"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Wednesday, March 14, 2012

VIẾT CHO CON GÁI YÊU, TỪ TRƯỜNG SA!.

Con gái yêu của Ba!.

Ba đang ở đảo Cô Lin - Nơi gọi là đảo chìm, nằm trên rặng san hô xa tít, thăm thẳm và xung quanh mây trời.

Nơi đây đúng 20 năm trước, 64 chú – bác bộ đội Hải quân đã hy sinh. Gọi là hy sinh theo đúng câu chữ trong văn phạm và những giấy tờ hay trong các buổi lễ nghĩa.

Chứ nói đúng ra, các chú, các bác ấy bị lính Trung Quốc giết chết bằng đại bác 100 ly, pháo phòng không 37 ly hạ nòng bắn thẳng, đạn tiểu liên AK bắn gần, lưỡi lê sắc nhọn, báng súng nặng trịch, câu liêm nhọn hoắt và đại đa số đều chìm xuống biển, chết mất xác.

Các chú, các bác ấy nằm xuống, cũng chỉ vì cái dải san hô xanh thẳm, xa hút ấy. Nhìn trên bản đồ trong google và dù có phóng to đến cỡ nào, thì con cũng khó mường tượng ra cái khoảng biển xanh đó.

Chắc con sẽ hỏi: “Chỗ đó là gì?”.

"Chỗ đó" là đất đai của Tổ quốc mình, con ạ!.

Lát nữa (bây giờ là 11 giờ 30 phút), đúng 14 giờ, Ba và mọi người trong Đoàn Công tác sẽ làm lễ thả hoa, tưởng niệm những người đã nằm xuống cách đây 20 năm trước.

Mọi người trong phòng ở của Ba trên tàu HQ 996 nói: Sẽ thả xuống biển, nơi những người đã nằm xuống đấy đủ cả bia, rượu, thuôc lá, ớt xanh, sách báo… vì “trần sao, âm vậy”.

Ba cũng làm như vậy với mọi người và Ba cũng muốn thả xuống đấy cả tâm tình, tấm lòng của Ba mẹ, của con và em, của ông bà, cùng bao nhiêu người khác nữa ở đất liền, để những người trai trẻ đã nằm xuống đấy không uổng phí, không chạnh lòng.

Con chưa hiểu thế nào là Tổ quốc!. Con còn chưa học đến những bài văn, thơ về Tổ quốc trong sách Tiếng Việt, nên chưa hiểu. Thế nhưng, có bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có, cũng chẳng hiểu được khái niệm Tổ quốc.

Mù mờ và hồn nhiên, nhiều người còn ví: Tổ quốc chỉ đơn giản là những đêm hát Karaoke, đám con trai – con gái ôm nhau gào lên bài hát cách mạng hoành tráng trong hơi bia rượu, thuốc lá ngoại sặc sụa…

Buồn cười thế đấy nhưng đó lại là sự thật.

Ba chợt nhận ra vậy bởi những ngày sống ở đất liền, Ba cứ cắm đầu vào nỗi lo cơm áo gạo tiền, nỗi lo làm tròn trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ. Việc viết lách luôn nhìn thấy mặt trái của cuộc sống và cũng luôn thất vọng, cay nghiệt.

Hở ra một chút là thở dốc, là ngủ vùi để sang hôm sau lại sấp ngửa đi làm, lo toan bề bộn. Nhiều lúc, Ba cứ nghĩ mình là cái máy, chỉ biết làm việc, làm việc và làm việc.

Thế nhưng đến hôm nay, khi đã lênh đênh cả tuần trên biển. Mở mắt là thấy biển, quay sang 4 phía đều thấy biển.

Đi ngủ ban đêm, tỉnh giấc tưởng có con đạp chân ấm mềm vào mặt, ba cũng thấy biển.

Biển ngoài này xanh biếc hoà với trong vắt mây trời, mặn mòi mùi gió, Ba mới thấm thía thế nào là Tổ quốc.

Tổ quốc đơn giản chỉ là bình minh đỏ rực trên đảo Song Tử, nơi có cây đèn biển nhẫn nại cả đêm chớp mắt sáng cho những con tàu tỏ đường thông lối.

Tổ quốc là màu xanh của biển cả dưới mạn tàu, nơi có những con cá chuồn thấy động, bay vút lên đầu ngọn sóng như thể mơ ước bay cao, bay xa cùng cánh hải âu bàng bạc.

Tổ quốc là hòn đảo nhỏ, nơi có các chú bộ đội ở cùng quê mình, cùng giọng nói nhà mình, có vợ và em bé cũng ở gần nhà mình.

Tổ quốc là nơi có màu xanh của câu phong ba, cây bàng vuông, cây tra biển trổ hoa trắng tinh, toả màu hương ngan ngát…

Xa hơn nữa, ba thấy Tổ quốc của mình ở góc phố Hà Nội, Ba thường ngồi đánh vật với câu chữ đến khuya, bên 2 mặt trời nhỏ là con và em say nồng trong giấc ngủ thiên thân...

Tổ quốc gần gũi và thân thương, như thể những người gần nhất, cạnh bên nhất và bình dị nhất và không thể thiếu được, ở ngay bên mình, trong nhà mình con ạ!..

Ở đảo chìm Cô Lin này, qua mắt thường và qua độ zoom của ống kính máy ảnh Nhật (một cường quốc đã từng thua trận trên đất nước mình), Ba nhìn thấy chiếc tàu hiện đại của Trung Quốc đang ngang nhiên án ngữ trên biển.
Chiếc tàu ấy lớn quá, hiện đại quá. Nhưng dù có lớn và hiện đại thế nào thì nó cũng giống như chiếc tàu buôn gắn đại bác của Tây Dương đã từng lừng lững tiến vào Sài Gòn, khiến bao nhiêu người Việt mình khiếp đảm về cái gọi là “văn minh phương Tây” khi ấy.

Ban đầu là sợ, nhưng rút cục, những người Việt vẫn đánh chìm những thứ của “văn minh phương Tây” kềnh càng ấy.

Ông cha mình là vậy, Tổ quốc mình là vậy và những người Việt chân chính của chúng ta là vậy. Hôm nay chúng ta có thể choáng ngợp, có thể ngập ngừng vì cái gọi là “định hướng”, đã ngăn cản ý nghĩ, việc làm của mỗi người.
Nhưng rút cục, cái cũ cũng sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho những điều mới mẻ… Cái mới ấy, rất đơn giản là những gì Ba muốn ước ao và mong muốn, với con gái yêu và rất mực thông minh của Ba.

Không lâu nữa, con sẽ cùng bạn bè chế tạo ra những con tàu hiện đại hơn, hoành tráng hơn để đánh đuổi những con tàu đang chắn trước mặt Ba và đồng độ của Ba hôm nay.

Con và bạn bè sẽ khẳng định được vị thế Tổ quốc, để không phải quỵ luỵ, nhường nhịn và nuốt nước mắt khi những người con bị bắn, giết bằng lưỡi lê-đạn nhọn và ngắt quãng tuổi thanh xuân bằng dao găm oan nghiệt…

Máu nào chẳng đỏ, nước mắt nào chẳng trong.
Ba hiểu điều ấy, bởi đã gặp những người mẹ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng... - Những người mẹ đã sinh ra các chú, bác đã nằm xuống ở ngay trên vùng biển Ba đang neo tàu.

Người mẹ nào chẳng xót xa, chẳng vật vã và không thể sống yên hàn khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra lại hy sinh, khi vẫn còn qúa trẻ?

Càng không thể sống nổi khi những giọt máu đó chết vùi trong lòng biển vì đạn quân dụng, lưỡi lê, dao găm của những kẻ đang nhơn nhơn tươi cười trên màn hình tivi mỗi ngày đêm…

Thế mới biết nỗi đau câm lặng, nén lại là đáng kính phục, con ạ!.

Như Ba - Đã từng câm lặng trước ngôi nhà dột nát, hoang tàn của bà mẹ Quảng Bình có người con độc nhất hy sinh trên vùng biển Trường Sa linh thiêng, lặng gió này.

Tuesday, March 13, 2012

Ngày này năm xưa

14 tháng 3- Ngày của nỗi đau và uất hận!

Trong một cuộc thẩm vấn người biểu tình chống Trung Quốc, một sĩ quan công an đã hỏi Gạc Ma là cái gì? Nếu anh ta hỏi Gạc Ma ở đâu, chuyện gì xảy ra ở đó thì hảy còn dễ hiểu, đằng này anh ta lại hỏi Gạc Ma là cái gì? Thật là kinh khủng. Đó là hậu quả cuả những nổ lực thảm hại đánh đu với 16 chữ vàng. Sự ngu tín hóa toàn dân đã dẫn đến những hậu quả đau lòng và nhục nhã. Đảm bảo cho đến bây giờ vẫn có nhiều người như sĩ quan công an kia không biết Gạc Ma là cái gì, như một ông bí thư chi bộ vẫn đinh ninh Hoàng Sa chỉ là bãi chim ỉa.

Hôm nay không một tờ báo nào trên tất cả các báo lề phải nhắc đến sự kiện Gạc Ma 14/3/1988. Đó cũng là một nỗi đau và nhục nhã. Nực cười thay, sự im lặng khốn cùng ấy được đánh tráo bằng hai chữ hữu nghị!


Nguon: blog que choa

Monday, March 12, 2012

Không ai yêu thương con vô điều kiện như Mẹ


Con thường nói gì về mẹ:
3 tuổi nói: "Mẹ, con yêu mẹ!"
10 tuổi nói: " Mẹ ơi, sao cũng được hết á !"
16 tuổi nói: " Mẹ tôi thật là phiền quá đi !"
18 tuổi nói: "Muốn rời khỏi căn nhà này"
25 tuổi nói: Mẹ ơi! Lúc đó mẹ làm đúng! "
30 tuổi : "Con muốn về với mẹ !" . . .
50 tuổi: "Con không muốn mất mẹ!"
70 tuổi: "Chỉ cần có mẹ bên cạnh lúc này, Con chấp nhận đổi lấy tất cả để được gặp mẹ!"
Mẹ thường nghĩ gì về con: Con chào đời, mẹ rơi lệ. Con biết đi, mẹ mừng vui. Con vấp ngã, mẹ nâng niu. Con gọi mẹ, mẹ mỉm cười. Con hôn mẹ, mẹ hạnh phúc. Con đau yếu, mẹ chăm chút. Con đau buồn, mẹ vỗ về. Con thất bại, mẹ động viên. Con thành công, mẹ hãnh diện. Con nên người, mẹ an lòng. Mẹ là một bản nhạc bất tận, không thể nào ca tụng hết công lao dưỡng dục của người. Dù cho con có gặp hoàn cảnh tệ hại thế nào, mẹ mãi là bờ vai che chở cho con suốt cả một đời. Những ai còn mẹ hãy trân trọng mối duyên mà ông trời đã ban tặng cho mình nhé!!!
Hai mẹ con đi qua cầu:
- Mẹ : Nắm lấy tay mẹ
- Con gái: Không, mẹ nắm tay con đi
- Mẹ: Có gì khác nhau đâu con?
- Con gái: Nếu con giữ tay của mẹ, có lẽ con sẽ buông trong nhữg lúc khó khăn . Nhưng, nếu mẹ nắm lấy tay con , con chắc chắn mẹ sẽ ko bao giờ buông tay con. CON YÊU MẸ!

nguon: dantri.com.vn

Saturday, March 10, 2012

Xinh Tươi Việt Nam - Vietnam Beauty

Feel moved every time listening to this song. And, me too, I am going to leave one of my universities. 4 years is not long for one's life but memorable for life-long



Vietnam Beauty

Cách đoán một từ lạ trong bài đọc tiếng Anh

Trong khi đọc, điều tối kị nhất là bị ngắt quãng, khi ngắt quãng, đầu óc của chúng ta sẽ bị phân tán và không nắm được ý của bài đọc nữa. Vì vốn từ vựng chưa được phong phú, đa số các bạn khi gặp phải một từ lạ đều dừng lại, tra từ điển, điều này vừa mất thời gian và vừa cản trở bạn nắm ý của bài đọc tiếng Anh.
Sau đây là 5 tips dành cho bạn đoán nghĩa từ lạ trong tiếng Anh


1. Xác định xem đó là danh từ hay động từ.

Nếu là danh từ riêng, bỏ qua và đọc tiếp. Nếu là tính từ (adj) hay trạng từ (adv) đoán xem mức độ, nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với từ chính như thế nào, rồi bỏ qua. Nếu là động từ chính, chắc phải tìm ra nghĩa của chúng.

2. Phân tích từ lạ.

Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có preffix (thành tố trước) và suffix (thành tố sau). Hai thành tố này có thể giúp ta xác định được nghĩa của từ. Ví dụ, từ “review” có preffix là “re” và từ chính là “view”. Chúng ta biết “re” có nghĩa là làm lại, lặp lại; “view” có nghĩa là xem; vì thế, “review” có nghĩa là xem lại. Đây là 1 ví dụ đơn giản, các bạn có thể áp dụng cách này rất hiệu quả cho những từ đơn giản.
3. Nếu sau khi phân tích vẫn không thể đoán được nghĩa, hãy đọc lại cả câu, tìm những gợi ý xung quanh từ đó để hiểu nghĩa của từ.

Ví dụ bạn không biết từ “deserve” trong câu “First deserve, then desire”; nhưng bạn thấy “first” và “then” có nghĩa nguyên nhân, kết quả; do đó, “deserve” sẽ là nguyên nhân dẫn đến “desire”. “Desire” là muốn được gì đó, vậy 90% “deserve” có nghĩa là bạn phải xứng đáng.
4. Hỏi 1 ai đó.

Thực sự khi trao đổi với 1 người khác, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và mất ít thời gian hơn cho bài đọc. Khi có câu trả lời, hãy ghi nhanh ra giấy để sau khi đọc xong, xem lại và học thêm từ mới nhé. Nhưng hãy kiên nhẫn trước khi tìm 1 ai đó để hỏi, vì nghiên cứu cho thấy khi bạn đoán, 90% là bạn đoán chính xác.
5. Đến bước cuối cùng hãy tra từ điển.

Khi tra từ điển, hãy cố gắng đừng dùng kim từ điển. Kim từ điển có thể nhanh nhưng chẳng giúp ích được gì nhiều đâu. Hãy nhớ, nếu chọn lật từ điển, bạn phải chắc chắn rằng mình sẽ nhanh chóng trở lại bài đọc chứ không để tâm trí đi lòng vòng nhé!
Nguon: tailieutienganh

Friday, March 9, 2012

Differences between t-test and ANOVA


In a t-test you are able to test one sample mean vs. a single value or two sample means against each other. Analysis of Variance allows you to test if multiple means are equal to each other.

In other words, the null hypothesis of the t-test is: μ1 = μ2
the null hypothesis for ANOVA is: μ1 = μ2 = μ3 = .... = μn

ANOVA TEST

The Analysis Of Variance, popularly known as the ANOVA test, can be used in cases where there are more than two groups.
When we have only two samples we can use the t-test to compare the means of the samples but it might become unreliable in case of more than two samples. If we only compare two means, then the t-test (independent samples) will give the same results as the ANOVA.

It is used to compare the means of more than two samples. This can be understood better with the help of an example.

ONE WAY ANOVA

EXAMPLE: Suppose we want to test the effect of five different exercises. For this, we recruit 20 men and assign one type of exercise to 4 men (5 groups). Their weights are recorded after a few weeks.
We may find out whether the effect of these exercises on them is significantly different or not and this may be done by comparing the weights of the 5 groups of 4 men each.
The example above is a case of one-way balanced ANOVA.

It has been termed as one-way as there is only one category whose effect has been studied and balanced as the same number of men has been assigned on each exercise. Thus the basic idea is to test whether the samples are all alike or not.

WHY NOT MULTIPLE T-TESTS?

As mentioned above, the t-test can only be used to test differences between two means. When there are more than two means, it is possible to compare each mean with each other mean using many t-tests.

But conducting such multiple t-tests can lead to severe complications and in such circumstances we use ANOVA. Thus, this technique is used whenever an alternative procedure is needed for testing hypotheses concerning means when there are several populations.

ONE WAY AND TWO WAY ANOVA

Now some questions may arise as to what are the means we are talking about and why variances are analyzed in order to derive conclusions about means. The whole procedure can be made clear with the help of an experiment.

Let us study the effect of fertilizers on yield of wheat. We apply five fertilizers, each of different quality, on four plots of land each of wheat. The yield from each plot of land is recorded and the difference in yield among the plots is observed. Here, fertilizer is a factor and the different qualities of fertilizers are called levels.
This is a case of one-way or one-factor ANOVA since there is only one factor, fertilizer. We may also be interested to study the effect of fertility of the plots of land. In such a case we would have two factors, fertilizer and fertility. This would be a case of two-way or two-factor ANOVA. Similarly, a third factor may be incorporated to have a case of three-way or three-factor ANOVA.

CHANCE CAUSE AND ASSIGNABLE CAUSE

In the above experiment the yields obtained from the plots may be different and we may be tempted to conclude that the differences exist due to the differences in quality of the fertilizers.

But this difference may also be the result of certain other factors which are attributed to chance and which are beyond human control. This factor is termed as “error”. Thus, the differences or variations that exist within a plot of land may be attributed to error.

Thus, estimates of the amount of variation due to assignable causes (or variance between the samples) as well as due to chance causes (or variance within the samples) are obtained separately and compared using an F-test and conclusions are drawn using the value of F.

ASSUMPTIONS

There are four basic assumptions used in ANOVA.

the expected values of the errors are zero
the variances of all errors are equal to each other
the errors are independent
they are normally distributed

We use different tests is because of the errors in multiple testing.

Say you have four means to look at, μ1, μ2, μ3, μ4. If you use t-tests to test if each mean is equal to each other at say the 0.05 significance level then you have a 4C2 = 6 tests to conduct and a probability of not committing a Type I error decreasing from 0.95 to 0.95^6 = 0.7350919. This means that using 6 independent t-tests for the four equality of four means you have a probability of committing a Type I error, reject the null hypothesis when it is true, from 0.05 to over 26%. Not good. you can correct this by using the Bonferroni correct or Fisher's LSD or any other multiple testing correction method.

In ANOVA, the test is designed to test for multiple mean equalities and the significance of the test is preserved.

Wednesday, March 7, 2012

The Root of All Evils - Clinton. R. Dawkins - CĂN NGUYÊN TỘI ÁC

DDM: Khi niềm tin bị lung lay, lý tưởng cuộc sống bị nhạt nhòa thi cũng là lúc tự nhìn lại mình một cách sâu sắc, cả chủ thể và khách thể, cả xã hội và bản thân. Mình biết nhiều sinh viên đọc blog này và một số bạn sinh viên hỏi mình về biểu tình, về Trung Quốc, về Thái Hà... Định bụng lúc nào rảnh sẽ viết một cái gì đó mà vẫn chưa có thời gian. Nay mình giới thiệu một tác phẩm đã được dựng thành phim. Hy vọng khi xem xong, ai cũng rút ra cho mình được một cái gì đó ...

Kẻ thù của Dân Tộc ta là ai?: Có phải chủ nghĩa bá quyền Trung quốc, có phải âm mưu chống phá của các thế lực phản động, hay là "diễn biến hòa bình" của nước Đế Quốc tư bản, có phải là tệ nạn tham nhũng quan liêu, hay chính là nhận thức không chính xác về các vấn đề lịch sử cũng như thời đại của mỗi chúng ta để bị "kẻ" xấu lôi kéo, kích động, "rủ nhau" đi biểu tình. Câu trả lời chính là trong mỗi chúng ta, hãy tỉnh táo trước những âm mưu thâm độc của kẻ địch đầy rẫy trên Internet. Cá nhân mình thấy kẻ thù của chúng ta là "ai đó" cố ý hay hữu ý reo rắc sự thù đich, chia rẽ sự đoàn kết của dân tộc VN... Ai được lợi trên mâu thuẫn đó? Câu trả lời trong mỗi chúng ta.

Kẻ thù của Việt Nam là ai?
Tôn giáo:
Khi Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam (1975), viên Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - Polga - nói rằng: “Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với cộng sản, chủ yếu là tôn giáo...”.

Không phủ nhận những thành quả mà hoạt động tôn giáo mang lại cho đất nước và chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho tất cả mọi người. Nhưng đây cũng là con đường mà các thế lực phản phản động lợi dụng hòng chia rẽ kích động quần chúng...
Bộ phim Khoa học "CĂN NGUYÊN TỘI ÁC (2006)" (The Root of all Evil) bạn sẽ hiểu được bản chất của nó:
Tập 1: ẢO TƯỞNG VỀ THƯỢNG ĐẾ (phụ đề TV) (5 file)
-Ai la người tạo ra "Đấng Sáng Tạo"?
-Khoa học không thể bác bỏ sự tốn tại của Chúa Trời, nhưng điều đó không có nghĩa là Chúa Trời tồn tại!...
Download: http://www.mediafire.com/?sayw18d77i8s6

-Tập 2: VIRUS NIỀM TIN (phụ đề TV) (4 file)
Tập phim này nói về vấn nạn mê tín dị đoan là làm cho nhiều người có niềm tin mù quáng. Do niềm tin mù quáng nên một số người tốt sẵn sàng làm chuyện xấu để phục vụ cho một đấng siêu nhiên. Tuy nhiên, tập phim vẫn không phủ định niềm tin hợp lý để làm những việc tốt đúng nghĩa.
Download: http://www.mediafire.com/?nam4eiymhy69j
Xã hội:
Tình hình trong nước và quốc tế hiện nay là thời cơ ngàn vàng cho các thế lực trong và ngoài nước công kích Việt Nam:
+) Thời điểm nhạy cảm về chính trị đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Việ Nam.
+) Tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn kết hợp với thiên tai đang làm kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Làm nảy sinh nhiều vấn đề như: tệ nạn xã hội, mất an ninh chính trị,
+) Việc xuống cấp về văn hóa như trong văn học, thời trang, âm nhạc (giới báo gọi là "thảm họa" VPop) cũng như đâu đó chúng ta nghe thấy "hiệu trưởng tống tình học sinh", nữ sinh tổ chức đáng tập thể"; "chu tich tỉnh HG tham nhũng", .v.v.
+)Tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động-ảnh hưởng đến Việt Nam: (Libang có chiến sự khiến hàng trăm lao động phải về nước...)

Phim "Âm mưu diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch" (có 4 file .001--> .004)
Download: http://www.mediafire.com/?fxk2xddxj3jp4
-Tiểu sử về đảng phản động Việt Tân-Sự thật về hành vi phạm tội của Cù Huy Hà Vũ:
Nguon: vn-zoom

Tuesday, March 6, 2012

Trí Thức Nửa mùa - Oleshuk Iu. F.


DDM: Oleshuk Iu. F: Phó tiến sĩ sử học, cộng tác viên cao cấp Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga. Bài này đã được đăng trên tạp chí Tư tưởng tự do thế kỷ XXI, số 10, năm 2002, trang 27. và tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
Lần trước khi tìm hiểu về trí thức mình đã phát hiện ra mình chưa phải là trí thức nên ... lần này chắc chắn mình cũng không phải hạng nửa mùa. Hy vọng vậy hi hi,

" ... tầng lớp trí thức nửa mùa được hình thành từ một kiểu người đặc biệt và tương đối phổ biến. Trước hết đấy là người có học, có văn hóa, lại thường giữ chức vụ chứng tỏ những phẩm chất đó của anh ta. Nhưng nếu tiếp xúc lâu ta sẽ thấy: trình độ học vấn, kiến thức của anh ta không nhiều, nhu cầu văn hóa cũng thiếu hụt. Thực chất, dù có mang một vẻ hào nhoáng trí thức bên ngoài thì đấy cũng chỉ là một "kẻ thất phu" mà thôi. Vâng, như một người trí thức, dĩ nhiên là anh ta quan tâm đến công việc xã hội. Tầm hiểu biết của anh ta dường như cũng vượt ra khỏi các nhu cầu và tính toán cá nhân nữa. Thế gọi là tầm hiểu biết! Thế gọi là có quan điểm về những chuyện đang xảy ra xung quanh! Thường là chỉ ở mức tán nhảm của mấy gã chợ trời mà thôi. Không cao hơn cũng không sâu hơn một tí nào".

Một đặc điểm nữa của giới trí thức nửa mùa: thái độ hung hăng khi bàn về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa cho rằng mình là giai tầng đứng trên "quần chúng" và nói chung là đứng trên tất cả mọi thứ khác nữa. Giai tầng này có thói kiêu ngạo tập thể đặc thù và rất mạnh. Từ lâu họ đã tin tưởng rằng chỉ cần giao cho họ" giao cho những người đại diện của họ "quyền lực là mọi tai hoạ của đất nước sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chứ còn gì nữa: họ chẳng phải là người truyền bá kiến thức đấy ư? Chẳng phải là những người có học nhất và thông minh nhất đang đứng trong đội ngũ của họ đấy ư?

Giới trí đang bị nhiều người chỉ trích. Họ bị coi là người chịu trách nhiệm về những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những năm 1990. Hơn nữa, có thể nhận thấy rõ xu hướng là người ta không chỉ lên án giới trí thức về chuyện đó, mà còn vì vai trò của họ trong lịch sử đất nước nói chung, bắt đầu gần như từ nửa sau thế kỷ XIX, tức là từ khi những nhà cách mạng "thông ngôn kí lục" bước vào con đường khủng bố. Những lời kết án mang tính khái quát như thế không làm ai ngạc nhiên. Chúng ta, một đất nước có truyền thống phản trí thức, một truyền thống đã mang đến không ít đau khổ cho cả trí thức lẫn nước Nga.

Tác giả không có ý định phán xét trách nhiệm của giới trí thức về những việc mà người ta quy cho họ trong quá khứ (chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, thái độ cuồng tín cách mạng v.v"). Nhưng là một nhân chứng của những sự kiện diễn ra trong giai đoạn cải cách "tức là những sự kiện diễn ra trong hai mưoi năm gần đây " tôi có thể đánh bạo mà khẳng định rằng: giới trí thức không tham gia vào việc đó.

Cái dư luận xã hội đang đổ mọi tội lỗi lên giới trí thức, theo tôi là đã có một sai lầm căn bản. Nó cho rằng dường như nó biết được giới trí thức là gì và ai là những người trí thức vậy.

Nói chung, hiếm khi tách biệt và xác định được bản sắc của giới trí thức "không phải ngẫu nhiên mà trong những câu chuyện về giới trí thức người ta luôn phải sử dụng những định thức khác nhau nhằm bổ sung và mở rộng khái niệm này ("giới trí thức sáng tạo", 'mang tính tích cực xã hội", "cảm thấy có trách nhiệm đối với đất nước", "sống bằng những nhu cầu tinh thần"). Nhưng trong trường hợp này vấn đề không phải là những người kết án giới trí thức đã sử dụng một phạm trù mà họ không hiểu (xin hãy hỏi họ trí thức là gì ? nhất định họ sẽ bị lúng túng trong việc trả lời). Họ đã bỏ qua một sự kiện quan trọng nhất: Ở nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa. Dĩ nhiên là sau khi đã đưa ra định nghĩa, tác giả phải minh giải nó.

Theo tôi tầng lớp trí thức nửa mùa được hình thành từ một kiểu người đặc biệt và tương đối phổ biến. Trước hết đấy là người có học, có văn hóa, lại thường giữ chức vụ chứng tỏ những phẩm chất đó của anh ta. Nhưng nếu tiếp xúc lâu ta sẽ thấy: trình độ học vấn, kiến thức của anh ta không nhiều, nhu cầu văn hóa cũng thiếu hụt. Thực chất, dù có mang một vẻ hào nhoáng trí thức bên ngoài thì đấy cũng chỉ là một “kẻ thất phu” mà thôi.

Vâng, như một người trí thức, dĩ nhiên là anh ta quan tâm đến công việc xã hội. Tầm hiểu biết của anh ta dường như cũng vượt ra khỏi các nhu cầu và tính toán cá nhân nữa. Thế gọi là tầm hiểu biết! Thế gọi là có quan điểm về những chuyện đang xảy ra xung quanh! Thường là chỉ ở mức tán nhảm của mấy gã chợ trời mà thôi. Không cao hơn cũng không sâu hơn một tí nào.

Một đặc điểm nữa – cũng là đặc điểm phân biệt anh ta với người trí thức chân chính – hoàn toàn không biết tư duy độc lập về các đề tài xã hội. Không, tư tưởng thì có thể có trong đầu, nhiều nữa là đằng khác, nhưng tất cả đều không phải của mình, tất cả đều là học mót được. Thái độ thuần phục giữ vai trò chủ đạo trong giới trí thức nửa mùa, đấy là quan điểm thịnh hành chung cho cả giai tầng này. Họ theo nó một cách tự tin vì những người này không thể tự nghĩ ra được quan điểm nào khác để thay thế cho nó. Tạo ra thái độ thuần phục là một việc đơn giản. Giới trí thức nửa mùa có đặc điểm là bao giờ cũng phải có thần tượng, những người có uy tín, những nhân vật để mà tôn sùng. Trong nước Nga xã hội chủ nghĩa thời gian qua, khi mà giới trí thức nửa mùa hình thành và phát triển, thì thần tượng của họ thường là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và văn học – những người tích cực về mặt xã hội, có tinh thần phê phán-tranh luận về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa lĩnh hội quan điểm về hiện thực xung quanh từ những người như thế.

Một đặc điểm nữa của giới trí thức nửa mùa: thái độ hung hăng khi bàn về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa cho rằng mình là giai tầng đứng trên “quần chúng” và nói chung là đứng trên tất cả mọi thứ khác nữa. Giai tầng này có thói kiêu ngạo tập thể đặc thù và rất mạnh. Từ lâu họ đã tin tưởng rằng chỉ cần giao cho họ – giao cho những người đại diện của họ – quyền lực là mọi tai hoạ của đất nước sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chứ còn gì nữa: họ chẳng phải là người truyền bá kiến thức đấy ư? Chẳng phải là những người có học nhất và thông minh nhất đang đứng trong đội ngũ của họ đấy ư?

Xin ghi nhận một tính chất nữa của giới trí thức nửa mùa: không chịu “tu thân”, đấy là nói theo cách ngày xưa. Không chịu đọc bất cứ một cái gì nghiêm túc, không chịu suy nghĩ một cách rốt ráo về bất cứ đề tài nào. Thường thì công việc tư duy độc lập được thay thế bằng việc nghe lỏm ý kiến và đánh giá của các nhân vật có uy tín và tuân theo một cách vô điều kiện. Có lẽ, ít nhất là một phần, sự lười biếng và thụ động về trí tuệ như thế là do giới trí thức nửa mùa thực sự tin rằng mình đã là trung tâm của kiến thức rồi. Nếu không cần cố gắng mà vẫn là trung tâm thì cố gắng để làm gì?

Cuối cùng, trí thức nửa mùa còn có đặc điểm nữa là tự ái về chính trị, một đặc điểm đương nhiên một khi người ta đã đánh giá mình cao đến như thế. Hóa ra là thế này: chúng tôi biết hết, chúng tôi có thể làm được tất – thế mà chúng tôi bị gạt ra khỏi quyền lực, ở đó chỉ toàn các “quan chức”, “toàn bọn quan liêu ngu dốt”, “tư duy hạn chế”. Đánh giá thấp về người khác và đánh giá quá cao về chính mình đã tạo ra thái độ tự ái về chính trị như một tâm trạng bền vững “nội tại” của giai tầng này. Đau đớn và phẫn nộ là thái độ thường trực của giai tầng đó.

Như vậy là trí thức nửa mùa chỉ là một kẻ giả danh trí thức. Hắn dùng bằng cấp, chức vụ và phô trương thái độ quan tâm đối với các vấn đề xã hội để đóng giả. Hắn đóng giả cả cách giải trí, cả thói đam mê mang tính phô trương về tất cả những gì gọi là “văn hóa” nữa. Đây hóa ra là chỗ dễ phân biệt trí thức nửa mùa nhất.

Thí dụ như trí thức nửa mùa lũ lượt đi nghe hòa nhạc trong nhạc viện. Đương nhiên là họ đặc biệt thèm khát được có mặt tại những buổi biểu diễn được mọi người chờ đợi – hiện diện tại những buổi biểu diễn của những diễn viên ngoại quốc hay nhạc sĩ tài danh. Nhưng sẽ thật thú vị nếu quan sát thái độ của đám trí thức nửa mùa này suốt buổi hòa nhạc đó. Họ cảm thấy cực kỳ chán nản! Đâu đâu cũng chỉ thấy những bộ mặt vô cảm, những ánh mắt đảo khắp khán phòng. Nhưng sau khi kết thúc thì đám đó lại nhiệt liệt vỗ tay, tỏ vẻ ngưỡng mộ, tôn kính diễn viên (nhạc sĩ). Có thể thấy bức tranh tương tự như thế trong một buổi triển lãm nghệ thuật có uy tín nào đó. Xếp hàng thì chen nhau, trong phòng thì uể oải, còn khi kết thúc thì lại tỏ ra ngưỡng mộ.

Xin đưa ra một phác thảo nữa – về khát vọng (giả tạo) của giới trí thức nửa mùa trong việc tìm hiểu hiện tình, nhu cầu và đặc điểm của đất nước. Nói rằng đấy là việc quan trọng thì trí thức nửa mùa lúc nào cũng sẵn sàng. Nhưng làm việc một cách nghiêm túc thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Thí dụ: cuối những năm 1980 có quyết định in toàn tập tác phẩm của V. Kliuchevski[1] và S. Solovjov[2], hai nhà sử học lớn nhất của nước Nga trước cách mạng. Lạy Chúa tôi, tầng lớp trí thức nửa mùa đã bị kích động đến mức nào! Họ đã tỏ ra hân hoan, tuy có hơi sớm, đối với các tác giả, đặc biệt là đối với Kliuchevski, đến mức nào. Vì họ đã nghe nói ở đâu đó: đây là một nhà tư tưởng đặc biệt, một người hiểu rõ quá khứ của nước Nga. Thế là giới trí thức nửa mùa tìm mọi cách đăng kí mua. Mua bán trao tay, còn bọn đầu cơ thì hét giá đến 300 thậm chí 400 rub, một khoản tiền lớn thời đó. Mua được – rồi sao? Trong hàng chục người đã đăng kí mua (tất cả đều là những trí thức cả về học vấn lẫn địa vị, một số còn là những nhà hoạt động văn hóa nữa) tôi chưa thấy một người nào đọc! Chưa một người nào! Mua về, đặt lên chỗ dễ thấy nhất – cho mọi người nhìn – thế là hết. Họ hết sức tự hào vì đã mua được những trước tác vĩ đại như thế. Lịch sử thì họ đã và vẫn đọc, nhưng không phải là thứ “nặng” như thế, chỉ là những cuốn sách phổ thông mà thôi.

Độc giả có thể thắc mắc: đấy có phải là một giai tầng không? Có phải là một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội không? Có thể đấy chỉ đơn giản là những người có học vấn trung bình mà ở đâu, đất nước nào, xã hội nào chả có? Đúng thế, ở đâu cũng có. Nhưng ở nước ta từ nửa sau thế kỷ XX họ đã tạo thành một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội. Họ không còn là những cá nhân trôi nổi trong xã hội nữa. Tại sao?

Thứ nhất, họ đông đảo đến mức đáng kinh ngạc. Lý do, theo tôi, là sự vội vã trong việc đào tạo hàng loạt, cụ thể là việc phát triển một cách ồ ạt, mang tính bề nổi các trường đại học – chuyên tu, tại chức, v.v…; mà ngay chính quy hóa ra cũng “chưa đủ tầm”. Rất nhiều người có bằng đại học, mà cùng với bằng cấp là quyền được tự coi là trí thức. Nhưng trên thực tế đấy chỉ là “nửa vời”. Thứ hai, điều này cũng không kém phần quan trọng, như đã nói bên trên, giai tầng này có thói kiêu ngạo chính trị: “Nếu có quyền chúng tôi có thể làm được hết”. Nguyên nhân của thái độ như thế không phải là điều bí mật. Một mặt, đấy là thái độ bất bình với môi trường sống đang ngày càng gia tăng trong toàn xã hội. Mặt khác, đấy là nhận thức cho rằng mình (do đông người và những quan niệm hời hợt) là một lực lượng mà “không có việc gì là khó” cả. Chỉ có những kẻ có suy nghĩ hời hợt mới có thái độ tự tin như thế vì họ quan niệm tất cả mọi thứ trên đời đều đơn giản. Kết quả là đám đông trí thức nửa mùa càng ngày càng trở thành giai tầng sẵn sàng tham gia hoạt động chính trị. Mà lại dựa vào cương lĩnh về những cuộc cải tổ và cải cách nhanh chóng nhất. Các giai tầng khác cũng tỏ ra bất mãn với nhiều vấn đề, nhưng không có thái độ kiêu ngạo chính trị như thế. Họ không hoạt động, họ chỉ bực bội và phàn nàn mà thôi. (Nếu ai còn nhớ thì đấy là bức tranh điển hình hồi những năm 1970-1980). Trí thức nửa mùa càng ngày càng khao khát lao vào trận chiến.

Khát khao hành động thì đã có, nhưng tai hoạ là ở chỗ họ chưa sẵn sàng hành động và hoàn toàn không biết cần phải làm gì. Tình hình càng trầm trọng thêm bởi niềm tin mù quáng của giới trí thức rằng họ biết rõ cần phải “làm gì”, kể cả với hoàn cảnh, chỉ cần tạo điều kiện cho họ là mọi việc sẽ xong ngay tắp lự. Do đó mà trong khoảng giao thời những năm 1980-1990 trong tâm trạng xã hội, bên cạnh tâm lý bất mãn chung đối với cuộc sống lại xuất hiện một xu hướng tự tin rất mạnh mẽ rằng dường như mọi việc đều cực kỳ đơn giản, có thể chấn chỉnh và sửa chữa một cách dễ dàng. Niềm tin này chính là dấu hiệu để phân biệt trí thức nửa mùa và cũng là ngọn cờ chiến đấu của họ.

Giới trí thức chân chính – những người lao động trí óc nghiêm túc, có nhiều kiến thức và có thói quen suy nghĩ độc lập – hoàn toàn xa lạ với thái độ ngang tàng như thế đối với các vấn đề phức tạp và quan trọng. Nhận thức được rằng mọi việc đều phức tạp và thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng là việc khó khăn, giới trí thức cảm thấy lo lắng và lúng túng. Nhưng trí thức nửa mùa thì, xin nhắc lại, lao vào chiến đấu.

Giai đoạn “cải tổ” ban đầu đã trở thành chất xúc tác cho các hoạt động chính trị và cải cách của giới trí thức nửa mùa. Đất nước đang cần những thay đổi to lớn và nhanh chóng, đặc biệt là về kinh tế. M. Gorbachev, sau khi nhận thức được rằng những biện pháp thận trọng ban đầu sẽ không đem lại hiệu quả, buộc phải hướng về giới trí thức nửa mùa, phải dùng những kẻ đang khát khao những thay đổi như thế, mà cụ thể là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học kinh tế và khoa học xã hội. Tôi không muốn nói rằng chỉ có những trí thức nửa mùa đóng vai trò cố vấn và “nói leo”, nhưng phần lớn là những người như thế. Nhưng Gorbachev đã nhanh chóng bị rát mặt vì những lời cố vấn của họ. Là một người nhanh trí, ông lập tức nhận ra rằng những lời gợi ý và khuyến nghị của họ thường chỉ có tính cách nghiệp dư và chẳng mang lại kết quả gì, đằng sau cái vẻ khoa học và hiểu biết mang tính trang trí của các cố vấn thì tất cả những khuyến nghị đó chẳng có giá trị gì hết.

Xin ghi lại một hồi ức về thời đó. Lúc đó Gorbachev rất tin tưởng vào những khuyến nghị về kinh tế của Viện Kinh tế và Giám đốc Viện là viện sĩ L. Abalkin – một chuyên gia rất sâu sắc và có uy tín. Một lần Albalkin đến Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế và cay đắng nói rằng Tổng bí thư giao cho ông lập tại Viện một nhóm các nhà kinh tế gia tài năng để tạo thành “túi khôn” cho cải tổ, nhưng sau khi đã lùng khắp cả nước ông vẫn không tìm được ai: “Tất cả đều là các cán bộ tuyên truyền và những người tố cáo chủ nghĩa đế quốc, còn công việc thì chẳng có ai hiểu gì”. Dĩ nhiên đấy là câu chuyện về giới trí thức nửa mùa trong lĩnh vực kinh tế học.

Gorbachev đã quay lưng lại với những trí thức bất tài. Kinh nghiệm đã thu thập được là lý do ông có thái độ coi thường đối với tác phẩm của nhóm G. Iavlinski và kết quả của nó, tức là kế hoạch “năm trăm ngày”, liên quan đến giai đoạn cải tổ kinh tế ban đầu. Lúc đó Gorbachev đã nhận thức được rằng ông đang có quan hệ với những người như thế nào. Nhưng trong lĩnh vực những cuộc cải cách kinh tế đã chín muồi ông chẳng còn biết đi theo hướng nào nữa. Ông kiên quyết từ bỏ các cố vấn thận trọng trong các cơ cấu quản lý, theo ông thì đấy là những kẻ chẳng được tích sự gì. Các trí thức hóa ra cũng là những người bất lực nốt. Trong nhiệm kỳ thứ hai ông quyết định dành nhiều công sức hơn cho lĩnh vực đối ngoại, cố gắng dùng thành tích trong lĩnh vực này nhằm trám lại những lỗ hổng uy tín quá lớn trong lĩnh vực kinh tế.

Tâm trạng của giới trí thức nửa vời – không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn rộng hơn – trong giai đoạn này thì như thế nào? Có thể họ đã ngộ ra rằng chính sách cải cách không phải là một việc đơn giản? Rằng họ không có kiến thức về hiện tình của đất nước? Rằng cần phải suy nghĩ một một cách nghiêm túc và sâu sắc, phải tìm kiếm, biến mình thành những người nghiên cứu xã hội? Không có gì như thế cả. Giới trí thức nửa mùa đã không còn là nửa mùa nếu họ có khả năng làm như thế. Tự phân tích không phải công việc phù hợp với họ. Họ có những phản ứng hoàn toàn khác – đơn giản, cứng nhắc và rất kiên quyết nữa. Đấy cũng là đặc trưng của hệ thống tư duy của cả giai tầng này. Trí thức nửa mùa bắt đầu thuyết phục dư luận xã hội rằng tất cả là do lỗi của Gorbachev, rằng những lời cố vấn mà họ đưa ra hoàn toàn chẳng có vai trò gì. Và cả giai tầng này lập tức quay lưng lại với Gorbachev. Sau đó, cũng lại vẫn theo tinh thần của trí thức nửa mùa; họ lao ngay lên một nấc thang cấp tiến mới. Từ quan niệm đơn giản về cải cách và sự kiên quyết của mình, họ đòi: cần phải đập tan “toàn bộ hệ thống”. Chỉ có thế mới ăn thua. Họ lại cảm thấy mọi thứ cực kỳ đơn giản – chỉ cần kiên quyết hơn, “phá đến tận gốc” là xong.

Đúng lúc đó trên sân khấu chính trị xuất hiện thêm một người còn đóng vai trò xúc tác mạnh mẽ hơn đối với năng lực chính trị và cải cách của giới trí thức nửa mùa, đấy là B. Yelsin. Sau những lời khẩn cầu về việc “minh oan về mặt chính trị” bất thành tại Hội nghị Đảng lần thứ XIX (1988), ông ta, một người đã hoàn toàn li khai với Đảng và hệ thống cũ, cần những cuộc cải cách theo xu hướng đập tan tất cả ngay lập tức. Tôi nghĩ đấy là do không chỉ vì ông ta tin rằng hệ thống cũ và Đảng không có khả năng giải quyết được những vấn đề của đất nước (những vấn đề quả là to lớn và đã tích tụ trong hàng chục năm hoạt động của hệ thống và Đảng) mà còn vì sau khi đoạn tuyệt, hệ thống và Đảng đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của ông ta. Vì những tổ chức đó có thể phản kích, muốn cho Yeltsin sống sót về mặt chính trị thì cả Đảng lẫn hệ thống đều phải bị đập tan.

Ai có thể soạn thảo và thực hiện một kế hoạch như thế? Chỉ có một lực lượng duy nhất, đấy là giới trí thức nửa mùa, sau giai đoạn kết hợp ngắn ngủi với Gorbachev, đã trở thành cấp tiến hơn. Việc phá huỷ toàn bộ đất nước hoàn toàn phù hợp với trình độ tri thức và quan điểm của họ. Họ không nghi ngờ gì – cũng như khi cố vấn cho Gorbachev – rằng mọi việc sẽ kết thúc một cách tốt đẹp nhất. Tầm hiểu biết không cho phép họ nghi ngờ.

Xin nhớ lại không khí cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Trí thức nửa mùa giành được quyền lực một cách cực kỳ nhanh chóng, họ nắm trong tay nhiều toà báo, nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh. Họ – đấy là nói về Moskva – thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa một loạt diễn giả bốc lửa và cuối cùng đã làm chủ được công luận. Không khí thật là phấn khởi và tự tin: nếu chúng ta đập tan được “chế độ toàn trị” thì trong cái mũ này sẽ có những gì? Chỉ cần thực hiện xong những cuộc cải cách mang tính khai phóng – trong kinh tế và chính trị – thì sẽ có gấp đôi, đúng không? Chỉ có sự ngu dốt một cách cùng cực và con đẻ của nó là sự đơn giản hóa tối đa mới có thể dẫn đến thái độ lạc quan vô căn cứ như thế mà thôi. Mà đây chính là dấu hiệu cha truyền con nối của trí thức nửa mùa. Họ tỏ ra hân hoan và đưa ra những lời tiên tri, họ cố gắng làm cho người khác cũng nhiễm những hy vọng thiếu căn cứ, cứ như là ngay ngày mai chúng ta sẽ sống như ở Mĩ hay ít nhất thì cũng như Thụy Điển vậy. Chính họ chứ không phải tầng lớp hay nhóm xã hội nào khác. Còn đa số dân chúng thì tỏ ra thận trọng, lo lắng.

Dưới trào Yeltsin (đặc biệt là giai đoạn đầu) trí thức nửa mùa phát triển hết cỡ. Có một quy luật với rất ít ngoại lệ: ý định cải cách càng vĩ đại thì càng có nhiều người tự tin và ít hiểu biết sẵn sàng thực hiện nó. Công việc như thế thường làm cho những người nghiêm túc, có suy nghĩ tỏ ra thận trọng, chứ không hấp dẫn được họ. Thậm chí đơn giản là làm cho họ sợ nữa.

Đấy chính là điều đã xảy ra ở nước Nga vào đầu những năm 1990. Cái nhóm tiến hành công việc cải cách ấy gồm những ai? Cho đến nay, người ta đã viết hàng núi sách khác nhau đủ loại về nhóm người này. Nhưng dù sao giữa hàng loạt đặc điểm được nêu ra vẫn có một sự tương đồng. Đấy chính là những đặc điểm của giới trí thức nửa mùa. Thứ nhất, tất cả mọi người đều ghi nhận sự tự tin vô tiền khoáng hậu của nhóm những nhà cải cách-cấp tiến vào sức mạnh và khả năng của mình. Nói chung, dĩ nhiên đấy không phải là một phẩm chất xấu, nhưng khi chủ nhân của nó bắt tay cải tạo một đất nước cực kỳ to lớn và cực kỳ phức tạp thì nó đã trở thành chỉ dấu của sự kém hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu suy nghĩ, đầy nguy hiểm và thật đáng sợ. Thứ hai, chả lẽ sự tự tin mà vốn hiểu biết lại cực kỳ nghèo nàn không phải là đặc trưng thường gặp ở giới trí thức nửa mùa hay sao? Thực ra đây là những thanh niên, những người mới hôm qua còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, kinh nghiệm sống, chưa nói kiến thức chuyên môn, chẳng có bao nhiêu. Thứ ba, tốc độ và sự quyết liệt của các cuộc cải cách cũng chứng tỏ rằng đấy là những người kém hiểu biết, nếu hiểu biết họ đã không làm như thế.

Đúng là trong số những nhà cải cách cấp tiến có những người “không còn trẻ”. Nhưng thật ra không nhiều. Sẽ lầm to khi cho rằng trí thức nửa vời không tìm cách luồn lách để trở thành tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ, v.v… Tác giả những dòng này, người đã làm trong lĩnh vực khoa học xã hội trong một thời gian dài, rất thường được nhìn thấy “những kẻ hay chữ lỏng” tự tin với các học hàm học vị cao nhất. Mà tất cả những người có dính líu đến lĩnh vực này đều nhìn thấy – chỗ nào chả có mặt họ.

Trong quan hệ của mình với đám người này, dĩ nhiên là Yeltsin đã lặp lại đúng con đường của Gorbachev. Ông đã nhanh chóng nhận ra bản chất của những nhà cải cách qúa tự tin. Ông cũng quay lưng với họ sau khi giải tán chính phủ Gaidar và thay bằng chính phủ của Trenomyrdyn. Không thể không nhớ lại làn sóng giận dữ và bất bình nhân sự kiện này trong phe hữu, nơi tập trung nhóm trí thức nửa mùa quyết liệt nhất. Trong hàng trăm bài báo, bài bình luận trên truyền hình và những bài phát biểu khác, những người cánh hữu kêu ầm lên về cái sự gần như là phản bội của Yeltsin đối với sự nghiệp cải cách. Tác giả những dòng này hoàn toàn không phải là người ủng hộ và sùng bái Yeltin, ngược lại là khác. Nhưng tôi không tán thành những lời kết án được những người cánh hữu coi là chuẩn mực, coi là có giá trị như một tiền đề lịch sử.

Sau khi thấy kết quả đầy tai hoạ của “liệu pháp sốc”, Yeltsin còn biết làm gì ngoài việc quay lưng lại với những nhà cải cách-cấp tiến? Bởi vì khởi kỳ thủy các nhà cải cách này đã vẽ ra viễn tượng cực kỳ xán lạn. Sau khi khởi động cuộc cải cách, Gaidar dự đoán rằng sẽ có một giai đoạn suy giảm sản xuất, giá sẽ tăng không đáng kể – từ 70 đến 200% – còn sau đó tình hình sẽ nhanh chóng ổn định và kinh tế sẽ phát triển. Kết quả? Tất cả những gì có thể đổ vỡ đều đã đổ vỡ hết. Giá cả gia tăng không phải từng đó mà là hàng ngàn lần! Sản xuất lâm vào tình trạng phá sản. Thất nghiệp cao khủng khiếp. Cả Chiến tranh thế giới I lẫn Chiến tranh thế giới II đều không đưa được nước Nga vào tình trạng khủng hoảng như những cuộc cải cách đó! Cần phải đặt câu hỏi: chính khách nào còn tin vào những kẻ đã gây ra thảm hoạ như thế? Trên thế giới này không có một kẻ nào điên đến mức như vậy.

Xin nói thêm vài lời nữa. Tác giả vẫn còn nhớ bài phát biểu đầy tức giận của Gaidar trên vô tuyến sau khi ông ta bị Yeltsin bãi nhiệm. Lúc đó ông ta đã cay đắng nhận xét rằng trong tình hình tuyệt vọng người ta mới cần đến ông, còn khi đã ổn định thì cho ra rìa (tôi nhớ chính xác ý của bài phát biểu là như thế). Đấy là gì: không muốn nhìn thẳng vào sự thật? Cố gắng cứu vớt uy tín? Hay là mánh khoé nữa của một chính khách đang tự cứu mình?

Có thể. Nhưng tôi cho rằng, đặc biệt là dưới ánh sáng của đề tài đang được thảo luận, ở đây có một cái gì đó hoàn toàn khác và nghiêm túc hơn nhiều. Đây lại là thêm một biểu hiện nữa của sự vô năng cố hữu của giới trí thức nửa mùa trong việc tự phân tích với tinh thần phê phán. Sự vô năng là do kiến thức nửa vời và góc nhìn hạn hẹp. Như ta thấy, Gaidar đã thực sự tin (và hiện vẫn còn tin) rằng ông ta và những người cùng hội cùng thuyền với mình đã làm đúng. Còn kết quả không được như ý là do bị người ta cản trở. Trong đó có cả vị Tổng thống “đã quay lưng” lại với họ. Một sự kiện đáng ghi nhận: sau đó một loạt các nhà cải cách-cấp tiến đã hứa với công luận rằng sẽ phân tích sai lầm của chính mình. Cố gắng đầy tai tiếng trong việc xuất bản một tác phẩm viết về các cuộc cải cách, năm vị “sư phụ cải cách” nổi danh nhất đứng đầu là Trubais đã nhận được một khoản nhuận bút cao chưa từng thấy từ một đại gia, cuốn sách có trách nhiệm rọi “luồng ánh sáng” của tư duy phê phán như đã hứa hẹn vào những gì họ đã làm.

Nhưng không thấy “luồng ánh sáng” nào cả. Vì sao? Vì biết bao nhiêu lời chỉ trích đã được nói lên từ tất cả mọi phía rồi! Dù là chỉ để tách gạo ra khỏi trấu (theo như những nhà cải cách-cấp tiến quan niệm) thì đáng ra người ta phải làm cái việc tự phân tích và xem xét những sai lầm từ lâu rồi. Tất cả các lực lượng chính trị đều sử dụng những biện pháp như thế.

Tác giả cho rằng mình biết cách giải thích điều bí ẩn này. Vấn đề hoàn toàn có thể là các nhà cải cách-cấp tiến thực sự không nhận ra rằng họ đã làm không đúng. Với kiểu người của họ, với sự hỗn hợp giữa thái độ tự tin và thiếu kiến thức như thế, đơn giản là họ không thể nhận ra điều đó. Còn khi hứa xem xét những sai lầm của chính mình là họ cố tình đánh lừa, cố tình tạo ra hình ảnh một lực lượng chính trị nghiêm túc và có trách nhiệm, có khả năng tư duy lại quá khứ và như vậy là nhằm nâng cao hiệu quả chính sách của mình trong tương lai.

Tác giả nhắm đến ba mục tiêu khi viết bài báo này. Thứ nhất, mục đích chung nhất là góp phần làm sáng tỏ sự kiện là phân bố lực lượng chính trị-xã hội mà chúng ta đã quen trong hàng chục năm, trong giai đoạn tiếp nối đầy tai ương giữa những năm 1980-1990 đã và vẫn không hoàn toàn là cách phân bố mà theo thói quen ta từng tưởng tượng. Tầng lớp trí thức mà ta tưởng là một tác nhân mạnh mẽ cho những biến đổi xã hội trên thực tế đã không phải là như thế. Nhân danh nó, giới trí thức nửa mùa, giống trí thức thực sự ở cái mẽ bên ngoài, đã nhảy lên sân khấu. Trên thực tế, đây là lực lượng cực kỳ thiển cận về mặt chính trị, họ sẵn sàng ra tay không phải vì hiểu được thực tế mà là do tự đánh giá mình quá cao.

Nhân chuyện này tôi muốn quay lại với định nghĩa về giới trí thức. Người ta nói nhiều đến định nghĩa này đúng vào lúc giới trí thức nửa mùa bắt đầu ngoi lên. Giới trí thức nửa mùa đã đưa cuộc thảo luận đến kết luận rằng trí thức là người thiết tha với quyền lợi xã hội, chứ không phải quyền lợi cá nhân hạn hẹp, và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội. Cách nhấn giọng như thế là có thể hiểu được. Nó ngầm kêu gọi ủng hộ giới trí thức nửa mùa vùng lên chống lại hệ thống, tiến hành đập tan hệ thống. Nhưng xin suy nghĩ thêm về định nghĩa này. “Thiết tha với quyền lợi xã hội” có phải là người trí thức không? Thế thì Hitler cũng được coi là người trí thức: hắn chả “thiết tha” đấy ư! Không, “thiết tha” không thể là tiêu chí được, tiêu chí phải là phẩm chất của cách tiếp cận với các vấn đề xã hội. Kiểu người, phương pháp tư duy, tính nghiêm túc, chiều sâu, trách nhiệm trước các hành động (nó còn là tính đạo đức nữa), kiến thức rộng do lao động miệt mài mà có. Và có thể không phải là vô tình mà người trí thức, tầng lớp trí thức lúc đó đã không được giải thích theo cách đó. Tác giả hoàn toàn không nhớ một trường hợp nào như thế. Nếu có thì giới trí thức nửa mùa đã lập tức bị đẩy ra khỏi tầng lớp trí thức, một giai tầng có uy tín của xã hội, ngay từ lúc đó.

Trí thức nửa mùa mang danh trí thức là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, chứa đầy tai ương. Khi họ làm những công việc bình thường thì tai hoạ không phải là lớn (mặc dù dĩ nhiên là vẫn có: kém hiểu biết bao giờ cũng kéo theo hậu quả tiêu cực). Nhưng khi trí thức nửa mùa bắt tay vào làm việc lớn (đúng hơn là kiên quyết giành lấy vì thái độ tự tin của mình) thì tai hoạ là không thể tránh khỏi.

Mục đích thứ hai – góp phần, trong chừng mực có thể (tác giả không có chút ảo tưởng nào về khả năng này), để giới trí thức nửa mùa không thể tạo ra được ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị như trước đây được nữa. Mười năm vừa qua đã làm giới này rúng động một cách mãnh liệt nhất, nó đã yếu đi nhiều, đa phần đã “tan đàn sẻ nghé”, chuyển sang những mối bận tâm khác và sử dụng những khả năng khác. Nhưng không được đánh giá thấp “khả năng quay về” đỉnh cao quyền lực chính trị của giới trí thức nửa mùa. Dù chỉ là vì một nhóm, sau khi đã leo lên hồi cuối những năm 1980 – đầu những năm 1990 đang tìm mọi cách bám trụ, đã trở thành xu hướng hữu và cực hữu. Dĩ nhiên là trí thức nửa mùa đang và sẽ còn cố gắng thôi miên xã hội rằng họ biết cách giải quyết tất cả mọi vấn đề. Họ đang nói và còn tiếp tục nói một cách tự tin và xấc xược (hơn nữa, xin nhắc lại, chính họ – đúng hơn là nhiều người trong số họ – tin vào khả năng và sự đúng đắn của mình). Chỉ cần một phần dân chúng tin họ thì đấy sẽ là bi kịch không thể nào sửa chữa được. Nhưng nếu cuối cùng điều đó vẫn xảy ra thì rõ ràng số kiếp của chúng ta đáng phải như thế. Một xã hội, sau khi đã trải qua những thử thách khốc liệt nhất, không rút ra được bài học thì đừng hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Mục đích thứ ba – bảo vệ giới trí thức chân chính. Giúp rửa vết nhục trách nhiệm về những điều đã xảy ra với Tổ quốc ta trong quá khứ. Tầng lớp này, đáng tiếc còn quá ít, nhất là trên nền của giới trí thức nửa mùa, đã và tiếp tục làm những công việc quan trọng sống còn của đất nước. Bất cứ ở đâu, khi đem áp dụng kiến thức, sự nhẫn nại và cố gắng, họ cũng đều đạt đến nhận thức khách quan, đến nguyên nhân thật sự của tất cả các tiến trình và hiện tượng. Thật đáng tiếc là trong sự nghiệp cải cách, giới trí thức chân chính của chúng ta đã gần như bị giới trí thức nửa mùa say máu đỏ đen và xấc láo đẩy ra ngoài. Rất muốn tin rằng giới trí thức chân chính một lần nữa sẽ quay trở về với vai trò lịch sử của mình./.

© Phạm Nguyên Trường (Bản tiếng Việt)

_______________

Chú thích:
[1] Kliuchevski V. O. (1841-1911), nhà sử học nổi tiếng người Nga.
[2] Solovjov S. M (1820-1879), nhà sử học người Nga, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Moskva từ năm 1871 đến năm 1877

Saturday, March 3, 2012

Đoàn Thị Lam Luyến

HUYỀN THOẠI

iá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Khi tỉnh dậy, anh đã chia tay với người con gái ấy..
Giá được anh hẹn hò dù chờ lâu đến mấy
Em sẽ chờ như thể một tình yêu …
Em sẽ chờ
Như hòn đá biết xanh rêu
Của bến sông xa , mùa cạn nước
Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước
Sắc cầu vồng chấp ché mé trời xa …
Em sẽ chờ
Như lúa đợi sấm tháng ba
Như vạt cải vội đơm hoa, đợi ngày chia cánh bướm
Như cô Tấm thương chồng từ kiếp trước
Lộn lại kiếp này từ quả thị nhận ra nhau
Em ở hiền
Em có ác chi đâu
Mà trời lại xui anh bắt đầu tình yêu với người con gái khác?
Có phải rượu đâu mà chờ cho rượu nhạt
Có phải miếng giầu
Đợi giầu dập mới cay?
Dẫu chẳng được hẹn hò
Em cứ đợi, cứ say
Ngâu có xa nhau, Ngâu có ngày gặp lại
Kim – Kiều lỡ duyên nhau
Còn có chiều quan tái
Em vẫn chờ
Vẫn đợi
Dẫu chỉ là huyền thoại một tình yêu!

CHIẾN TRANH

Em đã đoạt anh từ tay người đàn bà kia
Giống như người đàn bà kia đoạt anh từ tay người đàn bà khác
Bỗng chốc anh trở thành tư bản
Trong tay những kẻ chỉ yêu tiền

Ghen như sôi và giận như điên
Người đàn bà với trái chín trên tay vừa bị rớt xuống đất
Ghen như sôi và yêu như điên
Người đàn bà với ước mơ đang thành sự thật
Anh, dễ thương như cây và hiền lành như đất
Trong tay những kẻ chẳng yêu vườn!

Em đã đón anh về
Nhưng chắc gì giữ anh được lâu hơn
Rồi sẽ có một người đàn bà khác
Anh vốn yếu mềm và biếng nhác
Miếng mồi của chiến tranh man rợ diệu kỳ
Em sửng sốt nghĩ đến một ngày anh lại bỏ ra đi...

CHÂM KHÓI

Ngoài bốn chục chưa khỏi điều non nớt
Cả tin nghe, cả tin nói, cả tin cười
Que diêm mảnh chực châm bờ rạ ướt
Khói lửa nào đắng đót trái tim côi.

BIỂN TRONG TA

Bao nhiêu nước biển mặn rồi
Lẽ gì nước mắt trong đời mặn hơn?

Lòng người - cái biển tí hon
Mà nghìn năm nữa vẫn còn sâu xa!
Có bờ để đánh thuyền ra
Không bờ, để tự bao la sóng dào...

Trong ta bờ bến thế nào
Mà con tim cứ thiết trao một người.
Mà bao nhiêu kiếp luân hồi
Mà thổn thức đến muôn đời vì nhau?

Mà sung sướng mà khổ đau
Mà từng nhuộm trắng mái đầu đương xanh!
Mà lên thác mà xuống ghềnh
Mà rồi từng mảnh lênh đênh giữa đời...

Biển ngoài kia đã lặng rồi
Biển trong ta vẫn chưa nguôi dạt dào.