nào nữa, chỉ nghe rộ lên tiếng rên la.
Lỳ vọt ra khỏi hố bắn :
- Các đồng chí xem kìa !
Mấy anh em cùng nhau đếm nhưng không sao đếm xuể !
Đợt 1 giặc vừa nổ súng đã bị diệt gọn.
Lỳ đề nghị anh em khẩn trương chuẩn bị tiếp. Anh nói :
- Bây giờ chúng biết có ta ở đây rồi, không được chủ quan đâu !
Lỳ chuẩn bị 3 cái bệ bắn mới cách chỗ cũ chừng mươi mét, anh đề nghị anh em cũng làm như vậy.
Trời mưa to, 5 anh em đều ướt cả, có người muốn nghỉ nhưng Lỳ động viên :
- Hầm hố tốt sẽ tránh được thương vong và tạo điều kiện diệt được nhiều địch !
Người nào cũng toát cả mồ hôi nhưng đều theo gương Lỳ. Trong khi anh em làm, Lỳ đã bí mật chuẩn bị cả một ấm chè quế đặc sánh, thơm phức. Vừa nghỉ tay được một lát, đồng chí Lừng lại phát hiện có địch lên. Lỳ lại quan sát kĩ thấy chỉ thấy độ mươi thằng, đứa nào cũng đeo một bó dây trên vai. A, chúng đi lấy xác đồng bọn.
Lỳ bảo anh em đừng bắn vì bọn này chắc là dọn đường cho lũ khác lên, hãy chờ lũ sau đông hơn.
Quả thật chúng buộc xác đồng bọn vài ba thằng vào một và cứ thế kéo lê như kéo một bó củi khô. Thảm hại cho những thằng bị thương đang rên la cũng chịu chung số phận đó. 5 anh em nhìn nhau lắc đầu không hiểu chúng là thứ người gì.
Thấy cái cảnh chúng đối xử với nhau như vậy mọi người càng xôn xang khi nghĩ đến cha me, anh chị của mình đang bị chúng bắt giữ.Nhờ lượng khoan hồng của mấy anh em mà bọn giặc lấy dược xác và kéo bọn bị thương đi. Nhưng chỉ một loáng sau pháo và cối của chúng lại bắn. Kì này chúng định băm cái đỉnh đồi hay sao mà các đợt pháo cối nổ như liền nhau tạo thành một chuỗi rên chứ không nghe rõ từng tiếng nổ một nữa. Đất đá tung bay mù trời. Cả 5 anh em đều cởi áo che cho súng. Nhờ có công sự tốt bọn giặc chỉ tốn đạn chứ chẳng làm gì được. bây giờ ngọn đồi quế quang rta vì cây cối đổ nghiêng ngả khá nhiều. Ai nấy đều hết sức xót ruột, càng xót ruột họ càng thầm hứa quyết tâm tiêu diệt địch.
Đúng 12 giờ trưa, địch tấn công lên đồi lần thứ 2 với 2 mũi. Một mũi đi theo đường cũ vẫn rất đông, một mũi vòng theo cánh trái mở đường mới qua những vách đa và bụi cây rậm rạp.
Các bài bản : pháo bắn, kèn thổi, quân tiến lặp lại như cũ không hề thay đổi. Hình như chẳng có thằng nào được tập tành kĩ thuật cá nhân, lăn lê bò toài hay sao mà tất cả cứ dựng đứng như trời trồng lao lên làm bia cho các cỡ đạn của ta.
Chỉ khác trước, lần này chúng lên den nghịt, tên cầm kèn đi tít sau cùng và vừa tiến lên chúng vừa bắn B40, ĐKZ, cối 60 ly tập trung vào đỉnh đồi mà chúng biết chắc có quân ta.
Lỳ bảo Lừng :
- Cậu lấy đường ngắm chính xác dứt điểm tên chỉ huy !
Lừng quỳ xuống, đưa súng tì lên miệng hào, kéo thước ngắm ở độ xa 500m (nó ở tít dưới chân đồi).
Đoàng ! cái kèn trên mồm nó văng ra. Viên đạn kéo một đường thật chính xác. Tất cả anh em cùng reo lên "Tuyệt quá !".
Không nghe tiếng thổi kèn, bọn giặc chững lại. Thời cơ thuận lợi, Lỳ hô lớn : "Xung phong !".
Từ trên cao đánh tạt xuống, các cỡ súng của ta quạt đỏ nòng như dội nước sôi vào bọn giặc. Thêm nữa tinh thần chúng đã bạc nhược vì thấm đòn trận đầu, chúng đạp lên nhau tháo chạy như vịt.
- Sắp hết đạn rồi anh Lỳ ơi ! Cả Khảo, Hiệp, Thanh, Lừng đều báo cho Lỳ biết như vậy. Đó là sự báo động đáng lo ngại nhất lúc này.
Lỳ cho anh em đếm lại cơ số đạn của mình. Gay go quá, riêng Lỳ từ sáng tới giờ đã bắn gàn 800 viên, các anh em khác cũng đều đã bắn 600-700 viên.
Lỳ đưa cây trung liên cho Mã dì thanh dặn :
- Cậu ở lại chỉ huy anh em chiến đấu. Coi chừng cánh trái, tuy ít nhưng mà nguy hiểm đấy. Mình sang bên đồi bộ đội điện về tiểu đoàn xin thêm đạn.
Nói xong Lỳ vút đi ngay, một lúc sau anh trở lại.
- Tiểu đoàn cho biết sáng nay chúng huy động 3 trung đoàn đánh sang ta đấy các cạu ạ. Chúng xuất phát từ Đồng tông, Bản Pạc và nhiều địa điểm khác trên đất Trung Quốc. các mặt trận đang chiến đấu quyết liệt, tiểu đoàn yêu cầu chúng ta lấy vũ khí địch đánh địch, tiểu đoàn không thể tiếp thêm đạn đâu !
Mã Dì Thanh đề ra sáng kiến :
- Bọn cánh trái đang lên đấy, chúng không đông lắm đâu, chùng đại đội thôi. Ta vây bắt để lấy súng đạn.
Anh em khen phải nhưng nhìn đi nhìn lại chỉ vẻn vẹn có 5 người.
5 người làm sao vây bắt cả đại đội địch được.
Lừng, Khảo, hiệp tham gia hiến kế :
- Đánh chia cắt, diệt tốp đầu lấy súng rồi diệt tốp sau. cánh trái đi đường khúc khuỷu làm sao ồ ạt tiến lên được mà lo.
Thế là một kế hoạch diệt địch để lấy vũ khí được vạch ra.
Nhưng ngay lúc đó, tiếng kèn toẹ toẹ...toẹ dưới chân đồi lại thổi rộ lên và mấy thằng đi đầu bên cánh trái đã lò do men theo bờ đá định chiếm đỉnh cao đánh xuống.
Tình hình rất căng thẳng, anh em đã có người lo không giữ được chốt. Hoàng SInh Lỳ suy nghĩ một lát rồi quyết định ngay :
- Các đồng chí đánh bật cánh trái còn để tôi giữ mặt giữa này cho !
Một mình Lỳ giữ mặt giữa sao ? Cả 4 anh em đều không nhất trí nhưng Lỳ đã nghiêm chỉnh nhắc lại :
- Đây là mệnh lệnh, các đồng chí chấp hành !
Lỳ vừa quay về vị trí cũ thì bọn địch đã lố nhố trước mặt anh. Bên cánh trái, Lừng, Khảo, Hiệp, thanh cũng đã nổ súng. Lỳ thấy những thằng địch rơi từ trên cao xuống vực. Mấy quả ĐKZ nổ sát cnạh Lỳ. Khói đạn chưa tan, Lỳ đã nhanh chóng nhổm dậy chúc đầu khẩu trung liên xiết cò. Hơn chục tên giặc đổ gục ngay trước mặt anh. Bọn đi sau nằm rạp xuống mặc cho tên chỉ huy ở tít sau thúc kèn toẹ toẹ liên hồi. Phát hiện 1 khẩu AK với 3 băng đạn nằm chéo trên lưng tên giặc gần nhất, Lỳ nhảy ra khỏi công sự nhanh như sóc lao đến. Đưa được cây AK và 3 băng đạn về hào, Lỳ gọi Hiệp đến giao ngay cho anh và dặn :
- Quét hết cánh ấy xong, anh em có thể sang đây với mình.
Bên phía thanh, Khảo, Lừng, hiệp từng tràng AK và trung liên vang lên. Lỳ biết các đồng chí đang diệt cánh ấy. Anh yên tâm và rất tin tưởng...
Khẩu trung liên của Lỳ chỉ còn 2 băng đạn, anh phải bắn dè xẻn nhưng lại almf sao để địch không phát hiện ta ít người, thiếu đạn.
Lỳ di động trên 3 bệ bắn mà anh đã chuẩn bị sau đợt tiến công đàu. Bây giờ 3 cái bệ bắn ấy thật lợi hại, anh để khẩu trung liên ở giữa, bên trái là khẩu AK. Sáng kiến của anh làm cho địch không thể phán đoán lực lượng ta.
Một lớp địch khác lại lên, có thằng vừa đi vừa khóc. Lỳ hiểu rồi, chúng đã mất tinh thần do đó không còn sức chiến đấu dù đông đến mấy và bị thúc ép đến đâu. Phải nhân cơ hội này quạt mạnh thì sẽ nắm chắc phần thắng. Quả thật, bọn giặc vừa đến lưng chừng dốc thì khựng lại, nhao nhác nhìn nhau. Không hề chậm trễ, Lỳ xốc cây trung liên, đứng thẳng lên lao xuống dốc. Một quả B40 vút qua bên tai Lỳ phả sức nóng làm cháy xém một đám tóc, viên đạn lao thẳng vào cái bệ tì Lỳ đã đặt cây trung liên làm bùng lên ngọn lửa đỏ rực. Lại 1 quả ĐKZ nổ cách Lỳ mấy mét. Bọn địch thấy Lỳ xốc trung liên lao xuống nên chúng hoảng hốt phóng bừa các loại đnạ lên. Không có cách nào khác, Lỳ phải kéo hết 1 băng trung liên. Thấy Lỳ như con hổ dữ, chẳng biết sợ súng đạn là gì, bọn giặc xéo lên nhau mà chạy.
Còn 1 băng trung liên cuối cùng. Lỳ lắp vào nhằm tên chỉ huy. Nó giãy lên mấy cái rồi nằm im. Lúc này trước mặt Lỳ súng đạn đnạ địch vứt lại không thiếu thứ gì. Lỳ tựa vào gốc cay một lát cho đỡ mệt và lau mồ hôi trên trán. Phía chan đồi, một lũ giặc rát đông đang tháo chạy ra khỏi Phai Lầu.
Súng rộ lên ở Phai Lầu nhưng chỉ một lát là im bặt. Gần tối, liên lạc của tiểu đoàn báo tin tất cả bọn địch đã bị đánh bật về bên kia biên giới.
Giữa rừng quế Cao Ba Lanh, 5 anh em chia nhau đi thu súng đạn của địch chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Trận địa của ta hoàn toàn được giữ vững. 8 điểm chốt khác trên dãy cao Ba Lanh cùng với chốt của 5 anh em C3 kết thành bức tường thành sừng sững không có sức mạnh nào công phá nổi.
Hoàng SInh Lỳ được anh em công nhận là 1 người chỉ huy dũng cảm và mưu trí. Năm nay anh vừa tròn 24 tuổi. trên ngực anh lấp lánh Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ tổ quốc"


CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ CHẾT

Đắc Trung, ghi theo lời kể của đồng chí Nông Thanh Phi-ao, dân tộc Nùng, chiến sĩ công an vũ trang đồn C5, Lạng Sơn.

Trạm quân y tiền phương của F3 đặt trong 1 eo núi hẹp, 2 bên là vách đá lởm chởm. Mấy chiếc lán làm tạm khung sắt, mái bạt, kiểu nhà dã chiến của bộ đội cao xạ. Từ quốc lộ vào có 1 đường mòn ngoằn ngoèo ô tô có thể đi được, chạy gần như song song với 1 dòng suối nhỏ nước trong vắt.
Tôi được chuyển về đấy từ 6 giờ sáng và lúc này là 9 giờ (ngày 2-3-1979). Tôi tìm lối ra suối tắm giặt. Mặt trrời đã nhô cao nhưng sương mù vẫn lởn vởn bay ngang sườn núi. Phía đầu nhà trực ban, 1 chiếc ô tô cứu thương sơn màu xanh lá cây đang rú máy. Cạnh đấy có mấy đồng chí quân y đang đứng, chốc chốc lại quay lại nhìn vào phía lán như ngóng ai. Tôi vừa bước ra khỏi đoạn hào cách chiếc ô tô khoảng 5m thì cũng từ 1 ngách hào gần đó, 1 thương binh bị vào chân trái chống nạng tập tễnh bước ra. Gần như cả 2 chúng tôi cùng ngước nhìn nhau và cùng kêu lên :
- Hùng !
- Phi-ao !
Hùng nhào tới,, 2 chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Nghẹn ngào không nói được lời nào. Mấy lần tôi định hỏi sao Hùng lại có thể sống mà trở về được tới đây nhưng cứ định nói thì cổ lại nghẹn tắc, nước mắt cứ trào ra. Hùng cũng thế, mấy lần định hỏi tôi câu gì đó mà không sao nói được. Còi ô tô lại réo lên vẻ cáu gắt. Hùng giơ tay chỉ xuống phía đó, tôi ghé vai dìu Hùng đi.
Cửa đóng sầm lại, xe rú máy rồi bò nhanh. Hùng cố thò cổ ra, ngoái lại giờ tay vẫy tôi. Còn tôi cứ đứng lặng đi ở đó mãi, tay vẫy, mắt nhìn hút theo chiếc ô tô cho đến khi nó khuất vào sau một mỏm đá trước mặt, lòng xốn xang buồn vui lẫn lộn.
Tôi ngồi xuống hòn đá bên bờ suối, nhìn ra phía chân trời xa, ở đó tiếng trọng pháo vẫn nổ cấp tập từng đợt. Và trước mắt tôi hình ảnh cuộc chiến đấu lại hiện ra rất rõ nét.

Phía tây nam thị trấn Đồng Đăng cách Hữu Nghị quan khoảng gần 3 cây số có 1 pháo đài rất kiên cố được xây dựng từ thời Pháp. Pháo đài hình bầu dục, tường dày 2m, có 3 tầng, mỗi tầng lại được ngăn thành 4 ô vuông thông nhau bằng 1 cửa nhỏ và từ tầng nọ lên tầng kia có cầu thang xây nhiều bậc. Đó là 1 công trình quân sự kiên cố đúc bằng bê tông cốt thép. Toàn bộ pháo đài được đặt sâu trong lòng đất trên ngọn 1 quả đồi. Từ xa nhìn đến chỉ thấy cây cỏ bao phủ thành 1 lớp màu xanh thẫm. Đến tận nơi mới phát hiện 2 cửa, nói đúng hơn là 2 đường hầm. Cửa phía bắc dài khoảng 1m dẫn vào tầng thứ nhất. Cửa phía nam dài tới 20m dẫn vào tầng thứ 2. Đây là vị trí phòng ngự rất quan trọng bởi nó án ngữ đầu mối giao thông cả đường bộ và đường sắt chạy sang Trung Quốc. Tầng thứ nhất do 2 tiểu đội bộ đội thuộc F3 chốt giữ và tầng thứ 2 do đồn công an vũ trang C5 chúng tôi đảm nhiệm. Cố nhiên trong chiến đấu chúng tôi đều có phương án hợp đồng với nhau.
5h30 ngày 17-2-1979, pháo các cỡ đặt từ đất Trung Quốc đien cuồng nã đạn sang pháo đài và nhiều nơi thuộc khu vực đồn chúng tôi phụ trách. Lập tức cả đơn vị triển khai theo đội hình chiến đấu. 7 giờ, bọn Trung QUốc xâm lược tập trung 1 sư đoàn có xe tăng dẫn đầu hùng hổ vượt qua mốc 16 tràn vào lãnh thổ nước ta. Chúng chia làm 2 mũi. Mũi thứ nhất có 6 xe tăng thọc sâu tấn công chúng tôi từ bên trái và phía sau. Mũi thứ 2 theo đường 1B tới gần ga Đồng Đăng rồi vòng đánh vào bên phải. Xe tăng tiến tới đâu, bộ binh lớp lớp đông như kiến tiến theo tới đấy. Đương đầu với đội quân xâm lược khổng lồ có xe tăng và pháo binh yểm hộ, chúng tôi chỉ có ngót 100 tay súng. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Bọn Trung Quốc xâm lược tấn công hòng chiếm pháo đài nhưng lần nào chúng cũng bị chúng tôi đánh bật trở lại. Suốt từ sáng sớm ngày 17-2 đến hết ngày 22-2, địch vẫn không thể nào xoay chuyển được tình thế. 6 ngày đêm đánh nhau liên tục, khắp nơi ngổn ngang xác giặc, mặt đất bị cày xới, khói bụi mù mịt. Mùi khét của thuốc đnạ, của nàh cửa và cây cối cháy, mùi hôi thối tanh tưởi của xác chết xông lên rất khó chịu.
Sáng sớm ngày 23-2-1979, địch tăng cường thêm xe tăng và quân tiếp viện, sau gần 1 giờ tập trung nhiều cỡ pháo nã đnạ cấp tập xuống pháo đài và trận địa chúng tôi, từng đoàn xe tăng và nấp sau là bộ binh địch ào ạt tràn lên theo tiếng kèn trận hối hả và dưới sự thúc ép của những tên chỉ huy tàn ác, hèn nhát đứng ở phía sau sẵn sàng bắn chết bất kì tên lính nào chậm chạp. Sau 1 tuần lễ chiến đấu ở vào tình thế bất lợi, tuy thế chúng tôi rất vững vàng trụ chắc ngoài chiến hào, đợi địch đến thật gần mới nổ súng.
Cánh trái, bấy giờ chỉ còn tôi, Bái, Kết và Phong. Chiến hào bị đạn xuyên từ xe tăng bắn vào phá hủy, nhiều đoạn đất đá lập đầy. Trước mặt, cách tôi độ hơn trăm mét, 1 chiếc xe tăng bò lên. Tới gần một mô đá nó chững lại. Nắp xe bật mở, 1 tên chui ra đứng bên tháp pháo vung tay hò hét kêu gào bọn bộ binh xung phong. Rê nòng khẩu trung liên, lấy điểm xạ thậtc hính xác, tôi xiết cò cho đi 3 viên đạn. Lập tức tên chỉ huy hung hãn đứng trên xe tăng lộn cổ xuống. Chiếc xe dừng hẳn, xoay nòng pháo về phía tôi. Tôi luồn hào di chuyển vị trí rồi tới tấp nã đạn vào bọn bộ binh cùng với AK và thủ pháo của Bái, Kết, Phong. Địch chết gục nằm la liệt. Những tên đi sau vẫn bị chỉ huy thúc ép đạp qua xác đồng bọn xông lên. 1 quả pháo nổ giữa đội hình, cả 3 đồng chí Kết, Phong, Bái đều bị thương. Tôi chưa kịp nhào tới cứu thì 2 quả pháo khác lại nổ trúng chỗ đó. Đất đá tung lên phủ kín tất cả. Khói đạn pháo vừa tan đã thấy 4, 5 tên Trung QUốc nhày vào chiến hào cách tôi 3, 4m. Không cần ngắm, tôi kẹp trung liên vào nách xiết cò. Cả 5 tên chết gục tại chỗ. Từ khắp nơi quanh pháo đài, địch tràn lên đông như kiến, chỉ thấy màu xanh của những bộ quân phục vải Tô Châu ùn ùn chuyển động. Chúng đã chiếm được nóc pháo đài, bốn năm tốp đang vội vã đặt đại liên quay về phía tôi.
Không thể trụ lại được ngoài chiến hào, tôi vừa bắn vừa lùi cho đến khi hết đạn. Còn quả lựu đnạ cuối cùng, tôi cầm tay, nếu chúng xông vào bắt sống, tôi sẽ giật chốt an toàn và ít ra cũng dăm bảy thằng cũng phải chết. Tới cửa pháo đài, tôi co chân đạp tấm gỗ dày lệch nghiêng. Tôi là người cuối cùng vào được đường hầm an toàn. Địch chiếm pháo đài, lúc đó khoảng hơn 5 giờ chiều*.
Đường hầm dẫn vào pháo đài tối quá, không nhìn thấy gì, 2 đồng chí đã vào trước ôm lấy tôi, sờ khắp người không tháy bị thương vội kéo đi. Mới bước được mấy mét địch đã xông tơi cửa hầm nhưng không đứa nào dám vào, chỉ quăng lựu đnạ và xả súng máy bắn xuống.
Lực lượng ta còn rất ít. Trong pháo đài lúc này ngoài chúng tôi còn có độ 50 đồng bào. Hầu hết là đàn bà trẻ em từ dưới thị trấn Đồng Đăng chạy lên tránh đnạ pháo từ sớm ngày 17. Đồng bào đã giúp chúng tôi nấu cơm, tiếp đnạ, săn sóc thương binh. Nhiều người ra chiến đấu cùng chúng tôi và hy sinh anh dũng. Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi đã sắp hết. Chỉ còn dăm cân mì sông và mấy lít nước cạn dưới đáy phi.
Trong pháo đài tối om và ngột ngạt vì hơi người, ầm ĩ tiếng trẻ con khóc lặng đi vì khát nước, khát sữa. Một đồng chí thương binh nào đó đau quá đã cố nén nhwung tiếng rên vẫn bật ra. Màu máu tanh tưởi, mùi phân, mùi nước giải hôi thối nồng nặc. Mệt quá, khát quá tôi ngồi dựa lưng vào 1 góc tường, đầu choáng, người ớn lạnh và buồn nôn vô cùng. Bỗng "Ầm...! ...Ầm!" 2 tiếng nổ khủng khiếp nối nhau. Pháo đài rung chuyển. Tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai rung óc. Hơi khói cay sè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài. Tiếng kêu nhốn nháo :
- Địch giật bộc phá lấp đường hầm rồi !
- Địch thả lựu đạn cay các đồng chí ơi ! AI có khăn ướt thì đậy ngay lên mặt đi.
Một giọt nước uống còn không có, đào đâu ra khăn ướt. Tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy đồng chí thương binh kêu rú lên, nấc nấc hai ba cái rồi lịm. Tôi bò sợ soạng lần về lỗ thông hơi để thở nhưng từ ngoài địch nhét lựu đạn cay vào nổ choang choác. Quan ánh lửa tôi thấy đàn bà trẻ em nằm la liệt, co quắp, giãy giuạ. Một thứ khói gì rất lạ ộc vào họng cháy bỏng và lửa cháy bừng bừng. Địch phun hơi độc hoá học và phun xăng xuống đốt, tôi thoáng nghĩ rồi ngất lịm. Tỉnh dậy tôi thấy tức thở quá. Tiếng nổ vẫn ầm ầm. Máu ựa ra từ miệng, từ mũi, từ tai. Tôi bò đi sờ trong đống xác người nằm co quắp ấy xem có ai còn sống không. Tấ cả dường như đã chết. Tới 1 góc tường tôi sờ thấy 1 người còn sống. Qua giọng nói thều thào, yếu ớt tôi nhận ra Hùng. Hùng bị thương vào đùi máu ra nhiều nển ất mệt. May Hùng to, thể lực tốt, vết thương nhẹ ở phần mềm thôi, nếu không chắc đã chết. Lần sờ bò qua mấy xác chết không rõ của ai, chúng tôi tháy còn sống : Hà Văn Chiết, Bùi Duy Thanh, Nguyễn Đoan Hạnh, Trần Cường, Nguyễn Văn Năm, Phạm Văn Chiến và mấy đồng chí nữa. Họ nằm gục vào 1 góc tường ẩm ướt.
Mệt quá, tôi ngất lịm đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy thấy xung quanh im ắng một cách ghê sợ. Một cmả giác chết chóc, alnhj lẽo khiến tôi rùng mình. Không khí loãng ra, dễ thở hơn. Lúc này là ban ngày hay ban đêm ? Chúng tôi đã nằm trong pháo đài bao lâu rồi ? "Đoành !...Đoành !..." thỉnh thoảng địch mới lại thả xuống 1 quả lựu đạn cay. Có lẽ chúng tôi đã hy sinh gần hết, chỉ cần giết nốt những ai còn ngắc ngoải bằng mấy quả lựu đạn. Tôi tỉnh hẳn, khẽ gọi :
- Có ai còn sống không ?
- Còn.
- Còn.
-...
Ba bốn người lên tiếng. Chúng tôi bò lại gần nhau. 13 đồng chí còn sống, trong đó có mình Hùng bị thương. Đồng chí Chiến là bí thư chi Đoàn và là người đảng viên duy nhất chủ trì cuộc họp. Bọn Trung Quốc xâm lược dã man trả thù bằng cách giết chúng tôi, hèn hạ hơn chúng bắt chúng tôi phải chết dần, chết mòn quằng quại trong đau đớn dưới đáy sâu tăm tối của pháo đài. Chúng tôi bàn nhau phải bằng mọi cách vượt ra, phải sống mà trở về để tố cáo tội ác này cho mọi người biết và để tiếp tục chiến đấu. Nhưng ra bằn cách nào ? Đường hầm bị phá sập, thành pháo đài lại dày. Chúng tôi quyết định khoét đất đá trong đường thông hơi chui ra. Đường thông hơi này lớn hơn tất cả xây bằng gạch nối từ đáy tầng cuối cùng của pháo đài (đường kính 60 phân dài khoảng hơn 30 thước) xuyên chéo trong lòng đất chui ra ngoài sườn đồi. Cửa đường ống đó được đặt trong 1 lô cốt tường cũng xây bằng gạch. Nhưng cái lô cốt này đã bị phá hủy từ khi phát xít Nhật đánh sang, bởi thế đất đá đã đổ xuống lấp kín. Chúng tôi quyết định đào thông và chui ra bằng lối đó, công việc thật vô cùng vất vả. Chúng tôi lần lượt thay nhau đào. Đường ống nhỏ, chỉ 1 người chui vào được, dùng mũi xẻng chọc gnược lên cho đất tơi ra, đùn qua dưỡi bụng, lấy 2 chân đạp đạp xuống. và những người khác lại dùng 2 tay cào cào đảy ra nền pháo đài. Đường hầm tối như bưng và ngột ngạt rất khó thở. Tôi đào. 2 cánh tay nhức buốt. Đầu đau nhói như có ai dùng dùi xoáy vào thái dương. Mệt muốn gục xuống, tôi vẫn cố. Cho tới khi tay không giữ nổi cán xẻng nữa, đầu nặng quá không sao cất lên được, tôi gục xuống ngất đi. Không biết anh em đã chui vào kéo tôi ra từ lúc nào. Tỉnh dậy tôi khát quá. Khát tơqí cháy cổ. Lưỡi cứng lại, khô rát. Không có tí nước bọt nào, muốn nói mà không sao nói được, chỉ ú ớ. Tôi sờ soạng mò tìm cái bát sắt hy vọng có chút nước nào anh em mới dè sẻn rót ra để dành cho chăng, nhưng chỉ thấy chiếc bát khô khốc. 5 cân mì sống và mấy lít nước chúng tôi dùng hết sức tằn tiện cốt đê cầm hơi, khỏi chết thôi, tới nay đã hết. Tôi bò tới 1 góc tường, ở đấy hơi người, hơi xác chết bốc lên đọng lại thành từng hạt nước li ti, chỉ đủ làm cho mặt ngoài của tường ẩm lạnh. Tôi cố há to miệng, thè lưỡi liếm những hạt nước li ti đó. Thật ra nước cũng chẳng đủ ướt đầu lưỡi nhưng dù sao nó cũng man mát làm cơn khát phần nào dịu lại. Tự nhiên cái sáng kiến ấy của tôi được anh em coi như một phát minh. Thế là lần lượt cứ sau một đợt chui vào ống moi đất, chui ra chúng tôi lại bò tới chỗ này đặt lưõi vào tường "uống khan" như thế. Xác đồng đội và đồng bào bị chúng giết hại đã lên mùi. Không có nới chôn cất, chúng tôi phân công 6 đồng chí tiếp tục đào đuwòng ống, còn lại chuyển tất cả thi hài của các tử sĩ và đồng bào ta lên tầng thứ nhất của pháo đài, sửa sang áo quần và tư thế nằm cho thoải mái. Nỗi đau đớn và thương xót đồng bào đồng chí, sự căm hờn đến cực độ trước hành động tàn ác của bọn Trung Quốc xâm lược khiến chúng tôi lặng đi, răng nghiến chặt, càng hun đúc trong lòng chúng tôi 1 quyết tâm sắt đá không gì chuyển nổi : phải sống, trở về đơn vị để tiếp tục chiến đấu, để bắt lũ giết người man rợ đó phải trả món nợ này.
Sức chúng tôi mỗi lúc một kiệt. 5 đồng chí gục xuống không còn gượng dậy được nữa chỉ nằm thoi thóp thở. Còn lại vẻn vẹn có 8 người : tôi, Chiết, Chanh, Hạnh, Cường, Năm, Dũng và Hùng. Hùng bị thương không chui vào đường ống được nhưng anh rất hăng hái, vui vẻ động viên chúng tôi. Hùng mới 22 tuổi, quê Hà Bắc, học dở lớp 9 anh tình nguyện đi bộ đội và được chuyển sang công an vũ trang. Khát nước khô cổ, giọng nói chỉ thều thào thôi, nhưng đôi khi Hùng vẫn hát cả một đoạn ca quan họ Bắc Ninh cho chúng tôi nghe. bài hát nói về một vùng quê đầm ấm, một cuộc hẹn hò trong đêm trăng. Tôi người dân tộc Nùng nhưng gia đình lại ở gần thị trấn nên được nghe, được đọc nhiều về các vùng quê trù phú miền xuôi.
Tôi mới lấy vợ. Vợ tôi yêu và thương tôi lắm. Nghe Hùng hát tôi nhớ vợ quá. Tôi nghĩ bụng phải sống, nhất định pjải sống để trở về đơn vị chiến đấu trả thù bọn xâm lược Trung Quốc rồi xin phép thủ trưởng Ý về với vợ mấy hôm. Tự nhiên tôi thấy khoẻ thêm, cứ lấy tay mà cào đất đá. Mặc dầu cả 10 đầu ngón tay đã toét ra, có ngón bật cả móng thế mà tôi chẳng thấy đau gì lắm.
Đêm ấy tôi mệt quá đang nằm thiếp đi thì thấy đồng chí Chiết khẽ lay lay gọi :
- Phi-ao ơi, đường ống thông rồi. Ra thôi !

* : 1 hồi ức khác của đ/c Nông Thanh Phi-ao có hơi khác (theo tôi có lẽ lỗi do các tác giả). Cộng với một vài kí sự có nói đến chuyện quân ta tổ chức mở đường máu phá vây ở pháo đài Đồng Đăng, có thể phỏng đoán là chỉ có một bộ phận phá vây thành công, số còn lại bị kẹt trong pháo đài, trong đó có đ/c Nông Thanh Phi-ao.
Tôi sướng quá choàng dậy. Đường ống thông thật rồi ư ? Bây giờ nên thế nào ? Địch còn bao vây kín, phải bí mật mà ra, phải lợi dụng bóng đêm lừa chúng mà thoát. Tôi bàn để tôi và Hùng ra sau cùng, 6 đồng chí cứ ra trước đừng đợi nhau, ra đông dễ lộ. Đặc biệt phải nghe ngóng, thận trọng. Sau khi Chiết, Chanh, Hạnh, Cường, Năm và Dũng ra được rồi, tôi và Hùng mới ra. Chân trái đau Hùng bò rất khó khăn, tôi cứ phải từ phía sau đẩy anh nhoài từng tí "Cố lên Hùng ơi ! Cố lên sắp sống trở về rồi !". Tôi thì thào động viên Hùng, Hùng chỉ thở ì ạch không trả lời, tôi biết anh mệt và đau lắm. Cố nhoài, cố nhoài, cả 2 chúng tôi cùng mệt, thở như kéo bễ. Bỗng Hùng khẽ kêu lên :
- Đây rồi ! Chà...à...
Cùng lúc đó một luồng không khí mát lạnh ngọt ngào ùa vào mũi tôi. Sướng quá. Tôi dạng 2 chân vào thành cống giữ cho người chắc đẻ Hùng đạp chân phải vào đầu tôi, rướn người chui lên. Cố ! Cố tý nữa đi ! Đươc rồi. Hùng nằm vật bên miệng ống, thở.
- Không việc gì chứ ?
- Sống...rồi.
Hùng còn mệt không thể đi ngay được. Để cậu ấy nằm đó, tôi bò ngược vào pháo đài sờ lại xem có đồng chí nào còn sống thì đưa ra nốt. Tối quá, tôi lần tới từng góc sờ tìm nhưng không ai còn sống. Tôi đứng dựa vào tường bùi ngùi ứa nước mắt. Lòng đau thắt, cổ nghẹn tắc, tôi thì thầm : "Các đồng chí và đồng bào ở lại. Chúng tôi ra trước để trả thù. Rồi chúng tôi sẽ vào đưa các đồng chí và đồng bào ra sau".
Ra khỏi đường ống ngầm, tôi và Hùng nối nhau bò trường xuống chân đồi. Lúc ấy độ 12 giờ đêm. Lạnh, khát, vừa bò chúng tôi vừa há miệng hớp lấy những hạt sương li ti đọng trên ngọn cỏ, mắt nhìn khắp mọi phía, tai chăm chú nghe ngóng. Đó đây bập bùng dôi ba đống lửa cháy nơi bọn địch đang tụ tập giết lợn, mổ trâu và tranh nhau các thứ vừa cướp được. Chúng tôi bò ngoằn ngoèo tránh xác những tên giặc nằm ngổn ngang. Mùi tanh hôi xốc lên nôn nao, buồn nôn quá. Thì ra bọn Trung Quốc không những dã man với đồng bào ta mà ngay đối với đồng đội, chúng cũng chẳng thương xót gì. Bao nhiêu tư trang trong nguwòi những tên xấu số đã bị đồng bọn moi hết, còn xác chúng thì vẫn nằm phơi trên mảnh đất xa lạ đầy sỏi đá làm mồi cho ruồi bâu, quạ mổ và ròi bọ đục khoét. Đêm yên tĩnh hơn. Đôi khi dội lên vài tràng đại liên vu vơ hoặc mấy quả đạn pháo cỡ nhỏ. Tới 1 dòng suối, cả 2 đứa khoái quá, uống cho một chập thoả thích bõ những ngày khát cháy họng trong pháo đài, rồi lại bò đi. Gần sáng rồi, phải rẽ theo hướng nũi đá tìm chỗ lánh tạm. Khỏi cầu Pá Mật, tới rừng tre thưa, tôi kiếm cho Hùng 1 cây gậy thật chắc vừa để chống vừa để làm vũ khí. 2 đứa lại dìu nhau đi. Qua chân đồi gặp một mảnh vườn nhỏ còn mấy bụi sắn. Tôi nhổ lên được 4 củ. Mừng quá chúng tôi lau sạch đất dùng răng bóc vỏ rồi nhai liền. Chao ôi, sao mà ngon mà ngọt vậy, ăn đến đâu tỉnh táo và khoể ra đến đấy. Đến một khe đá, trên có nhiều bụi cây rậm rạp che khuất chúng tôi nằm đó nghỉ. Bấy giờ đã sáng rõ. Mặt trời nhợt nhạt ốm yếu nhô lên và sương mù tan dần. Tôi băng lại vết thương cho Hùng. Đạn xuyên qua đùi, mất nhiều máu da Hùng tái xanh và mệt mỏi lắm. Đặt Hùng nằm lọt vào giữa khe đá, tôi đứng dậy vén lá cây quan sát. Từ trên cao tôi có thể nhìn rất rộng, rất xa. Cả một vùng dân cư bị tàn phá hết. Địch đông nghịt 2 bên đường 1B và lố nhố trên các đỉnh cao xung quanh.
Chúng tôi nằm ôm nhau trong khe đá, cố ngủ lấy một giấc cho lại sức.
Đêm xuống, chúng tôi lại dìu nhau đi. Tới chân núi, thấy 1 cây chuối rừng gãy gục, tôi bóc hết bẹ lấy cái ruột nõn chia nhau. Đắng, chát quá không thể nào nuốt nổi, đành vứt đi rồi lại bò tiếp, vượt qua đường 1B xuống khu ruộng bậc thang.
Tưởng có thể lợi dụng địa hình cao thấp khác nhau thì dễ tránh địch, nào ngờ cái chân của Hùng đau quá không đi nổi, cũng không bò nổi. Cứ một lúc cả 2 đứa lại trượt hẫng ngã lộn nhào từ trên cao hàng mét xuống và Hùng cố nén chịu đau, ôm chân quằn quại. Một lần, 2 đứa vừa bò tới 1 góc bờ ruộng thì thấy 1, 2 rồi 3 bóng den đi tới. Địch hay ta ? 2 đứa nín thở nằm ép vào mô đất cạnh một bụi cỏ và nghe tiếng chúng nói xì xồ với nhau. À, tụi thám báo. Tên thứ 3 suýt đạp vào đầu tôi. Lúc đó tay tôi đã cầm sẵn quả lựu đạn-quả lựu đnạ tôi vẫn giữ từ trận đánh cuối cùng truwóc khi địch chiếm pháo đài-và Hùng nắm chắc đầu gậy sẵn sàng chiến đấu. Địch đi, chúng tôi lại bò, và lại ngã. Thấy đã khuya lắm rồi mà 2 đứa vẫn quanh quẩn trèo lên ngã xuống trong cái khu ruộng bậc thang lầy lội này, Hùng ôm lấy tôi giọng xúc động :
- Phi-ao ơi, Hùng không đi nổi đâu. Dắt díu nhau thế này cả 2 cùng chết. Phi-ao nhường cho Hùng quả lựu đạn, mình sẽ nằm lại đây, đợi sáng nếu bọn địch phát hiện hò nhau ra bắt sống, Hùng sẽ thí mạng cùng chúng nó. Còn Phi-ao cố tìm về đơn vị nói với các đồng chí trả thù cho anh em và đồng bào đã hy sinh.
Tôi ôm lấy Hùng, nghẹn ngào :
- Phi-ao không bỏ Hùng đâu. Nhất định thế. Cố lên Hùng ơi, ôm lấy cổ để Phi-ao cõng.
Giằng co mãi Hùng mới chịu để tôi dìu đi. Độ 2 giờ sau chúng tôi gặp một lối mòn. Lối mòn đó dẫn vào một bãi cỏ rộng, nhấp nhô những bụi cây sim, cây mua cao ngang bắp chân. Đi tới gần giữa bãi chúng tôi mới nghe thấy tiếng người và nhiều bóng đen cựa quậy. Cả 2 cùng dừng lại. Ngay phía trái, cách chúng tôi chỉ hơn 1m, có 3 tên địch đang nằm ngửa. Phát hiện ra chúng tôi, 1 tên vùng dậy vớ lấy súng quát lớn :
- Xuẩy (Ai) ?
Lộ rồi, tiến thoái lưỡng nan, chỉ còn cách chiến đấu. Tôi nhảy chồm đến, đạp quả lựu đạn vào đầu nó. Nó kêu rống lên. Xung quanh tôi tất cả rùng rùng chuyển động. Tiếng kêu hốt hoảng lan đi. Những loạt súng nổ dài. Địch báo động, chạy tán loạn như đèn cù. Lợi dụng lúc nhốn nháo đó tôi vớ lấy chiếc mũ lưỡi trai của địch đội lên đầu và trà trộn vào đám hỗn quân hỗn quan ấy. Bắn loạn xạ một lúc, bọn chúng chửi bới nhau ầm ĩ rồi lại nằm lăn ra ngủ. Tôi cũng chọn một chỗ gần bụi cây mua, nằm xuống.
Độ hơn 1 giờ sau khi chúng đã ngủ say như chết tôi mới lặng lẽ lẻn đi, chỉ tiếc không xoáy được 1 khẩu súng nào vì khi ngủ chúng nó ôm chặt quá. Tôi quay lại tìm Hùng nhưng không thấy Hùng đâu. Bò hết bụi cây này sang bụi cây khác vẫn không thấy. Có lẽ Hùng bị nó bắt rồi chăng ? Hay Hùng đã hy sinh ? Liệu Hùng có thoát được không. Tôi vừa lo, vừa thương, nước mắt rưng rưng. Tôi bò về phía dãy núi đá phía tây. Tới chân núi thì trời sáng hẳn. Thấy phía trước có 1 ngôi nhà lá, tôi bò đến, may ra kiếm cái gì ăn được. Đói và mệt quá ròi. Bò tới nơi thấy cửa khoá, chủ nhà chắc đã chạy đi xa. 2 lần tôi định nâng cửa lách vào nhưng đắn đo alị thôi. Người Nùng chúng tôi coi chuyện ăn cắp xấu như giết trẻ con. Mà kỉ luật bộ đội cũng cấm không được lấy của dân. Tôi không muốn ăn cắp, bò trở ra, qua gian chuồng trâu bỏ trống tôi thấy có 3 cái ngọn mía non trâu ăn dở đã héo quắt nằm lẫn trong đám cỏ úa. Đói quá, thèm quá tôi nhặt, lau sạch đưa lên miệng nhai. Bỗng có bóng người. Tôi giật mình nhìn xuống thấy 3 tên lính Trung Quốc đang vẫy tay ra hiệu bắt sống tôi. Thì ra nó nhìn thấy và theo dõi tôi từ lâu. Vứt vội 2 ngọn mía, tôi vớ 1 hòn đá ném tới rồi co chân chạy theo 1 khe đá ngược lên núi. Địch tưởng lựu đạn nằm gục mặt xuống. Khi tôi chạy được một quãng chúng mới hò nhau đuổi. Chúng không bắn mà định bắt sống tôi. Vốn dân miền núi tôi chạy rất nhanh. Nhiều mỏm đá dốc và sắc nhọn, tôi bám chặt và nhún mình leo qua. May sao tới 1 cái hang nhỏ, tôi giả vờ rẽ ngoặt sang 1 mô đá phía trái nhưng lại bí mật chui tọt vào cửa hang nấp vào 1 hõm đá rất kín. Địch troè lên tới nơi thì mất hút tôi. Ngay lúc đó từng loạt đại liên từ quả núi bên cạnh nhằm 3 tên địch bắn tới. Chúng hốt hoảng kêu nhau tháo chạy. Tôi mừng quá. Đoán chắc có quân ta ở gần đây, tôi chui ra khỏi hốc đá bò tới 1 cái hang khác nằm thở. Vfa đêm ấy cứ theo hướng quả núi trước mặt tôi lần đi.
Độ 11 giờ khuya, nấp trong bụi cây tôi nghe có tiếng nói chuyện rồi 6, 7 người hiện ra. Họ đang khiêng cáng vật gì.
- Có phải bộ đội ta đấy không ?
- Bộ đội ta đây. Đồng chí là ai ?
- Tôi là công an trên pháo đài Đồng Đăng về đây.
- Pháo đài Đồng Đăng à ? Thật không ? Nghe nói bọn chúng phun hơi độc vào giết hết anh em và đồng bào ta rồi cơ mà ?
- Đúng. Chúng nó muốn giết nhưng chúng tôi không chịu chết.
1 đồng chí dừng lại bắt tay tôi. Thì ra nah em đi cáng tử sĩ của ta về chôn cất. Lòng tôi bỗng thấy ngùi ngùi khi nhớ tới các đồng chí của tôi, tới gần 50 đồng bào bị bọn xâm lược giết hại. Tôi nhớ 6 đồng chí ra trước và nhớ Hùng. Các đồng chí còn sống không ? Bây giờ ở đâu ? Một nỗi buồn thương bao trùm. Tôi im lặng bưóc đi.
1 giờ đêm hôm ấy chúng tôi về tới nơi đóng quân của đơn vị bộ đội và sau đó 2 giờ tôi được đi cùng với 30 thương binh về trạm quân y tiền phương của F3.
Và tình cờ tôi đã gặp hùng ở đây.
Vừa gặp đã chia tay. Thời gian ngắn ngủi quá chúng tôi không nói được gì với nhau. Tôi cũng không kịp hỏi Hùng đã thoát chết trở về bằng cách nào sau cái đêm lạc nhau ấy.
Xe ô tô đã chạy khuất từ lâu mà lòng tôi vẫn cồn cào xốn xang đầy xúc động.


ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG MƯU TRÍ
Ngọc Đản, viết về Hoàng Biên, dân tộc Tày, đại đội trưởng đại đội 3, đoàn 45 bộ đội Hoàng Liên Sơn.


Trong căn hầm dã chiến, đại đội trưởng Hoàng Biên ngồi chắn ngang lối ra vào, chăm chú nhìn bàn tay lấm láp bùn đất của đồng chí y tá đang xếp từng băng đạn AK vào mấy túi cóc balô. Phải đến mấy phút im lặng như vậy. Anh xem đồng hồ : gần 1 giờ sáng rồi.
"Trận đánh sắp tới nên tiến hành cách nào ?" Câu hỏi ấy bao trùm mọi suy nghĩ của Biên suốt từ chập tối. Thằng giặc khốn nạn này nhiều mưu thâm, mẹo hiểm lắm. Hơn nữa, chúng không tiếc lính. Trả giá cho mỗi trận đánh nhỏ cũng hàng nghinãc chết là thường. Đối với ta cần phải làm sao tiêu diệt nhiều sinh lực địch nhưng lại giữ được lực lượng của mình.
Chính trị viên đại đội và chiến sĩ truyền tin nhảy xuống hào râu tôm, đất rơi rào rào. Họ đi thẳng tới hầm của đại đội trưởng. Ngọn đèn dầu được vặn to đột ngột, ánh sáng lấp loáng dần dần ổn định, toả rộng, soi rõ từng cành cây lát trên nóc hầm. Biên ngồi nép vào một góc, nhường lối cho 2 người.
- Đồng chí không đi nghỉ cho lại sức ? Chính trị viên hỏi khi đang tìm chỗ kê khẩu AK.
Biên lấy mu bàn tay xoa mạnh 2 bên thái dương. Anh thấy tỉnh táo hẳn. Biên cười xuề xoà :
- Mình định tranh thủ ngủ một giấc thì các cậu lại đến. Nói vậy thôi, đói ngủ mà không ngủ nổi. Này lại có chuyện gì đấy ?
Chính trị viên đại đội xoay lại, ngồi thoải mái rồi giơ tay chỉ người chiến sĩ truyền tin, nói từng tiếng :
- Tiểu đoàn giao nhiệm vụ cụ thể cho ta : bằng mọi cách phải giữ vững đồi Yên Ngựa !

Cuộc hội ý cán bộ vào lcú 2 giờ sáng. Đại đội trưởng Biên nhấn mạnh thêm để các đồng chí trung đội trưởng quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ :
- Sẽ ác liệt đấy ! Các đồng chí phải giữ vững chốt. Phải nhớ, đánh nhưng bảo toàn lực lượng mình. Tiêu diệt địch-giữ vững chốt, bảo toàn lực lượng, phải đạt cả 3 yêu cầu đó !
Giữ vững đồi Yên Ngựa này, Biên biết đơn vị anh sẽ phải đuwong đầu với vô vàn khó khăn, phải xử lí nhiều tình huống phức tạp và phải chịu đựng hoả lực lớn của địch. Hồi kháng chiến chống Pháp đội du kích Tày Nùng của abnr Thanh Loa quê anh đã chặn địch và diệt hàng trăm tên trên đồi này đây. Truyền thống đó phải được phát huy.
Đồi Yên Ngựa án ngữ trước mặt Long Sành, nó không chỉ là tiền đồn của sở chỉ huy tiểu đoàn mà còn là cái lá chắn bảo vệ một loạt điểm cao chugn quanh. Bọn Trung Quốc xâm lược không thể ngờ rằng quả đồi thoai thoải ấy lại là 1 pháo đài thép, mấy chục lần hcú đầu lên chúng đều bị đánh bật xuống, mặc dù chúng đã phải huy động 2 tiểu đoàn bộ binh và được tăng cường thêm nhiều súng cối 82 ly, ĐKZ, pháo các cỡ. Biên giở cuốn sổ tay ghi chép tình hình quân số và vũ khí còn lại của các trung đội, tiểu đội mà anh vừa tập hợp lúc hội ý. Quân số có giảm nhưng không đáng ngại bằng việc sắp hết đạn. Trận cuối cùng trong ngày hôm qua, nhiều chiến sĩ bắn hết đạn đã phải dùng báng súng choảng vào đầu những thằng bám được bờ công sự. Các trung đội cử người về xin thêm đạn, lựu đạn, Biên chỉ biết hứa là chờ đến tối, phía sau sẽ chuyển lên. Mãi gần 11 giờ đêm tiểu đoàn trả lwòi đó là cái khoản khó khăn nhất hiện nay, bởi phía sau, phía trước đều đánh địch suốt mấy ngày nay nên cạn cả.
Một ý nghĩ loé lên trong đầu Biên. Anh muốn gặp chính trị viên đại đội.
- Này, Bình ! Bình !...
Biên lay gọi nhưng không có tiếng trả lời. Chiến sĩ y tá đang ngủ say. Anh vớ khẩu AK, nhẹ nhàng kéo nấc kháo an toàn rồi men theo bờ hào sang hầm chính trị viên.
Sau khi nghiêm cứu đồi Yên Ngựa thật tỉ mỉ, đại đội trưởng Biên phác ra 1 kế hoạch như sau : 3 trung đội bố trí theo thế chân kiềng, sẵn sàng đánh địch ở 3 hướng; 1 tổ hoả lực mạnh gồm khẩu đại liên của Nguyễn Ngọc, 2 chiến sĩ bắn B40 chốt bên phải đồi sẽ đánh địch ở hướng chủ yếu bảo vệ điểm cao 368. Người chỉ huy mũi nhọn ấy là anh. Cái sáng tạo của cách đánh do đại đội trưởng Biên đề xuất là phải bung xuống sườn đồi bám sát địch mà đánh chứ không cầm cự một cách bị động trên đỉnh đồi. Cách đánh này sẽ tránh được thương vong không cần thiết lúc chưa nổ súng. Hơn nữa bám sát địch nổ súng sẽ chính xác tiết kiệm đạn lại tạo thế bất ngờ. Kế hoạch của Biên được chính trị viên hoan nghênh. Duy chỉ vấn đề Biên trực tiếp chỉ huy mũi hoả lực chính thì gây nên sự bàn cãi. Có nhất thiết anh phải trực tiếp chỉ huy 1 tổ chiến đấu như vậy không ? Lí lẽ và tình cảm của đại đội trưởng Biên làm chính trị viên xúc động. Anh tin ngọn cờ tién công và tài chỉ huy của đại đội trưởng Biên lúc này sẽ thật sự là linh hồn, là góp thêm sức mạnh của toàn đơn vị và đã nhất trí với phương án của Biên.

Cả đại đội chuẩn bị cho trận đánh mới bằng cách đào thêm chiến hào râu tôm nối các cụm chốt phía trước. Đại đội trưởng Biên uống vội chén nước chè xanh nấu đặc rồi bước ra khỏi hầm. Mấy hôm nay trời hửng nắng, đêm về sáng sương mù phủ khắp núi đồi một màu sữa trắng. Biên tưởng tượng trước mắt là hình ảnh quê hương. Những ngôi nhà sàn cao và thoáng, phía sau mái hiên đang toả khói, nhà nhà dều lo bữa cơm sáng trước lúc đi nương gieo lúa. Khói tan trên mái nhà rồi hoà vào rừng núi cũng trắng đục như thế này đây !. Nhưng tất cả đều nhoà đi khi Biên nghĩ đến cảnh tàn phá do bàn tay man rợ của bọn Trung Quốc xâm lược gây nên ở những bản làng xung quanh. Cô gái Tày lúc nào cũng mặc chiếc áo chàm nổi lên giữa rừng núi, thường ngày gặp anh trước cổng doanh trại chỉ mỉm cười hiền lành. Thế mà hôm qua, bắt được cô, chúng nó đã cắt hai đầu vú và xẻ dọc đôi môi tươi rói rồi giết cô.
- Lũ giặc cỏ ! Quân khát máu !
Bất giác Biên bật ra lời nói, anh thấy nghèn nghẹn ở cổ...
- Đào thế này ăn thua gì. Thằng Tàu nó không thuwong cái đầu cậu đâu.
Phía trước mặt Biên, tiếng khẩu đội trưởng Nguyễn Ngọc nói với chiến sĩ nào đó rõ mồn một. Biên suỵt khẽ :
- Nói nhỏ thôi ông Ngọc ơi !
Nghe tiếng đại đội trưởng, Ngọc nhẹ giọng :
- Sương mù dày quá thủ truwỏng ạ ! Không khéo cắm lưỡi xẻng vào chân mất !
Có tiếng cười khcú khích.
Biên đi dọc đường hào xuống phía cuối đồi. Mấy chiến sĩ trẻ mời nhập ngũ tháng 8 năm ngoái đều quê Vĩnh Phú đang đào đắp, tôn cao bờ thành công sự. Nhìn xung quanh, anh tính khẩu đại liên có thể cơ động khắp các vị trí. Biên thấy an tâm. Trận đánh mới mở đàu bằng mấy loạt đạn pháo của địch bắn đuổi nhau, nổ quanh sườn đồi, vào lúc 7 giờ sáng. Tiếng trung đội trưởng Hoa chốt ở phía sau hét lên, giọng khản đặc :
- Chúng nó mò lên đấy !
Pháo ĐKZ và cối 82 ly bắt đầu dập xuống trận địa đồi Yên Ngựa như co giật từng cơn.
Biên bắn liền 3 phát súng ngắn-hiệu lệnh choãi ra ngoài chốt, chặn địch từ chan đồi. 1 chiến sĩ xách khẩu K63 vừa luồn hào vừa quay lại hỏi anh bạn đi sau :
- Tớ không hiểu sao đại đội trưởng lại chủ trương bung ra khỏi chốt xuống đây làm gì ?
- Rồi sẽ hiểu, tiến lên mau !
Anh bạn trả lời. Họ lại lao đi. Đứng trong chiếc hầm dã chiến ẩn sau ụ đất cao, Biên nhoi đầu lên quan sát. Phía sườn đồi, mé trung đội 2 có mấy chiến sĩ chạy nhô cả đạn B40 gùi sau lưng lên hkỏi thành hào. Đường hào ngoắt ngoéo nên có lúc khuất hơn. Biên thấy đỡ lo. Trận địa đồi Yên NGựa không có 1 tiếng súng bắn trả. Mệnh lệnh tiết kiệm đạn được chấp hành nghiêm chỉnh.
Sau lưng mũi chốt chủ yếu có tiếng AK bắn găm, nổ đanh, gọn. Thằng địch cắn trộm, sa vào trận địa của ta rồi. Bien thầm nghĩ. Phía trung đội 2 cũng bắt đầu nổ súng rộ lên.
Hoả lực địch tập trung bắn vào khu vực chốt chủ yếu nhwung đạn toàn nổ phía trên, quân ta đã áp sát địch rồi nên không ai bị thương vong.
Bấy giờ anh abnj đeo súng K63 mới hiểu ra cái mưu của đại đội trưởng, mừng quá reo to :
- Đại đội trưởng giỏi quá ! Mưu cao quá !
Các chiến sĩ nhìn đại đội trưởng mỉm cười. Lan vốn quê xứ Nghệ-1 tuyển thủ súng AK nổi tiếng, có tên như 1 cô gái nhưng cũng nổi tiếng nghịch, trố mắt ra vẻ quan trọng, nói từng tiếng : "Thủ trưởng đã đưa chúng tôi vào bệ bắn và rút ngắn tầm đạn rồi đó ! Phen ni thì chúng hết "tả"." Biên mừng thầm, đúng là ta đang ở thế thuận lwọi, thằng địch không ngờ là đối phương đã choãi xuống, đón chúng ở đây.
- Không được chủ quan đâu nhé ! Tăng cường quan sát !
Biên nhắc các chiến sĩ nhưng trong lòng anh trào lên niềm vui thầm kín và tin tưởng một cách chắc chắn vào thắng lwọi.
Hải căng mắt nhìn về phía mấy mảng cây xanh lúp xúp ẩn hiện trong sương mù.
- Thủ trưởng, có địch đấy !
Tất cả các mũi súng tập trung về hướng số 2. Các chiến sĩ đã nhận ra những tên xâm lược nhấp nhỏm theo lòng khe. Chúng đi theo hình đầu nhọn, phía sau dãn rộng hơn.
- Có lệnh mới được nổ súng ! Bắn tiết kiệm đạn !
Biên lại nhắc, giọng khẽ nhưng nghe rõ.
Pháo địch vẫn nã liên hồi lên phía trên chốt.
Các chiến sĩ nén lòng chờ đợi. Mũi súng chúc xuống dàn, bọn địch đã trùm kín mấy lùm cây.
Thằng lính đi đầu tay lăm lăm khẩu B40. Bình chiến sĩ y tá nói nhỏ : "Để tớ khử thằng này !" rồi rê nòng súng bám theo. Bọn xâm lược hình như trút được nỗi sợ phút đầu, chủ quan tiến lên nghênh ngang.
Bình ngắm đúng ngực thằng lính đi đầu bóp cò. Tiếng nổ như om lại. Xác hắn đè lên khẩu súng, đổ xuống lòng công sự. Từng loạt AK nổ giòn, rất đanh. Chiến sĩ B40 ngắm dọc đội hình địch bắn liền 2 quả. Xác địch cuốn theo ngọn lửa màu da cam. Tiếng la hét kinh hoàng. Khẩu đại liên của Ngọc bắn quét, đỏ nòng, xác địch ngổn ngang. Mấy thằng vượt qua chốt cũng quay đầu, chạy bổ nhào xuống chan đồi. Biên bình tĩnh lấy điểm xạ, xuyên sườn từng đứa. Bọn phía sau, mạnh thằng nào thằng ấy chạy...
Địch bỏ lại hàng trăm xác chết. Máu chúng tanh nồng. Các chiến sĩ khẩn trương thu vũ khí của bọn xâm lược. Đại đội trưởng Biên khom lưng ôm 5 khẩu súng, tay nắm chặt 2 quả lựu đạn.
- Lên chốt đỉnh đồi, tha hồ súng đạn đây rồi.
Tiếng đại đội trưởng nghe rộn ràng. Các chiến sĩ biết cuộc chiến đấu còn tiếp tục.
Chưa bao giờ họ thấy Biên vui đến thế. Đôi mắt hõm sâu sáng trên nụ cười...


CÔ GÁI DẪN ĐƯỜNG
Tháng 4-1979
Lê Văn Vọng
Viết về Mỹ Màn Lai, người dân tộc Sán Dìu, quê bản Nà Lang, huyện Thanh Thủy, tỉnh Hà Tuyên.

Cuộc họp do tiểu đoàn trưởng triệu tập đã kết thúc. Phương án tập kích bọn giặc trong khe núi được vạch ra. 6 chiến sĩ, trong đó có Lai được nhận nhiệm vụ quan trọng này. 6 người chia làm 3 mũi. Mỹ Màn Lai, cô gái người dân tộc Sán Dìu tìm một con đường ngắn nhất, bất ngờ nhất để đưa tiểu đội vào tiếp cận địch. Lai đi trước, cô bước nhanh. Những bước chân lanh lẹn như bước chân con nai đi trong rừng. Khẩu AK mang ngang sườn, trông cô đẹp và khoẻ.
- Đây tới đó bao xa, cô Lai ?
Người chiến sĩ có thân hình to cao tên Khang đi sau hỏi.
- Cũng nhức chân đó.
- Lai đi nhiều lần chưa ?
- Không nhiều đâu mà, mỗi ngày 2 lần thôi. Rẫy nhà mình ở bên đồi ấy.
- Bây giờ có trồng gì không ?
- Ngô đẹp lắm, tốt lắm, nhưng chắc quân Trung Quốc phá hết rồi. Con thú còn giữ được chứ thằng giặc này ác quá.
6 chiến sĩ vượt qua một mỏm đá không cao lắm. Họ bắt sang lối mòn và lại đi tiếp lên ngọn đồi trồng toàn sa mộc. Những thân cây to bằng bắp chân gãy gục, xơ tướp, đất đá lổn nhổn. Chỉ mấy năm nữa những thân cây khẳng khiu nhưng giỏi chịu đựng này sẽ trở thành khu rừng xanh bạt ngàn, thế mà nay chúng đã phá trụi. Hôm qua, 1 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại đây.
Khi đi ngang ngôi mộ người chiến sĩ đó, Lai đã khóc. Nhưng cô không muốn cho ai biết mình khóc. Ngồi thụp xuống quan sát phía trước rồi Lai đi tiếp. Đội hình lúc này hơi dồn lại.
- Đi dấn lên chứ.
Có người nhắc nhỏ đằng sau. Màn Lai bước nhanh hơn. Cô gái có bao giờ đi đêm nhiều, mà lại trong hoàn cảnh địch tình căng thẳng thế này đâu. Mẹ thương cô không cho làm việc nặng. "Để khi nào con về nhà chồng, đi làm thay cho nó". Người chồng chưa cưới của cô, anh Sìu Vẳn Thìn có thân hình nở nang, đôi chân leo núi 3, 4 ngày chẳng mỏi. Không biết giờ này anh ở đâu ? Hôm đó anh có chạy thoát được không ? Càng nghĩ đến cha mẹ, đến vẳn Thìn, Màn Lai càng buồn, càng căm tức bọn giặc Trung Quốc. Chúng đã làm gia đình cô tan tác...
Màn Lai dừng lại, trở vai đeo khẩu AK. 2 ngày nay được giữ khẩu súng, cô thích lắm. Hôm mới về đơn vị, cô cứ bám theo đồng chí tiểu đoàn trưởng, nằn nì "Thủ trưởng cho em mượn khẩu súng mà, em phải bắn chết thằng giặc đã giết bố mẹ em thôi". Rồi khi đuwọc súng, cô học cả buổi tối. Ban ngày khi không có việc, cô lăn ra bãi cỏ tập ngắm, tập lắp băng, lên đạn...
Trận đánh đầu tiên, màn Lai hồi hộp đến nghẹn thở. Thỉnh thoảng cô lại bảo người bên cạnh : "Khi nào bắn nói cho mình biết với". Đến hôm nay thì Màn Lai có vẻ dày dạn hơn rồi, nghĩa là đã quen với tiếng súng, với cách bắn.
Quân địch chốt sau một con suối cạn chỉ toàn đá to như những chiếc mũ cối. bên trái là sông Lô, bên phải là những vách đá cao ngất, khó lòng trèo lên ban đêm được. Chỉ có một cách là bám bờ suối cạn rồi men theo vách đá đột nhập vào nơi trú quân của địch. Màn Lai còn có một con đuwòng đi ngang lưng núi đá mà cô bảo rất ít người biết. Cô đang dẫn tiểu đội đi theo lối đó.
Tất cả dừng lại, mỗi người buộc vào tay miếng vải trắng làm ám hiệu. Bằng mắt thuwòng đã có thể nhìn thấy những đống đen lố nhố quanh chân đồi, đó là nhwũng chiếc xe tăng địch. Theo sáng kiến của Màn Lai, họ buộc dây thả mình từ lưng chừng vách đá xuống. Màn Lai xuống trước. Cô xách súng ra đứng sau một gờ đá, cảnh giới. Bóng cô thấp nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Khi người chiến sĩ cuối cùng đã xuống, cô chạy lại ghé vào tận mặt anh nhìn xem ai rồi mới chỉ hướng tiếp cận địch. Xong đâu đó cô lại chỉ hướng rút. Màn Lai đưa từng tổ tới vị trí xuất kích. Khi cô trở lại, Khang nhìn đồng hồ, chỉ còn 10 phút nữa là tới giờ hiệp đồng với tiểu đoàn. màn Lai thì thào :
- Tốt lắm rồi, anh à, mình cũng đi thôi.
Khang xốc khẩu B40 lên. Cả tiểu đội lcú này chia làm 3 mũi từ 3 hướng xọc thẳng vào nơi đóng quân của địch. Sau 1 ngày tham chiến, bị thiệt hại nặng, bây giờ chúng lăn ra ngủ. Những chiếc xe tăng quây thành một vòng bảo vệ phía ngoài lũ bộ binh nằm ngả nghiêng, chen chúc bên trong. Hình như chúng nghĩ rằng với một địa thế hết sức hiểm trở thế này, các chiến sĩ ta dù có cánh cũng không làm sao lọt vào cái thung lũng nhỏ ấy.
- Này - Khang hỏi khẽ.
- Gì đó anh ?
Màn Lai xích lại gần Khang hơn.
- Sao Màn Lai biết chúng là lính chủ lực quân đoàn 43* ?
- Hôm trước du kích bản với công an biên phòng bắt được 1 thằng thám báo sang đây dò la tin tức.
- Nó khai như thế ?
- Nhiều nữa chứ, nhưng mình không được biết. Chủ tịch không giao súng cho mình, thấy thằng giặc mà khong có gì để bắn, tức lắm.
- Ừ...
- Bây giờ anh đổi cái súng đó cho mình một lúc đi. Giọng Màn Lai năn nỉ tha thiết.
- Không được - Khang nói dứt khoát - Màn Lai chưa bắn được loại súng này đâu, khó lắm...
- Thì anh bảo cho mình với...
- Ô, Màn Lai không đủ sức khoẻ để bắn nó đâu, nó giật mạnh lắm, ngã mất !
- Không đâu, mình leo núi cả ngày chẳng mệt tí nào, alị còn đi cõng nước ngoài suối nữa...
- Bắn súng này mệt hơn leo núi, màn Lai à.
- ANh cứ cho mình bắn thử một lần thôi.
- Được, mai nhé, ngày mai mình sẽ tập cho Màn Lai bắn.
Khang và cô thiếu nữ Sán Dìu giấu mình sau mô đất mặc cả với nhau nhwũng điều như thế. Màn Lai không được vui lắm song cũng phải chịu. Một ngọn gió đẩy những hạt sương va vào mặt. Khang đưa tay sờ 2 gò má ươn ướt. Anh bỗng tỉnh táo lạ thường. Trước mặt 2 người là chiếc xe tăng địch. Khối đen nặng nề như nấm mồ hoang. Màn Lai bấm Khang chỉ cho anh cái chấm nhỏ thỉnh thoảng lại động đậy trên nấm mồ đó : tên lính gác. Họ cùng trườn lên, qua chỗ chiếc xe tăng, êm nhẹ và bí mật. Những mảnh giấy gói lương khô của địch ném trắng cả đất. Mùi dầu xe khét lẹt. Lũ bộ binh địch nằm vạ vật dưới nhwũng tấm bạt nhỏ, nhiều chỗ không đủ che, chúng phơi cả mặt ra ngoài. Khang xem đồng hồ rồi bấm Màn Lai đứng lại, đợi đúng giờ để các tổ cùng vào hết. Có tiếng cựa mình sột soạt trong chỗ bọn địch, rồi một giọng mê ngủ ú ớ vẳng lên nghe không rõ. Tên lính ngồi gác trên tháp xe tăng khạc nhổ liên hồi. Bóng đêm dày đặc làm nó sợ. Im lặng đến nghẹt thở. Màn Lai sốt ruột quay sang hỏi Khang :
- Sao lâu quá, hay bị lạc hết rồi ?
- Không đâu, Màn Lai cứ yên tâm.
Khang nói rất tự tin, vì anh biết các chiến sĩ đã thuộc rõ địa hình, hơn nữa lại chính là Màn Lai đã dẫn họ đến tận vị trí.
Khang nghe cả tiếng thở của Màn Lai. Ngay cả anh nữa cũng vậy. Chiếc kim đồng hồ trên tay Khang đã nhích tới giờ hẹn. Bỗng 1 tiếng súng hiệu nổ, tiếp đến, hoả lực của ta đồng loạt vang lên.
Bọn địch nhốn nháo. Chúng xô nhau, la lối haỏng hốt.
- Lựu đạn !
Giọng Khang quát to. Những quả lựu đạn từ 4 phía tới tấp ném vào. Tiếp theo là những tràng AK đĩnh đạc. Chớp lửa lập loè. Đêm đen bị xé toạc từng mảng. Lũ giặc tối tăm mặt mũi, không biết địch thủ - những chiến sĩ mưu trí - đã độn thổ lên ở chỗ nào. Chúng bắn bừa vào nhau. Khẩu súng trong tay Màn Lai toé lửa liên hồi. Cô chạy tới sau một gò đất cao, một chùm đạn địch xỉa vào đó. Cái bóng đen ấy lại vụt đi. Màn Lai lắp vào súng 1 băng đạn khác. Cô nhảy tới ngồi thụp sau mô đá. Khang tiến đến. Màn Lai mừng quýnh, khoe :
- Mình bắn được 4 thằng rồi, mình trông thấy nó chết mà.
Theo đúng giờ hiệp đồng, Khang kéo Màn Lai vượt qua mấy chiếc xe tăng cháy ra phía ngoài. Các tổ gặp nhau trên đồi sa mộc. Dưới trận địa lửa vẫn cháy đỏ một góc đồi. Tiếng đạn trong xe tăng nỏ đì đùng. Cô thiếu nữ người Sán Dìu reo toáng lên, quên cả gìn giữ :
- Nó chết nhiều lắm vớ, mình thấy mà !
- Ngày mai tha hồ chúng nó nhặt xác. Khang nói.
Các chiến sĩ lại theo Màn Lai trở về. Ở nhà, đơn vị đang chờ họ, những người đã làm nên niềm vui chiến thắng, trong đó có công sức của Mỹ Màn Lai cô gái dẫn đường thông minh và gan góc.


CUỘC CHIẾN ĐẤU KHÔNG CÓ TIẾNG SÚNG.
Đắc Trung.
Mèo Vạc, 3-1979.
Viết về Hoàng Xuân Nở, dân tộc Tày, chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn Lũng làn, Hà Tuyên.

Đồn Công an nhân dân vũ trang biên phòng Lũng Làn* (Mèo Vạc, Hà Tuyên) nằm trên 1 quả đồi rất đẹp cách biên giới khoảng 600m. cán bộ chiến sĩ ở đây thuộc nhiều dân tộc : Tày, Nùng, Mèo, Dao, Sán chỉ... Mỗi người đều mang những nét dáng đặc biệt của dân tộc mình, nhưng họ đều có cái chung, đó là lý tưởng và phẩm chất của người chiến sĩ. Bởi thế họ thương nhau như anh em ruột thịt.

Tôi đến đây công tác vào giữa tháng 8-1978, 1 tuần sau khi xảy ra cuộc chiến đấu rất dũng cảm của 3 chiến sĩ công an ta chống lại 40 tên xâm lược Trung Quốc.
Làm việc với trưởng đồn Hoàng Văn Tài nắm tình hình chugn xong, tôi gặp gỡ một số chiến sĩ trò chuyện và tối đó xin phép được ngủ chung với Hoàng Xuân Nở, người đã dùng tay không với võ thuật cao cường đấm chết 8 tên côn đồ Trung Quốc, đánh bị thương nhiều tên khác và cứu được 2 đồng đội khỏi bị địch bắt cóc trong cuộc chiến đấu này.
Một đêm tâm sự chắc được nghe nhiều chuyện hay để viết, tôi hy vọng thế, nhưng rất tiếc đêm đó Nở phải gác ca một mãi 10 giờ khuya mới từ trạm tiền tiêu về. Dựa súng vào sát vách đầu giường, Nở tháo bao đạn, cởi quần áo ngoài rồi chui vội vào chăn với tôi. thấy tôi còn thức, Nở hỏi :
- Cán bộ đợi mình lâu có buồn không ? Đừng giận mình há, mình phải đi gác mà.
- Không giận Nở đâu, không buồn đâu. Mình đợi Nở về kể chuyện đấy.
- Mình không biết kể chuyện đâu. Mà không có chuyện gì kể đâu. cán bộ bảo mình làm gì, mình làm thôi.
- Đồng chí Nở quê bản nào ? Bản có đẹp không ? Đại khái đôi ba nét về dân bản chẳng hạn, kể cho mình với.
- Ừ chuyện đó thì mình biết, mình kể được thôi. Mình wỏ bản Ngọc Hội, huyện Chiêm Hoá đấy. Con suối Kơ Loong nước trong lắm chảy qua. Xung quanh có nhiều rừng rậm, nhiều thú dữ nữa. Hổ vẫn vào bắt trộm lợn, gấu vẫn vào ăn vụng mật ong đấy.
- Thế dân bản không đánh gấu, đánh hổ à ?
- Có, dân bản có đánh chứ.
- Ở bản có ai giết được hổ không ?
- Ké Thi giết được hổ đấy. Ké thi giỏi võ lắm mà. Ngày giặc Pháp còn chiếm bản, Ké Thi đánh chết 1 thằng có dao găm, súng lục. Mình nghe dân bản kể thế. bây giờ Ké Thi già như cái cây cổ thụ, râu trắng tóc trắng như hoa ban, hoa mận, da nâu như gỗ sến gỗ táu, uống rượu như uống nước nhưng Ké vẫn làm trùm phường săn bản mình, làm ké già đứng đầu bản mình, vẫn dạy võ cho người Tày trẻ bản mình. Ké nói ai ai cũng thích nghe.
- Thế đồng chí Nở có được Ké Thi dạy cho bài võ nào không ?
- Có chứ. Ké Thi dạy cho mình nhiều bài võ hiểm lắm, cả bài võ Ké đấm chết thằng tây có dao găm súng lục ấy. Đi CAVT mình lại được học thêm nhiều bài võ nữa. Mình thích tập võ lắm mà.
- Nở đi công an lâu chưa ?
- Chưa lâu đâu, mới 2 mùa hoa ban thôi.
- Hôm đi có vui không ? Ké Thi dặn gì không ?
- Ồ, vui lắm mà. Dân bản đánh cồng kéo đến nhà sàn lớn. Con gái mặc váy đẹp, áo đẹp, đeo nhiều vòng bạc ở cổ, hát tặng mình nhiều bài hát hay, cho mình quyển sổ, cho mình cái bút, cho mình nhiều chiếc khăn thêu hoa. Chủ tịch xã dặn mình đi đừng bỏ về, tập luyện giỏi, đánh giặc giỏi, nếu được cái bằng khen gửi về cho dân bản biết. Còn Ké Thi rót cho mình 1 chén rượu ngâm cao xương con hổ Ké đã giết được. Ké bảo nếu gửi được cái giấy khen của cấp trên về, Ké sẽ thưởng cho cái vuốt con hổ chúa, vật quý của Ké đấy.
- Tập võ có vất vả không ?
- Ồ, vất vả lắm chứ. Tối nào, sớm nào cũng phải tập mà. Bỏ tập như bỏ cơm, không được đâu. Cán bộ có thấy nhiều bao cát treo ở cành cây quanh đồn không ? Để tập đấy. Đấm vào cát, đá vào cát, lao đầu, đập mặt, đập ngực vào cát. Lúc đầu đau lắm. tay chân sưng to, tím lại buốt tận óc. Ngâm vào nước nóng lại khỏi. Lại đấm nữa, đá nữa, quen đi hết đau thôi. Phải chia ra từng đôi một, hai ba người một tập đánh nhau cho quen. Mệt lắm thôi, nhưng bây giờ quen rồi. Tay rắn lại rồi, chân rắn lại rồi. Đấm vào cây chuối, cây chuối gãy ngay, đá vào cây chuối, cây chuối đổ ngay. Người khác đấm mình, mình đỡ được, đấm lại được. Nhiều người khác đánh mình, mình đánh lại được. Cấp trên bảo muốn làm công an biên phòng phải giỏi võ, giỏi bắn súng mới đánh được thằng giặc, đánh được thú dữ trong rừng. Mình muốn làm công an, mình phải tập võ, tập bắn súng nhiều lắm.
Tôi xoay người quàng tay ôm lấy Nỏ và vô cùng thèm muốn có được cái cơ thể cường tráng, to khoẻ, bắp thịt rắn chắc của anh. Ở người chiến sĩ ấy toát ra một sức mạnh dữ dội, một niềm tin chắc chắn và một bản lĩnh vững vàng mà không phải ai muốn cũng có được. Bởi đó là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ, là kết tinh truyền thống thượng võ của cha ông để lại và là sản phẩm cả quá trình luyện tập nghiêm túc của người chiến sĩ. Nằm bên Nở tôi thấy mến, thấy tin, thấy kính phục anh vô hạn.
Khuya rồi, tôi bảo Nở ngủ, lấy sức mai còn đi tuần tra biên giới.

Hôm sau, tôi theo Nở đi về phía giữa cột mốc 23 và 24. Rừng ở đây thưa. Tiếp với chân đồi là một vạt đất rộng rất bằng phẳng. Đó là những nương ngô, nương sắn, hoặc mới gieo, mới mọc, hoặc mới lên nham nhở chưa kịp dọn cỏ. Bên phải chúng tôi là con suối Lũng Ly rộng khoảng 3m, nông choèn, nước trong vắt có thể nhìn thấy rất rõ từng viên sỏi trắng muốt, nằm dưới đáy và những con cá tung tăng bơi lội. Suối Lũng Ly được coi là đường phân chia ranh giới giữa ta và Trung Quốc. Lúc ấy khoảng hơn 9 giờ. Bầu trời mùa thu dịu mát. Nắng vàng nhạt rải nhẹ. Màn sương bị xé nát cuốn đi hết phô màu xanh biếc bạt ngàn trùng điệp và hùng vĩ. Từng bầy chim gọi nhau líu ríu. Tiếng nước chảy róc rách đều đều. Một thứ âm thanh đặc biệt của rừng gợi trong lòng mảnh đất biên cương Tổ quốc mình, đối với những chiến sĩ biên phòng dũng cảm và gan góc, đối với đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống ở đây. Họ là những tấm áo giáp đầu tiên góp phần che chở, bảo vệ cho sự bình yên của đất nước.
Bên kia suối, cách chúng tôi không đầy 2km là đồn biên phòng Lũng Hồ của Trung QUốc. Rải rác quanh đấy là những mái nhà tranh lô nhô của 1 công xã nhỏ. Mấy năm trước đây, khi tình hữu nghị giữa 2 nước chưa bị họ chà đạp, giày xéo, mỗi buổi chiều công an biên phòng Trung Quốc vẫn thường ra ngồi chơi bên bờ suối Lũng Ly trò chuyện, vui cười với công an biên phòng ta. Điếu thuốc lá cấu làm đôi, gói kẹo sẻ nửa quẳng qua suối mời nhau. Đồng bào 2 dân tộc có thể được phép qua suối thăm hỏi, chơi bời, uống rượu cần, mổ bò, mổ lợn mời nhau trong những dịp cưới xin hội hè. Nhưng từ khi bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh thi hành chính sách thù địch với Việt Nam, mọi quan hệ đẹp đẽ đó đều bị chấm dứt. Những họng súng đen ngòm từ đất Trung Quốc chĩa sang Việt Nam. Những tên thám báo nham hiểm từ Trung Quốc lén lút đột nhập sang đất Việt Nam để dò la, trinh sát, chui rúc vào tận các bản làng lôi kéo, kích động, mua chuộc, đe doạ, chia rẽ đồng bào các dân tộc. Chúng liên tiếp tiến hành hàng trăm vụ lấn đất khiêu khích, xuyên tạc, vu khống đường lối chính sách của ta.
Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, đồng bào các dân tộc, chiến sĩ công an ta đã đoàn kết chặt chẽ, kiên nhẫn nén căm thù xuống, tìm mọi cách giải thích, tố cáo những hành động xâm lược thô bạo của chúng, tuyệt đối không được nổ súng nếu không có lệnh.
Nhưng bất chấp thiện chí của ta, kẻ thù mỗi ngày một ngang ngược, một tàn bạo, buộc đồng bào và chiến sĩ ta phải có cách tự vệ. và trận chiến đấu không cân sức, không có tiếng súng diễn ra quyết liệt tại đây vào ngày 10-8-1978 đã trả lời cho bọn xâm lược biết thế nào là sức mạnh của chúng ta...
Nở dẫn tôi đến gần một tảng đá nhô cao khỏi mặt đất và thong thả kể cho tôi nghe về trận đánh hôm đấy :
- Đồn trưởng tài bảo mình với Dương, Định đi tuần tra. Lúc ấy sương tan hết rồi, có nhiều nắng rồi. Đến chỗ này thì thấy nhiều người Trung Quốc... Độ hơn 40 người vượt suối Lũng Ly sang phá rẫy làm nương trên đất của ta. Chúng mình xuống giải thích, bảo đây là đất của người Việt Nam, người Trung Quốc không được tự tiện sang làm như thế. Vi phạm chủ quyền Việt Nam. Mấy thằng xô đến. Trông nó quen lắm. Mình nhớ ra rồi, nó là bộ đội biên phòng Trung Quốc đấy. Nó cải trang thành người Mèo, cũng cầm dao, cầm búa, cầm rìu như nhiều người khác, nó sang phá cây, đốt rẫy chiếm đất. Mặt chúng nó hầm hầm, nó nói láo, nó văng tục, nó giơ dao doạ chém. Không giải thích được đâu, bọn này muốn đánh ta đây, mình bảo với Dương thế. Dương bảo tất cả quay về đồn báo cáo. Đồn trưởng cử thêm Sắm và Bình đi nữa. thế là chúng mình có 5 người. Đến nơi chưa kịp giải thích gì, bọn Trung Quốc đã xông tới định đánh. Căng thẳng rồi. Dương bảo Sắm chạy về đồn báo cáo, còn Bình chạy về bản Pìn Lò xin thêm lực lượng của dân quân ra tiếp ứng. Còn lại 3 chúng mình, bọn địch quây lấy, tách mỗi người ra một góc. Thấy mình to khoẻ hơn, bọn nó bu lại. Một đứa đứng trước mình, nó giơ cao cái búa, lưỡi búa to bằng bàn tay sáng loáng bổ xuống thẳng đầu, mình nhoài người tránh. Nó mất đá bổ luôn vào đầu thằng đứng sau mình, máu phọt ra chết tươi. 2 thằng ở 2 bên xô vào định khoá tay mình, mình gạt thật nhanh, nhảy cao đạp rất mạnh vào sườn chúng nó. cả 2 đứa đều ngã lộn nhào. lại 2 thằng khác từ phía trước xô đến. Mình co 2 tay lại lao toàn thân lên đấm, cả 2 thằng ôm lấy ngực rồi gục xuống. Càng đánh càng hăng máu lên. Mình căm thù chúng nó, thế là mình không sợ chúng nó. Phải đánh thật quyết liệt để chúng nó biết tay công an Việt Nam, để chúng nó biết rằng đất Việt Nam là của người Việt Nam, không cho phép mình muốn làm gì thì làm. Mình nghĩ thế, chắc Dương và Định cũng nghĩ như mình thôi. Chúng nó xúm đến dùng gậy phang mình, mình nhoài người tránh. Mỗi lần tránh mình lại đấm hăọc đá vào mỏ ác, vào sườn một đứa. Gậy chúng nó không đánh trúng mình lại trúng đứa khác. Một tên to béo xông tới co chân đá hạ bộ mình. Mình xoay nòng khẩu AK xuống đỡ. Nó đá mạnh lắm, mũi súng đâm thủng mu bàn chân nó, máu phọt ra. Nó kêu "Ối !" một tiếng rồi lăn ra một bụi cây quằn quại. Mệt quá rồi, mĩnh uống tấn thở, chúng nó cũng thở, hai bên gườm gườm nhìn nhau. Mình liếc sang Dương và Định. Hai đồng chí đánh giỏi lắm, mấy đứa nằm gục đấy rồi. Bỗng 1 thằng to cao nhảy từ trên mô đá xuống trước mặt mình, mắt trắng dã như mắt chó sói, 1 tay ắnm chắc, khuỳnh ra, 1 tay cầm con dao găm nhọn sáng ánh thép, lưng hơi cúi. À thằng này có võ thuật đây. Nó là công an biên phòng cải trang đáy. Phải cướp dao găm nó, giết nó, mình nghĩ thế. Mình nhớ tới bài võ Ké Thi dạy. Nó chồm đến bổ dao găm xuống, mình né tránh gạt mạnh. Nó đâm trượt. Bọn xung quanh chỉ đứng xem thôi. Chắc nó đợi xem thằng này giết mình thế nào. Được, xem nó giết tao hay tao giết nó, mình nghĩ thế. Nó lại chồm tới đâm tạt trái. Mình lại né tránh gạt. Nó mất đà xuýt ngã. Nó tức lắm, mắt đỏ như mắt trâu đien, quai hàm bạnh ra, răng nghiến nghiến. Lần này nó lừa miếng lâu lắm, làm ra vẻ đâm bổ thượng nhưng nó bất ngờ xoay người vòng tay đâm tạt phải. Mình đoán được mưu nó. Mình co chân đá mạnh, con dao văng ra. Mình nhào theo chiếm được. Nó chồm đến cướp, lại bị mình co chân đạp thúc vào bụng. Nó ngã lộn một vòng. Mình dậy được, nó cũng dậy được. Nó vớ lấy gậy một thằng đứng bên vung lên bổ xuống đầu mình. Mình tránh được, túm lấy cổ tay nó kéo mạnh, tay kia xốc dao găm vào ngực nó. Máu ộc ra. Nó chết ngay.
Mình mệt quá. 11 thằng xô đến. Nó tugn dây sắn rừng kéo mình ngã ngửa rồi hò nhau đè mình xuống. Nó đám, nó đạp, nó đá... Mình đau lắm. Nó cướp mất súng, mất đạn của mình rồi trói chặt tay mình ra sau lưng. Mình nằm nghiêm thở lấy sức. Liếc nhìn, mình thấy Dương, Định đang bị chúng nó kéo sang bên kia suối. Làm thế nào bây giờ ?
Tròi được mình rồi nó để 2 đứa coi, còn mấy thằng đi chặt cây làm đòn khiêng. Mình lựa chiều cọ tay vào cạnh hòn đá sắc. Sợi dây sắn rừng xơ tướp, mình vặn tay đứt luôn. Mình vùng dậy lao đến đấm gục 2 thằng gần nhất, nhảy vào qua suối. hăng máu lắm rồi, căm uất lắm rồi, mình xông vào đánh chúng nó. Định và Dương bung ra được cũng đánh chúng nó, vuwọt suối về đất mình.
Đúng lúc ấy Sắm và Bình dẫn công an và dân quân ta chạy đến. Bọn nó sợ, cướp 3 khẩu súng rồi chạy trốn mất.
5 ngày sau, ta đấu tranh, 3 thằng công an biên phòng Trung Quốc ở đồn Lũng Hồ phải đem 3 khẩu súng mà nó cướp của mình, Định, Dương trả lại ta. Nó bảo hôm ấy 8 thằng của nó chết ngay trên đất ta, về đến Trung Quốc chết thêm 12 thằng nữa. Những đứa khác bị thương không khỏi, mang tật suốt đời. Biết ặmt chúng mày chửa, còn động đến đất của người Việt Nam thì còn phải chết nữa, mình định bảo 3 thằng công an Trung Quốc thế, lại thôi. Không nói nó cũng hiểu mà.

Hoàng Xuân Nở xốc súng lên vai, kéo tôi đi dọc bờ suối Lũng Ly. Trời cao và xanh. Nắng vàng rực rỡ. tôi hỏi :
- Thế bản Ngọc Hội biết đồng chí Nở giết được giặc trung Quốc chưa ?
- Biết rồi mà. Mình được cái giấy khen, lại được cấp trên thưởng 5 ngày nghỉ phép. Nhưng mình không về phép đâu, phải ở lại đánh chúng nó chứ. Chúng nó chết nhưng không chừa đâu, vẫn khiêu khích đấy.
- Đồng chí Nở có gửi giấy khen về cho dân bản mừng không ?
- Mình gửi về rồi. Gửi cho chủ tịch xã một nửa, cho Ké Thi một nửa. Mình bảo với Ké Thi rằng những bài võ Ké Thi dạy mình đánh giặc Tàu tốt lắm đấy.


HỮU NGHỊ QUAN
Lương Sĩ Cầm


Mảnh đất ấy dường như có tiếng nói riêng. Tôi đã đến đó từ khi cửa ải biên giới đầu quốc lộ số 1 vừa mới rũ cái tên cũ Trấn Nam Quan để khoác cái tên mới Mục Nam Quan. Rồi một cái tên mới nữa : Hữu Nghị Quan, có vẻ rành mạch hơn, hiền lành hơn, chính thức dùng làm tên gọi cho cửa quan được nhiều người nhắc đến. Cũng năm ấy đồn công an nhân dân vũ trang biên phòng đầu tiên ở địa đầu đất nước ta được dựng lên. Từ sau hiệp định Geneva 1954, mỗi lần từ đồn công an vũ trang Hiền Lương đi lên đồn Hữu Nghị Quan, tôi có cảm giác rõ rệt vừa rời khỏi mảnh đất nóng bỏng không khí đấu tranh căng thẳng với Mĩ-ngụy để đến một vùng đất thanh bình, thắm đượm tình đoàn kết quốc tế keo sơn giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi lần đến đây, tôi đều có cảm giác yên ổn, coi đó là hậu phương vững chắc đầy tin cậy. Nhất là những ngày máy bay Mĩ ném bom miền Bắc, không khí thanh bình của mảnh đất biên giới này thật trái ngược với cảnh tàn phá đang diễn ra ở các tuyến trong. tại đây hoa lê, hoa đào, hoa móng rồng vẫn nở đúng mùa. Dòng người, dòng xe chở hàng qua lại cửa khẩu tấp nập và ban đêm sáng rực ánh đèn neon. Những năm ấy tôi nhìn công việc của các chiến sĩ biên phòng ở Hữu Nghị Quan khác hẳn công việc của các chiến sĩ ở giới tuyến, hoặc ở hải đảo xa xôi.

Năm 1966 tôi lên đồn biên phòng Hữu Nghị Quan, gặp 1 tổ chiến sĩ vừa đi làm công tác đối ngoại về. Họ đội mũ kê-pi, đi giày da đen bóng, dừng lại chốc lát bên "cây số 0" nói chuyện với tôi. Sau lưng họ, bức tường đá cũ kĩ và nặng nề, bóng những người đưa tiễn bên kia vẫn chưa khuất. Đồng chí chiến sĩ tiếp chuyện tôi còn trẻ, người dân tộc Tày, nói tiếng Kinh và tiếng Quan Hoả đều sõi. Anh cho biết 2 đồn biên phòng vừa trao đổi với nhau xoay quanh việc bên ta dùng điện bên kia và việc dân 2 bên qua lại trên các đường mòn biên giới. Mọi sự xem chừng dễ dàng thoả thuận với nhau. Phong thái ung dung của anh chiến sĩ trẻ khiến tôi nghĩ rằng ở đây, giá không có những cuộc tiếp xúc xã giao vụn vặt kiểu ấy, có lẽ các chiến sĩ sống buồn tẻ lắm. Tôi liên hệ ngay đến hoàn cảnh chiến đấu và công tác ác liệt, căng thẳng hết ngay sang đêm của các chiến sĩ ở đầu cầu Hiền Lương. Dạo ấy bọn cảnh sát ngụy chưa rút chạy khỏi đồn của chúng ở bờ nam cầu. Máy bay Mĩ ném bom dồn dập khu vực đầu cầu bắc nhưng ngọn quốc kì đỏ thắm vẫn hiên ngang tung bay. Các chiến sĩ ta bám vào công sự quanh trụ cờ đánh trả quyết liệt. Khói bom chưa tan, họ đã phải vội vã xuống một hố bom anò đó còn đọng nước mưa rửa ráy qua loa rồi chui vào hầm kèo, lấy bộ quần áo gấp thẳng nếp ra mặc, đi giày, đeo băng đỏ trên cánh tay, sang đấu lý với địch hoặc ra tiếp xúc với một tổ quốc tế sắp qua cầu.
Với ý nghĩ so sánh như trên, tôi cho rằng công tác của các chiến sĩ ở Hữu Nghị Quan quá phẳng lặng.
Tối hôm ấy, tôi trao đổi nhận xét của mình với người chiến sĩ trẻ. Nghe xong anh nói ngay :
- Đồng chí nhầm rồi, chẳng phải như vậy đâu. Ở đây có những đợt sóng ngầm, người mới đến không thể thấy ngay được.
Áng chừng tôi chưa hiểu ý, anh nói thêm :
- Họ "hữu nghị" với mình chỉ là bề ngoài thôi.
- Còn bên trong ?
- Họ muốn người Việt Nam ta thừa nhận "mặt trời" mọc ở phương bắc chứ không phải phương đông.

Sau một lúc trò chuyện tôi được biết ở đây đã xảy ra nhiều hiện tượng không bình thường trong quan hệ giữa 2 bên. Những cuộc thù tiếp xã giao là những giờ phút căng thẳng thần kinh. Họ mời anh xem phim "cách mạng văn hoá". Xem hay không đã là một chuyện tế nhị, tỏ thái đọ tán thành hay phản đối sao cho phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa 2 bên đòi hỏi phải tự kiềm chế rất cao, bởi hàng ngày tiếp xúc với người Trung Quốc qua lại bên ta, các chiến sĩ đã nghe biết bao câu chuyện khủng khiếp về cách mạng văn hoá bên ấy : những cuộc đấu tố đẫm máu, những vụ hành hình hàng loạt, không khí khủng bố bao trùm làng xóm... Họ trắng trợn ép anh phải thừa nhận đủ thứ "vĩ đại", đòi gắn vào ngực anh đủ thứ huy hiệu đủ cỡ, anh cũng phải tỏ thái độ đúng mực. Có lúc, biết không lung lạc được anh, người ta nói bóng nói gió, vu cáo anh theo chủ nghĩa xét lại... tất nhiên anh phải lên tiếng nghiêm khắc phản kháng. Thì ra phía bên kia đã bộc lộ tư tưởng thù địch ngầm ngầm và hiểm độc. cho đến ngày lính Trung Quốc làm đường, trước khi kéo về nước dở đủ trò phá phách, khiêu khích thì ai cũng thấy rõ bản chất những người tự xưng là bạn chiến đấu của Việt Nam. Các chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan từ ngày đầu đã để ý những chuyến xe nhập cảnh chở quân làm đường vượt số lượng thoả thuận, cũng như những chuyến xe xuất cảnh trùm bạt kín mít, bên trong chứa đầy lâm thổ sản lấy bất hợp pháp ở Việt Nam và không làm ngơ trước những quán nước, hiệu chữa xe đạp không lấy tiền do binh lính Trung Quốc mở dọc các trục giao thông trong khu vực biên phòng. Lại còn những đội công tác lẻ gọi là tổ "dân vận" của bộ đội làm đường Trung Quốc, hàng ngày sục vào các bản lẻ trên rẻo cao... Không thể để cho chúng lộng hành, tất cả những chuyện phức tạp ấy ta phải tiến hành đấu tranh mềm dẻo, đúng nguyên tắc và rất kiên quyết. Các chiến sĩ biên phòng nhớ đinh ninh rằng tình đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam-Trung Quốc trước sau ta vẫn giữ vẹn toàn, nhưng chân lý cách mạng và chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, tuyệt đối không một kẻ nào được xâm phạm. Một lần, tôi gặp mấy chiến sĩ xuôi đường Đồng Đăng, thỉnh thoảng họ dừng lại vun quét cái gì đó, bỏ vào sọt. Đến gần, tôi nhận ra chiếc sọt chưa đầy huy hiệu có hình người, loại to bằng miệng bát, loại bé bằng đồng xu, trong màu mè thật dễ loá mắt. Lính Trung Quốc chở sang ta hàng thùng huy hiệu, gặp ai họ cũng cho, tới đâu họ cũng phát. ở Việt Nam ta, món tặng phẩm tốt mã ấy thế mà khó tiêu thụ. Họ bèn nghĩ ra một cách, là trên đường trở về Trung Quốc, trước khi qua biên giới là cứ trút bừa hết xuống đường. Có lẽ họ tính ngày hôm sau là phiên chợ Đồng Đăng, thế nào bà con người Tày, người Nùng... đi đường cũng lượm hết. Ít nhất trẻ con cũng tranh nhau của lạ. Thế nhưng xe trước vừa rải "tặng phẩm" xong, xe sau đã lăn bánh lên. Chẳng mấy chốc cát bụi phủ lấp đi khá nhiều. Chiến sĩ ta chỉ còn dọn dẹp những đống còn nguyên bên vệ đường. Một đồng chí hạ sĩ quan tủm tỉm cười nói với tôi :
- Dọn dẹp thế này mất công thật nhưng cũng là để bảo vệ chủ quyền quốc gia của ta. vả lại, nếu cứ để vương vãi thế các em nhỏ lượm về chơi đánh đáo, hoặc đem làm vật đổi cào cào, châu chấu với nhau, mình mang tiếng.
Tôi nghĩ bụng : "Ai đó muốn làm người Việt Nam tin rằng mặt trời mọc ở phương bắc nhìn thấy cảnh tượng này chắc họ sẽ phải điên đầu trước trí tuệ Việt Nam". Nếu ở Hiền Lương, người chiến sĩ giới tuyến phải đối phó với kẻ thù rõ mặt thì ở đây người chiến sĩ biên phòng phải vạch được tâm địa thù địch nấp đằng sau cái gương mặt bạn bè ấy. Điều lạ là càng đánh Mĩ quyết liệt, ta càng thắng Mĩ giòn giã thì tâm địa thù địch kia càng tăng.

Hồi bấy giờ, quả thật tôi không ngờ rằng hơn mười năm sau các chiến sĩ đồn Hữu Nghị Quan phải đối đầu với cuộc xâm lược ồ ạt, tàn bạo như đã xảy ra ngày 17-2-1979. Nhưng cách nhìn và cách đánh giá sự vật của người chiến sĩ biên phòng đã mở mắt cho tôi. Dạo ấy tôi kể chuyện Mĩ ném bom và bắn phá có tính chất hủy diệt ở giới tuyến Vĩnh Linh. Cuối câu chuyện, tôi cố ý nhấn mạnh đến không khí yên tĩnh ở vùng biên giới Việt-Trung, như để so sánh. Lập tức đồng chí đồn trưởng nói :
- Theo tôi, việc thằng Mĩ ném bom Vĩnh Linh cực kì ác liệt và việc máy bay Mĩ tránh ném bom xuống vùng đệm cách biên giới Việt-Trung 10km đều gây cho chúng ta những hậu quả tai hại. Anh có thấy không, các tuyến đường do Trung Quốc làm giúp ta đã hoàn thành nhưng những người làm đường chưa muốn về, hẳn họ có một mưu đồ nào đó chưa bố trí xong, vì vậy mới có vẻ mặt sưng sỉa lúc về qua cửa khẩu này.
Ngừng một lát, anh chỉ tay lên một mỏm núi đá cao khaỏng 300m ngay bên trái đồn biên phòng nêu lên 1 câu hỏi : "Trên ấy có 1 giàn ra-đa của Trung Quốc đang hoạt động. Giàn ra-đa kia đặt ngay trên đường biên giới 2 nước. cả ngày nó sục sạo bầu trời Việt Nam để làm gì anh có biết không ?"
- Nó làm nhiệm vụ cảnh giới. Máy bay Mĩ có thể ném bom xuống đó.
Anh lắc đầu :
- Ra-đa của Trung Quốc luôn hướng về sân bay Kép của ta, và chính nó làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động của không quân Việt Nam.
Quả thật tôi nghe anh mà cứ ngỡ ngàng : "Có lẽ nào ?...". tôi đã quên một điều đơn giản là chân lý rất cụ thể. Về quan hệ đối ngoại, người chiến sĩ biên phòng có cách nắm bắt bản chất kẻ thù khá nhạy bén là như vậy.

Cái thực tế nóng hổi ở Hữu Nghị Quan và những câu chuyện do chiến sĩ biên phòng kể lại đủ uốn nắn cách nhìn, cách nghĩ của tôi. Có nhiều điều tôi tưởng quên đi, hoặc tự nhủ mình cố quên đi, dần dần bỗng trở lại ám ảnh tâm trí, bắt tôi phải nhớ. Tôi có thói quen mỗi lần lên cây số 0 nhìn sang cửa quan bên kia, đứng lặng hồi lâu, suy tưởng về quá khứ. Nhìn bức tường thành phủ rêu dày và cái cửa quan đồ sộ sẫm màu kia, tôi tự hỏi : "Thời quân Đông Hán xâm lược nước ta đã có cửa quan này chưa ? Mã Viện kéo quân qua cửa ải này hay đi một con đường khác ?". Đứng trên đỉnh đồi Pò Rọ Bó, tiếng Nùng có nghĩa là "đồi giếng nước", dưới chân có giếng nước trong gọi là giếng Phi Khanh. Tục truyền ngày xưa Nguyễn Trãi tiễn biệt cha tại đây, tôi lại tự hỏi không biết lúc nhỏ nước mắt khóc thương cha, Nguyễn trãi đã nghĩ đến một chi Lăng 20 năm sau ? Rồi 2 chiếc lô cốt, một của Pháp xây, một của Tưởng xây trước kia nằm 2 bên đường biên giới sao nay lọt thỏm vào đất Trung Quốc ? Và 2 cột mốc 18, 19 bị Trung Quốc lấn chiếm còn nằm sờ sờ kia ? Bao việc làm của phía Trung Quốc đã làm tôi day dứt. Nghĩ đến tình hữu nghị chung thuỷ của 2 nước tôi lại tự nhủ : "Hãy cố quên đi chuyện cũ thời phong kiến xa xưa, khi cả 2 dân tộc cùng chịu cảnh nô lệ". Nhưng năm tháng qua dần, thực tế ở biên giới ngày càng tỏ rõ phía bên kia đang làm sống lại nguyên xi chuyện cũ, con đường Hữu Nghị Quan chưa hoàn thành đã lộ rõ là con đường hữu ý xâm lược. tôi cảm ơn người chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan đã sớm truyền cho tôi bài học về sự phẫn nộ chính đáng, tính kiên trì cách mạng và ý thức cảnh giác.

Đối với người chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan, quá trình nhận mặt kẻ thù đi liền với quá trình đấu tranh gian khổ và phức tạp chống những hành động lấn chiếm, khiêu khích dẫn đến chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn của chúng. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh vừa dựa dẫm vào cuộc chiến đấu chống đế quốc của nhân dân Việt Nam để gây thanh thế và vốn liếng chính trị, vừa dựa dẫm vào chính cuộc xâm lược tàn bạo của Pháp và Mĩ để thu được chiến quả thông qua việc buôn xương bán máu dân tộc khác. Việc chúng thông đồng với Mĩ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta là một ví dụ. Sự kiện này xảy ra năm 1974 ngoài biển Đông ăn khớp với những vụ lính Trung Quốc gây rối trên đất liền. Ngày 8-7-1974, lúc 8 giờ 15, tổ tuần tra công an vũ trang đang làm nhiệm vụ trên đoạn đường sắt ngang đồi Cò Mìn thì bị lính Trung Quốc xông đến hành hung. Trung sĩ Bế Hồng Tích bị đánh chết ngất. Bọn Trung Quốc kéo anh về bên kia biên giới rồi vu cáo chiến sĩ biên phòng Việt Nam xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc (?). Đồng bào bản Nà Pàn kéo đến đấu tranh kịch liệt, đối phương đuối lý buộc phải ký biên bản xác nhận việc binh lính của chúng hành hung gây sự. Năm 1955 lấy cớ giúp Việt Nam khôi phục đường xe lửa, bọn bành trướng đã cho đặt điểm nối ray sâu vào đất Việt Nam 326m. Đến năm 1974, nghĩa là ngót 20 năm sau, chúng trắng trợn tuyên bố điểm nối ray ở đâu là đường biên giới chạy qua đó, hòng cướp của ta một dải đất ăn đến tận chân đồn Hữu Nghị Quan. Chiến sĩ biên phòng ta quyết không để cho chúng lấn đất, dù chỉ là một tấc. Chúng giở đủ trò doạ nạt, khiêu khích, thậm chí gây đổ máu.
Bệnh viện Lạng Sơn còn lưu giữ nhiều bệnh án của những đồng bào và chiến sĩ biên phòng bị lính Trung Quốc đâm chém. Anh Lương Văn Hùng dân tộc Nùng quê xã Bảo Lâm, huyện văn Lãng thấy bộ đội biên phòng Trung Quốc vi phạm khu vực đường sắt ở đồi Cò Mìn giữa mốc 19 và 20 đã tới can ngăn, giả thích và yêu cầu bộ đội biên phòng Trung Quốc rút về nước, liền bị họ dùng lưỡi lê súng CKC đâm vào ngực. Anh Nguyễn Công Bảy, chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan bị thương phần mềm ở chân phải do bị lính Trung Quốc dùng búa đánh. Anh Phạm Ngọc Hào, chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan bị công an Trung Quốc hành hung đánh vào đỉnh đầu bên phải, vết thương sâu 2cm, khuỷu tay phải và gối chân sưng to...

Tính từ ngày 20-3-1974 đến 24-9-1977, phía Trung Quốc đã vi phạm biên giới Việt Nam ở đoạn đường sắt cạnh đồn Hữu Nghị Quan 2032 lần. Trong vòng 3 năm, trên 1 đoạn biên giới 30km, trung bình cứ 4 ngày phía Trung Quốc gây rối 1 lần. Đồng bào và chiến sĩ đã bền bỉ và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, dù phải đổ máu vẫn không lùi bước.

Năm năm trước, khi bọn bành trướng Bắc Kinh gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn, máu đồng bào và chiến sĩ ta đã đổ trên cửa khẩu Hữu Nghị để chặn đứng âm mưu chiếm đất của chúng.

Bọn bành trướng Bắc Kinh có một kiểu leo thang riêng, khác với chiến lược leo thang mà tên giáo sư Hơ-man Can đã gà cho Giôn-xơn và Ních-xơn. Đế quốc Mĩ bắt đầu chiến trnah từ nấc một bằng cuộc tập kích đường khong ngày 5-8-1964 đến nấc cuối cùng vào dịp Noel 1972, trước sau chỉ có bom và bom. thời gian leo thang không quá 8 năm 4 tháng.
Với mưu đồ bành trướng về phương Nam mà mục tiêu đầu tiên là nước ta, bọn phản động Bắc Kinh đã học cái tài biến hoá của Tôn Ngộ Không. bắt chước tôn Ngộ Không, bọn Đại hán có thời kì cố gìm cơn khát bành trướng, khoác cái áo màu đỏ, đóng vai bạn bè cách mạng để cổ vũ Việt Nam chống đế quốc, giữ gìn phên dậu phía nam cho chúng. Đên một lúc nào đó, chúng thoắt biến thành một mẹ mìn ngon ngọt dụ ta bắt tay với quỷ. Không xong, chúng liền tạo ra bày nhặng "nạn kiều" để quấy rối, phá phách. Cuối cùng, chúng hiện nguyên hình là kẻ thù độc ác, nham hiểm và tàn bạo, trắng trợn tiến quân xâm lược Việt Nam. Không khác những bộ ặmt hoá trang trên sân khấu kinh kịch, kẻ thù của chúng ta thay đổi đủ màu sắc trên cùng một khuôn mặt : đỏ, vàng, trắng, xám và đen.

Cách đây vài chục năm, phía Trung Quốc phát động phogn trào trồng cây suốt dọc biên giới 2 nước. Những rừng thông, hpi lao, bạch đàn, cao sư tạo nên một "bức tường xanh". Điều đầu tiên các chiến sĩ biên phòng Việt Nam lưu ý là "bức tường xanh" ấy chỉ chiếm một dải mỏng. Phía sau nó, sâu vào nội địa Trung Quốc dăm bảy chục cây số, đồi trọc cằn cỗi chạy giăng giăng chẳng ai thèm cắm xuống một cây, thế mà ở đoạn mốc 21, thuộc địa phận xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, họ đã trồng lấn sang đất Việt Nam hàng trăm hecta. Nhân dân địa phương cùng các chiến sĩ biên phòng Hữu Nghi Quan kiên quyết phản đối khiến chủ tịch huyện Bằng Tường phải xin lỗi bà con Việt Nam và đổ tội cho "công nhân lâm nghiệp Trung Quốc không thuộc địa lý" (!). "Bức tường xanh" có đặc điểm là biết di chuyển về phương nam. Hàng năm gió đưa hạt giống theo gió mùa đông bắc bay xa. Cây non mọc đến đâu người ta vạch đường biên giới tới đó. Đồng bào và các chiến sĩ biên phòng đã nhận ra đó là âm mưu chiến đất. chưa hết, "bức tường xanh" còn là màu ngụy trang che dấu mọi hành động lén lút. chúng xây dựng công sự, bố trí quân đội cùng các loại hoả lực... Nhưng chúng không che mắt được chiến sĩ ta.

Mờ sáng ngày 17-2-1979.
Hàng trung đoàn quân Trung Quốc xâm lược không đi qua cửa Hữu Nghị Quan mà chọc thủng "bức tường xanh" ở phía đông. Rồi từ điểm cao kéo Lạc vài đánh tràn xuống bản Cò Luống, Nà Pàn. Chúng đã bị lực lượng của ta giáng trả bất ngờ. Các cụm xe tăng, nơi tập trung bộ binh lẫn trận địa cối, ĐKZ bố trí cố định trên các điểm cao ẩn trong rừng thông đều bị các chiến sĩ Hữu Nghị Quan ghìm đầu ngay từ khi chúng mới khởi chiến. Bọn bành trướng quả đã xây dựng một kế hoạch trường kì, nhưng chiến sĩ biên phòng ta đã kiên trì theo dõi suốt 20 năm, luôn luôn cảnh giác, không bị bất ngờ. Các chiến sĩ biên phòng Hữu Nghị Quan vào trận đĩnh đạc, quả cảm và thông minh. Suốt tuần lễ đầu tiên nổ ra cuộc chiến trnah xâm lược của giặc Trung Quốc, tôi lắng chờ từng mẩu tin chiến sự, hiếm hoi đến sốt ruột. Ngay khi trận đánh xảy ra, đơn vị biên phòng Hữu Nghị Quan bị cắt đứt mọi liên lạc với tuyến sau. Khi trung đội phó Hoàng Văn Lương chỉ huy đơn vị chốt ở Nà Pàn đánh lui đợt xung phong đầu tiên của bộ binh địch từ Kéo Lạc Vài đổ xuống thì xe tăng địch đã vượt qua mốc 16 tràn vào thị trấn Đồng Đăng. Thế trận của các chiến sĩ ta thật hiểm nghèo. Ngày thường, bọn địch đóng trên đỉnh núi đá cao ở phía tây có thể nhìn rõ mọi ngọn đồi thấp ở phía ta. Nói theo cách của chiến sĩ thì "chúng nó có thể nhìn tận đáy chiến hào của mình". Tôi không hình dung nổi các chiến sĩ chốt trên đồi Pò Cốc Púng-còn gọi là đồi Lê Đình Chinh, ngọn đồi có đường biên giới chạy qua đỉnh- làm sao chống chọi nổi trận mưa pháo cối như đánh đáo xuống chiến hào. Tôi không hình dung nổi các công sự của ta trên đồi 371 làm sao chịu thấu hoả lực bắn thẳng của những khẩu ĐKZ địch đặt sát cửa Hữu Nghị Quan.

Sau trận đánh, người đầu tiên tôi gặp lại là đồn trưởng Mươi. Anh bị thương ở chốt Nà Pàn vào lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhất. Vẫn giọng sôi nổi quen thuộc, anh nói :
- Chúng tôi chẳng dại gì mà cụm lại ở đồn chính, nằm một chỗ giơ lưng cho địch nện. Mình phải lừa miếng mà diệt nó chứ. Chúng tôi bung ra khắp địa bàn. Vì vậy mặc dù hoả lực phủ đầu của chúng nó ác liệt thật nhưng chúng tôi tránh được cả. Đến lúc chọi nhau với bộ binh và xe tăng địch, anh em đánh chững chạc lắm. Đơn vị tiêu diệt non 400 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng, phá hủy 2 xe quân sự, giết 5 con ngựa, bắt 1 con, thu 1 trung liên, 5 AK, 3 CKC, 1 ống nhòm và 1.200 viên đạn.

Về sau, tôi không ngờ gặp lại hầu hết những gương mặt quen thuộc. Hồi người Hoa kéo đi Trung Quốc bị ùn lại ở cửa khẩu, phía Trung Quốc đã xúi dân chặt trụi cây trên một phần ba mặt đồi 371. Chúng đã tính đến chuyện phát quang xạ giới khá sớm. Tiếp đó lính địch ùn ùn kéo lên ngọn đồi đối diện với đỉnh 371. Hai bên cách nhau 150m. Họ cho quân đào công sự, chở gỗ và bao tải đất đến, rầm rập suốt ngày đêm rồi trắng trợn uy hiếp chiến sĩ ta. Hàng ngày địch chĩa ống nhòm, quay nòng pháo sang phía Việt Nam. Các chiến sĩ biên phòng ta cũng đào hào, cũng cấu trúc công sự, cũng cài mìn trên các lối mòn, bãi rậm. Hẳn kẻ địch đánh dấu trên bản đồ không sót một mục tiêu nào.Hẳn không một hoạt động nào bên này lọt khỏi con mắt xoi mói của chúng. Và lực lượng nhỏ nhoi chốt trên đồi 371 kia khó tồn tại sau đợt pháo cấp tập đầu tiên của quân Trung Quốc xâm lược. Ấy thế mà điều bất ngờ đã xảy ra. 30 phút mở màn trận đánh trong lúc pháo các cỡ của địch tập trung bắn như giã giò xuống các công sự nằm lồ lộ trên đỉnh đồi 371 thì các chiến sĩ ta đã ung dung ẩn mình ở những vị trí bí mật lưng chừng đồi. Sau quả đấm thép nện vào không khí, 2 đại đội bộ binh địch xông lên đồi, liền vấp ngay hoả lực bắn trả của tiểu đội chốt quân số còn nguyên vẹn. Trận đánh không cân sức kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Ngọn đồi bị vây kín cả vòng trong vòng ngoài. Sợ các bãi mìn và bẫy của ta, địch di chuyển trên sườn đồi rất thận trọng và dè dặt. Chính cái mẹo nghi binh đơn giản của chiến sĩ ta đã đánh lừa chúng.

Trung sĩ Tạ Văn Đạo là tiểu đội phó, bố trí trên đồi Lê Đình Chinh. Vì đường biên giới chạy qua đỉnh đồi nên khi bộ binh địch tràn sang, 2 bên đánh giáp lá cà luôn. Đạo phát hiện ra 1 mũi quân địch đã thọc qua mốc 17 và đánh vu hồi sau lưng đơn vị, anh nhanh chóng tổ chức một tổ chặn lại. Cho đến khi bị thương Đạo đã diệt được 9 tên. Trong sương mù giăng giăng và khói đạn mù mịt, màu quần áo 2 bên lại giống nhau, các chiến sĩ ta trà trộn vào đám quân địch hỗn độn rồi lần lượt rút ra ngoài. Riêng Đạo, anh đi hẳn sang đất Trung Quốc. 21 giờ ngày 17-2 anh đã bám theo 1 chiếc xe quân sự của địch trở về bên này biên giới và nhảy xuống Đồng Đăng, tìm đường về vị trí mới của đơn vị.
Trường hợp của trung sĩ La Văn Đồng người dân tộc Nùng lại có nét khác. Đồng là khẩu đội trưởng đại liên được phái ra trận địa ở mốc 23 từ mồng 3 tết âm lịch. Sau trận đánh ngày 17-2, anh cùng một số đồng đội lui về Khuổi Tao, rồi men dưới chân điểm cao 811 đi về hướng Đồng Đăng. Nửa đêm 21-2, Đồng lọt vào khu vực thị trấn, nghe tiếng súng nổ ran quanh pháo đài, Đồng biết anh em ta còn trụ lại trên đó nên bỏ ý định tìm đường về tuyến sau. Anh lần theo khe suối băng qua đường sắt, hướng về pháo đìa. Lửa cháy rực trời trên sân ga và các phố xá xung quanh. Đồng len lỏi được đến cầu Pắc Mật thì gặp 1 tổ 6 đồng chí bộ đội chốt ở mỏm 5. Họ dẫn anh vào trong pháo đài. Đồng tham gia chiến đấu 2 ngày đêm ở đây trong hoàn cảnh thiếu lương thực, đạn dược, địch tấn công liên tục và dữ dội. Đêm 24-2, Đồng lại cùng đồng đội mở đường máu, phá vây lần thứ hai, trở về đơn vị ở tuyến sau. Khi tôi hỏi Đồng có điều gì lo lắng giữa những ngày chiến đấu căng thẳng ấy không, anh chỉ cười.
Chuyện kể của Tạ Văn Đạo, La Văn Đồng và nhiều chiến sĩ khác giúp tôi hình dung ra gần như trọn vẹn cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở cửa quan Hữu Nghị. Những gương mặt chiến sĩ trẻ măng và tràn đầy khí phách cứ in đậm nét trong tâm trí tôi. Tôi biết họ đã chuẩn bị cho trận đánh trả quyết liệt này từ lâu lắm. Họ biết rõ kẻ địch điều động hàng quân đoàn chủ lực áp sát biên giới từ đầu. Họ biết rõ lực lượng xe tăng, pháo binh địch chuẩn bị cho cuộc xâm lược không phải ít. họ biết rõ họ ở vào một vị trí mà mọi toạ độ đã được kẻ thù tính sẵn phần tử bắn. Thế nhưng họ không hề sợ trước sức mạnh vật chất và tàn bạo của kẻ thù.

Có phải những dấu tích lịch sử 4.000 năm bảo vệ Tổ quốc ở tận địa đầu biên giới ấy, nào miếu mạo, bia đá, nào giếng khơi.... đã ghi nhận tính chất trường tồn của 1 dân tộc bất khuất đã nung nấu ý chí họ, thôi thúc họ vững tay súng đánh trả quân xâm lược ? Có phải hào khí người xưa trong câu thơ cổ :
"Đại hành thống lĩnh quân ta
Cờ lên Nam Ải cờ ra Bạch Đằng"
mà mỗi chiến sĩ Hữu Nghị Quan đều thuộc lòng và có phải 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt :
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" được viết thành chữ vàng trên nền đỏ treo chính giữa nhà câu lạc bộ đồn biên phòng đã nhắc nhở họ quyết đem tính mạng ra giữ vững từng tấc đất của Tổ quốc ?

Mới đây thôi, liệt sĩ Lê Đình Chinh trong cuộc đối đầu với bọn côn đồ Bắc Kinh đã ngã xuống trên ngọn đồi biên giới Pò Cốc Púng. Tấm gương rực lửa anh hùng ấy phải chăng mãi mãi chói ngời trong trái tim những chiến sĩ biên phòng đang bám trụ trên chính ngọn đồi ấy từ đây mang tên người anh hùng ? Trước đây, kẻ thù của chúng ta thay hình đổi dạng, biến hoá đủ màu sắc nhưng không thể đánh lừa được ai dù là anh tân binh chưa dày dạn kinh nghiệm. Ngày 25-8-1978, khi gây ra vụ xô xát đẫm máu trước cửa Hữu Nghị Quan, bọn phản động Bắc Kinh cho loa phát bài "Quốc tế ca" lẫn với tiếng hô "Đả đảo cộng sản !" của lũ côn đồ. Lập tức người chiến sĩ biên phòng nhận ra rằng thời đại ngày nay có một thứ chủ nghĩa cộng sản nhãn hiệu Bắc Kinh chống chủ nghĩa Mác-Lênin đến cùng cực và cũng làm vừa lòng bọn đế quốc đến cùng cực. Mùa xuân năm nay, bọn phản động Bắc Kinh mở chiến tranh xâm lược nước ta trên quy mô lớn nhưng đã vấp phải sự giáng trả quyết liệt ngay từ bước chân đầu tiên chúng vượt qua biên giới. Ở Hữu Nghị Quan, cũng như ở A Pa Chải, Pha Long, Lũng Làn, Tà Lùng, Pò Hèn...., trên mảnh đất đầu xứ Lạng này, nagỳ trước tên tướng Đông Hán Mã Viện tàn bạo và hợm hĩnh đá dựng nên trụ đồng. Hắn có ngờ đâu, 1.937 năm sau, dòng dõi của hắn còn phải trả giá đắt : 62.500 tên bỏ mạng cho mộng bành trướng Đại hán. vfa chỉ riêng 400 xác lính Trung Quốc ở cửa quan Hữu Nghị cũng thừa sức lấp kín trụ đồng dù cho nó to, cao đến đấu.

Tất nhiên đây mới chỉ là trận đầu trong thời đại chúng ta. Nhìn về lâu dài tôi thấy vế câu đối khảng khái : "Đằng giang tự cổ huyết do hồng"-Từ ngàn xưa máu vẫn đỏ sông Bạch Đằng của vị sứ giả Giang Văn Minh thời Trần Quý Khoáng trả lời tên vua Minh Thái Tổ vẫn còn nguyên giá trị cảnh cáo.

0 comments: