"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Friday, December 31, 2010

University lecturers to be researchers. The conflict of black bread and philosophy

Adapted from "Nghiên cứu khoa học và ông Thầy đại học" @ Tuoitre online

Ở đâu những người thầy - nhà nghiên cứu?

Cải cách nền giáo dục ngoài những chủ trương to lớn đã được bàn luận nhiều, người ta cho rằng đại học phải trở thành nơi nghiên cứu; giã từ vai thợ giảng, người thầy phải là nhà nghiên cứu. Từ góc nhìn hạn hẹp của người làm nghề dạy học, theo tôi, có thể thảo luận những kinh nghiệm dưới đây giúp giảng viên đại học nghiên cứu khoa học được trong bối cảnh hiện nay:

Thứ nhất, tận dụng hiệu quả ngân sách mà nhà trường cho phép. Hằng năm trường đại học nào cũng có những khoản ngân sách, dù có thể còn khiêm tốn, cho hoạt động nghiên cứu. Một đề tài, tùy theo cấp quản lý, có thể được cấp từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Học vị và chức tước càng cao thì cơ may nhận được dự án hoặc chuyên đề nghiên cứu càng lớn.

Với thầy cô giáo trẻ tuổi, nên tận dụng mọi cơ hội đăng ký những đề tài dù là nhỏ nhất, kinh phí nên chắt chiu đủ để hoàn thành một bài báo cho tới tham gia cộng tác trong những đề tài lớn. Qua năm tháng, giảng viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm chọn lĩnh vực nghiên cứu, cách thức tổ chức nghiên cứu, cách tận dụng kinh phí eo hẹp để “thâm canh tăng vụ” tận thu từng kết quả nghiên cứu, tạo nên thế mạnh cá nhân.

Thứ hai, chấp nhận và vượt qua những khó chịu về thủ tục hành chính trong nghiên cứu. Có được một chút kinh phí đã khó, tiêu được nguồn tiền ấy một cách hợp thức đôi khi càng khó hơn. Đôi khi người ta buộc phải kê khai những khoản chi tương đối lắt léo để tuân thủ đúng các quy định khá cứng nhắc về quản lý ngân sách nghiên cứu. Tiểu xảo này thường vướng vì tự ái của người làm nghề chữ nghĩa.

Thông thường, nhân viên các phòng kế toán và tài vụ có nghề hơn các giáo sư trong việc nghĩ ra cách chi tiêu tuân thủ quy định về tài chính nên có thể dự liệu một phần trong kinh phí của đề tài để ủy quyền cho chính các nhân viên này, đưa việc giải ngân và quyết toán trở thành một phần riêng, có người chuyên nghiệp lo, người thầy chỉ lo việc tổ chức nghiên cứu.

Thứ ba, tận dụng cơ hội tham gia các hội thảo chuyên ngành. Một tuần đọc sách không bằng một giờ gặp gỡ và nghe đồng nghiệp chia sẻ thông tin. Dù đã có lời chê rằng trong giới học giả đã xuất hiện những giáo sư phòng khách, làm nghề đi dự hội thảo, song với giảng viên và người nghiên cứu trẻ, hội thảo là một cơ hội thú vị để thu thập kiến thức, thông tin, làm quen và thiết lập các mối quan hệ cần cho việc nghiên cứu. Nếu có cơ hội, nên tham gia hội thảo một cách chủ động với những câu hỏi được chuẩn bị trước.

Thứ tư, đừng xấu hổ, hãy học ngay học trò của mình. Người ta đang chê bai ầm ĩ chất lượng của hệ đại học tại chức, song nếu khéo léo tổ chức, người thầy có thể học được rất nhiều từ những học sinh tại chức với kho kinh nghiệm thực tiễn đa dạng của họ. Nếu thiết kế chương trình giảng gồm những phần giới thiệu của giảng viên và những chùm đề tài tự nghiên cứu từ thực tiễn của học viên, trong vai một người nghe tích cực, điều đáng ngạc nhiên là người thầy có thể học được rất nhiều từ trò của mình. Điều này đúng với mọi đối tượng học viên, kể cả những người trẻ tuổi vừa mới bước vào trường đại học. Những góc nhìn của họ về cuộc đời và đạo làm người đôi khi như những gáo nước lạnh làm tỉnh giấc những thế hệ cha anh vốn bắt đầu quen sống theo những quán tính dần trở thành cũ và thân thuộc của mình.

Thứ năm, xuất bản hay là chết. Câu này tôi vay từ giới nghiên cứu ở Mỹ, khi họ thường đùa “publish or perish”. Bắt đầu bởi những chủ đề nhỏ và chuyên sâu, những thầy cô giáo trẻ tuổi phải tập có tiếng nói trên văn đàn khoa học, dù từ những góc nhìn thuở ban đầu còn hạn hẹp và chưa thể nhuần nhuyễn. Phải bắt đầu công bố nghiên cứu của mình, dù bằng cách đọc tham luận tại hội thảo nhỏ, hay gửi đăng tác phẩm trong tạp chí của nhà trường, của hiệp hội chuyên ngành cho tới các tạp chí có phạm vi rộng hơn. Trước khi gửi bài nghiên cứu để công bố nên đọc kỹ các thể lệ gửi bài, nếu có thể nên tham khảo ý kiến của ban biên tập. Đừng nản chí, sau khi có bài nghiên cứu chắc chắn sẽ có những diễn đàn phù hợp để công bố ý tưởng của người nghiên cứu. Cuộc đời này ồn ào, song đều có những không gian và giây phút tĩnh lặng lắng nghe dành cho tất cả.

Thứ sáu, hãy là chính bạn. Đạo đức nghiên cứu đang là một chủ đề phiền toái hiện nay khi đạo văn là một thói xấu chưa bị lên án đủ mạnh. Người thầy tựa như nghệ sĩ, tác phẩm của họ là khuyến khích sự tự học của những cá thể người học vốn hàng triệu người chẳng ai giống ai. Tác phẩm nghiên cứu phải thể hiện công sức lao động, danh dự và nhân cách hết sức cá biệt, riêng tư của người nghiên cứu. Ý thức được điều ấy, người thầy tự tạo cho mình những chuẩn mực, những thước đo, những thang giá trị và tiến hành nghiên cứu với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm cực kỳ cao. Theo tôi, đó cũng nên là một phần của chủ trương tự chủ đại học mà nền giáo dục của nước ta đang hướng tới.

“Không có bánh mì, không có triết học”

Dường như vĩ nhân Karl Marx từng nói “không có bánh mì, không có triết học”. Để giữ thăng bằng trong cuộc đời thời hiện đại, chung sống với áp lực của triền miên các giờ giảng và nỗi lo đến lớp với kiến thức ngày càng cũ dần, nghiên cứu trở thành một thách thức liên tục; triết học thành điều kiện để duy trì bánh mì đối với người làm nghề giáo. Thầy dám nghĩ thì trò mới ưa khám phá, như mầm cây nhích dần từng li thoát khỏi vỏ hạt. Hi vọng thời của những đại học độc lập nghiên cứu mau đến với dân tộc chúng ta.

Tuesday, December 21, 2010

Merry Xmas and Happy New Year 2011

On this special occasion, I wish you all the best for the coming New Year



Friday, December 10, 2010

Being a teacher

Người thầy khi đã chọn nghề sư phạm là chấp nhận cuộc đời thanh đạm, phải có nhân cách, lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Không có nhân cách không thể làm THẦY được.

A tribute to Caregivers

(Lúc nào rỗi sẽ dịch sang tiếng Việt)

There is no job more important than yours,
No job anywhere else in the land
You are the keepers of the future;
You hold the smallest of hands.

Into your care you are trusted
To nurture and care for the young,
And for all of your everyday heroics,
Your talents and skills go unsung.

You wipe tears from the eyes of the injured.
You rock babies brand new in your arms.
You encourage the shy and unsure child.
You make sure they are safe from harm.

You foster the bonds of friendships,
Letting no child go away mad.
You respect and you honor their emotions
You give huge to each child when they are sad.

You are more impact than does a professor,
A child’s mind is moulded by you;
So whatever you lay on the table,
Is whatever that child will explore.

Give each child the tools for adventure,
Let them be artists and writers and more;
Let them fly in the wind and dance on the stars;
And build castles of sand on the shore.

It is true that you don’t get a whole lot of praise,
But when one small child says: “I love you,”
You’re reminded of how your job pays.

Dori Rossman

Sunday, December 5, 2010

Khi đàn ông 30 - When a man is 30

Đàn ông 30 sau khi đi qua cả một thời trai trẻ nhiệt huyết, bốc lửa của tuổi 20, đã đi, đã đến, đã chinh phục, đã thất bại, đã trải qua những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời cũng như cảm giác cay đắng tưởng như tận cùng. Nhìn lại những tháng năm đi qua bỗng thấy hun hút trống trơn có lúc giật mình thoảng thốt.

Những năm 20, người ta có thể diện một chiếc quần bò lỗ chỗ, mặc pull in hình Manowar, tự tin đeo khuyên tai, tự chọn cho mình màu tóc ưa thích. Khi 30, người ta bắt đầu chuộng hơn quần âu, một sơ mi măng séc là phẳng. Người ta cũng bắt đầu chọn cho mình một chiếc caravat hợp tâm trạng. Khi 30 còn diện bò bạc phếch, nhuộm tóc khác màu đen đã có cảm giác lạc điệu.

Những năm 20, người ta uống bia uống rượu đến mức ngủ lúc nào không biết. Tỉnh dậy thấy ngổn ngang bạn bè, ngổn ngang nôn mửa. Đàn ông 30 tối bắt đầu nhìn đồng hồ căn giờ ngủ, không quên súc miệng nước muối, cuốn khăn giữ ấm họng. Bắt đầu biết lo cho bản thân hơn. Tần số các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng giảm dần. Bắt đầu để ý đến sức khỏe và cân nặng.

Cái thời 20 máu lửa sẵn sàng dựng xe, vác chầy xông vào nhau chỉ vì một lời xúc phạm. Đàn ông 30 bình thản trả lời “không muốn gì cả” khi một thằng oắt con đầu vàng quần côn bó ép xe vào lề đường hất hàm “muốn gì?”. Đàn ông 30 bắt đầu có khái niệm “chỉ số AQ đủ dùng”.

Đàn ông 30 bắt đầu cảm thấy nhu cầu tất yếu cạo râu, sửa gọn lông mũi, xịt nước thơm mỗi khi bước ra khỏi nhà. Đàn ông 30 bắt đầu ăn mặc không theo một hình mẫu, không theo một thần tượng nào. Đàn ông 30 bắt đầu làm đẹp không chỉ dành cho các cô gái mà phần nhiều để cảm thấy đoàng hoàng tự tin tiếp xúc với các đối tác làm ăn, giao dịch. Đàn ông 30 cảm thấy tự tin khi mặc vest.

Đàn ông 30 bắt đầu cho mình cái quyền đòi hỏi một vị trí trong XH, đòi hỏi vai trò của mình trong cuộc sống, trong tổ chức. Nhu cầu muốn khẳng định mình.

Đàn ông 30 đi đường ít khi ngoái lại nhìn theo một cô gái trẻ đẹp để thầm xuýt xoa về thân hình nhưng lại thường xuyên ngoái lại nhìn theo một chiếc xe đẹp hay một người đàn bà nền nã. Đàn ông 30 nhìn thấy vẻ đẹp của người đàn bà 30.

Đàn ông 30 "thèm" một chân dài nhưng "cần" một sự cảm thông, cần một điểm tựa tâm hồn. Đàn ông 30 muốn một mái ấm, tìm cho mình một người đàn bà có thể đi tiếp quãng đường tương lai. Bắt đầu hình dung về ngôi nhà và những đứa trẻ.

Đàn ông 30 là lúc bắt đầu cảm thấy tự tin, cảm thấy được sức gánh của đôi vai mình. Đủ tự tin và bình thản để hứng chịu những thử thách của cuộc đời.

Đàn ông 30 bắt đầu lôi những giấc mơ lóng lánh leng keng một thời tuổi trẻ ra để đổi lấy những mục tiêu thực tế hơn và đôi khi giản dị hơn.

Đàn ông 30 dám nghĩ, dám làm, dám chơi, dám đối mặt với thất bại và cũng dám dừng. Đàn ông 30 bắt đầu phân biệt được ranh giới của sự lố bịnh. Nhìn thấy được cái ngưỡng đủ. Đàn ông 30 đủ tinh tế để vượt qua những giá trị phù phiếm.

Tuổi 30 đàn ông dần tự tin để thấy mình là đàn ông khi đứng trước phụ nữ. Dám nhìn sâu vào mắt đối phương để tìm sự đồng điệu về cảm xúc.

Đàn ông 30 biết yêu và có trách nhiệm hơn với cảm xúc của mình. Cũng biết gìm mình trước những thất bại. Bình thản trước tai họa. Thấm thía được nỗi cô đơn, thấm thía được sự bội bạc, cảm nhận được đến tận cùng sự ấm áp tình người mà con người dành cho nhau. Khác hẳn cái yêu thời 20, yêu và vô trách nhiệm với tình yêu, vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Đàn ông 30 khi nghĩ về gia đình có thêm trách nhiệm. Cậu bé 20 nghĩ về bố mẹ với những sự ràng buộc gò bó khuôn khổ gia đình. Đàn ông 30 nghĩ về bố mẹ ngoài nỗi nhớ còn kèm theo mong muốn mình được làm chỗ dựa, mình được che chở cho gia đình.

Đàn ông 30 đủ tỉnh táo và bình tĩnh trước những đổ vỡ. Độ lượng hơn. Biết cách lý giải cuộc sống. Đàn ông 30 khẽ cười khi nhớ lại những năm 20 hừng hực của đời người. Ngẫm nghĩ và bắt đầu triết lý về tình yêu của những năm nông nổi, gật gù tâm đắc: “Đàn ông như cái đĩa CD, cứ quay xung quanh mãi một lỗ thủng”.

Đàn ông 30 bắt đầu ngẫm nghĩ một chút về số phận mỗi khi nhìn lại con đường mình đã đi qua. Đàn ông 30 đã bắt đầu biết sợ.
Đàn ông 30 bắt đầu gắn mình với những ràng buộc để khó khăn hơn khi thực hiện một thay đổi lớn nào trong cuộc đời mình. Cuộc sống của đàn ông 30 không còn là của riêng bản thân anh ta nữa.

--- Trần Ngọc Hưng ---