"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Thursday, December 11, 2008

Writing A Project Proposal

Having 100% of project proposals accepted usually means that a freelance developer has had very few clients. Low percentage rates usually mean that proposals are being sent to people who didn’t ask or the proposal writer simply needs a few good “getting warmer’s” in the right direction. The following tried and tested tips are to encourage the 100%ers to write more proposals and the low raters to take heart and give it another try. Let’s get started…


Ask Questions - Before starting your proposal, take some time to make sure you know exactly what you’re proposing. If you’re unclear about any part of the project, ask your potential client a few meaningful questions. If anything seems vague in their description of “what they want”, ask for clarification and then give them a list of possible options as to what you think they might have meant. For your sake, when preparing to give a price, it’s important that you and the client both have the same amount of work in mind. - Note: If you decide to include a list of questions along with your proposal, include an educated guess as to what their answers would be. Make it clear that your price is based on you having made the correct guesses to the proposed questions and that if anything needs clarifying or if anything is missed, you can adjust your quote accordingly.

Summarize The Project - Take all the information on the project that you’re received from the client thus far and summarize it briefly, using your own words, in an opening paragraph. This not only helps you get a clearer concept of the project in your own mind but also gives the client confidence that you’ve given it thought and understand what they want. It also provides a solid opportunity for them to clarify encase you didn’t understand. - Example: “Below is a summary of my understanding of the project based on our conversations thus far:”

Break Down The Project Into A Nice “To Do” List - After your summary, follow-up with a solid “To Do” list, which is very useful for both you and the client. List everything that they’ve requested so far as well as your standard work on the project. For designers, this would include listing the initial drafts, etc. For programmers, this would include planning the database, building it, etc. Be thorough in your list. It will help give the client a strong sense that you know what you’re doing and that you’ll do the job well. It will also help you make sure nothing slips through the cracks. Use the list in your project updates and cross things off as you move along.

Split The Project Into Phases - After your “to do” list, split the project up into a number of clearly defined phases. I recommend starting out with a minimum of three. Your first phase might be the “Initial First Draft”. During this phase, you begin work on the project and end the phase by sending the client a first draft for testing and revision. Your next phase, in a simple 3 phase project, could be “Bug Squashing and Customizing” - During this phase (I recommend project appropriate naming conventions ; ) the project is tested and revisions are made until the client is happy with the work and it’s ready for action. Your last phase is “Finalization”. Once the work is finished, you send them an invoice, ask for referrals, collect payment, and end with a virtual handshake, all parties satisfied with a job well done. - Bonus: A useful strategy to keep in mind when it comes to pricing is splitting up a long to-do list into meaningful project phases and then pricing each of the “phases” individually. This can be especially useful for isolating features that require additional time and energy and being sure the client recognizes the work involved when it comes time to give them the price.

Give Your Clients A Timeline - Once you’ve gone over the project phases, let your clients know approximately how long you expect the project to take. Be generous (overestimate if need be, but gently) and then strive to finish up ahead of time. While a project may only take you a few hours to finish up, keep in mind that there will be waiting time between the initial drafts and the finished project as the client reviews the work and provides feedback. If the client is in a rush, let them know exactly when it can be finished and be sure to go over in detail exactly what, if anything, needs to be done on their part to make that deadline possible.

Estimate Your Time Involved - While not useful for all project types, giving an estimate of time involved is useful for most and not only gives the client a sense of what to expect and that you know what you’re doing, but also helps you know exactly what to plan ahead for. A large design/programming project, for example, with a high dollar amount, can be an excellent opportunity to detail the hours involved in each step of the to-do list. Be generous, but honest. The last thing you want is word getting around that it takes you several hours to do what takes the average freelancer 15 minutes ; ).

Use The Multiple Choice Price Strategy - Now that all the details have been clearly laid out and your client is confident in your understanding of the project and your ability to see it through, it’s time to give them the price. Calculate your predicted time involved and be sure that nothing is overlooked. Then, give them the total number of hours along with your standard hourly rate followed by a discounted “flat rate”. As an example, take a typical CSS design/coding project. Let’s say you estimate about 5-8 hours involved in the project and your hourly rate is $40 an hour. Your proposal would then read something like this: “At around 5-8 hours of work, you’re welcome to my basic hourly rate of $40 an hour or a discounted flat rate of $250.” 9 times out of 10 the client will choose the flat rate over the hourly and will be happy with having had the freedom to choose. - Note: As an honest freelance artist who’s abilities are constantly improving, you’ll often reach a point where what once took you 5 hours now takes you an hour. Once that happens, the multiple price strategy is no longer needed. Give them your flat rate and do an excellent job : ). - Be sure that, along with your price, you give them your options for accepting payment.

Offer A Satisfaction Guarantee - Once you’ve given them the price, be sure to include your satisfaction guarantee. Let them know that you’re committed to working on the project until they’re fully satisfied and then, once they’ve accepted your proposal, stick to it. There’s always the possibility that it can backfire with a client who just doesn’t ever seem to be satisfied (we can talk about dealing with them another day), but the vast majority of the time a solid guarantee will give your clients an extra vote of confidence and help to close the deal. There’s always the possibility of a project costing you more time than it’s worth, but no matter. Give the project your absolute best and learn everything that you can. Satisfied customers often end up being repeat customers and they are more than worth the time spent on those who may not appreciate your work.

End With A Call To Action - Finally, after all the details have been made clear, and the price and guarantee given, end with “what happens next.” Let them know exactly what they need to do to get started. If you require payment upfront, let them know where to send the money. If everything prior has gone well, you now have a client who’s excited and eager to see their project come to life and you want to make sure that they know what needs to happen next.
Write And Format Professionally - Nothing says “unprofessional” like a bunch of “misspellings”, grammatical errors, and “IM Style” typing. Take the extra time to proof read your proposal and fix any little errors that may have slipped in. Use spacing between your paragraphs and divide your various sections (Project Summary, Timeline, Price Quote, etc..) with subheadings. For extra points, put your proposal up on a password protected page (make sure the password works!) within your website. - Note: If you’re struggling with style or would just like some extra ideas/opinions, put together an example proposal and share it with family and friends along with a request for feedback.

And there you have it! Once the proposal has been accepted and the project complete, be sure to always ask the client if they have any suggestions for how you can improve and do even better work in the future. Ask them if your proposal was clear and ask, if you’re able, what the deciding factor was in choosing you to do the work. Take note of all you learn and apply it to the next proposal you write.

Although not directly related to “proposal writing”, here are two other tips that are worth mentioning:

Pre-Screen Your Clients - To save both you and your clients time and energy, it’s important to be sure that they are as informed and as prepared as possible before they contact you. This is where your website can step in and do its job. After they’ve browsed through your portfolio and decided to go for a price on your services, it’s important that you provide a clear path to follow. Create a page specifically for those interested in working with you. Outline the types of projects that you do and the processes that you use. Don’t hide your prices. As well as offering an hourly rate and flat rate estimates for various project types, I recommend mentioning that you’re always open to creative negotiations. You can often end up with “free projects” that more than pay what you would have charged them.

Respond Quickly - While not always possible, when you’re able to, respond to your prospective and active clients immediately. If you have an expected delay, let them know that you plan to be unavailable. Be punctual with all your appointments and make sure that you meet your deadlines. If you miss a deadline and you’re at fault, take a hit on your earnings. This will let the client know that you mean what you say and it will also help you to make sure it doesn’t happen again ; ).
Now go out there and do some excellent work : )
Jonathan WoldJonathan is a 20 year old freelance web developer/internet entrepreneur who enjoys writing, reading, Wordpress, CSS, and his mom’s excellent homemade meals. If you have any questions or comments regarding this article simply add them below or send him an email through his website, jonathanwold.com

Friday, November 21, 2008

Phọt ảnh tự sướng :D



Khu nhà nghỉ


Massage kiểu Thái


Hoành tá tràng


Đội bay


Hồ cá, cực nhiều cá to


Đêm xuống


Vưỡn chỗ đấy


Đường vô


Pimai Park


Same


With ... quên mịa tên rồi Tên bọn TQ này khó nhớ



With Li Zhien (ếch biết viết đúng không )


Cười ác chiến


FAFADFF

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ BẰNG CẤP

Trong xã hội hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi.
Một tình huống, dù không phổ biến lắm nhưng đã xảy ra trong thực tế với hai loại người, có bằng cấp và không có bằng cấp. Khi đứng trước cơ ngơi của công ty nào đó mà cả hai đều muốn đặt chân vào:
- Người có bằng cấp sẽ giải quyết việc này thật đơn giản; đàng hoàng, đĩnh đạc bước vào chưng bằng cấp, học vị, nêu nguyện vọng với người tuyển dụng, rồi đề nghị mức lương tương xứng – Có khi cao đến nỗi làm người trả lương phải đắn đo.
- Người không bằng cấp thừa biết mình khó có thể vượt qua cửa ải này cho nên đã tìm một con đường vòng để lọt vào bên trong Công ty. Bằng cách nào? - Quyết định tìm cách mua đứt cơ ngơi này! Trong hoàn cảnh nghiệt ngã với người này có thể là rào cản, nhưng với người kia có khi lại là một lực đẩy giúp họ bật dậy vươn lên, vượt qua chính bản thân mình!
Một công việc khai thác hết sở trường, một môi trường làm việc đủ để tung hoành khai phá, một mức thù lao cao, ổn định.., luôn là điểm nhắm hấp dẫn đối với nhiều người ... Để chiếm giữ những vị trí sáng giá này, kẻ trước người sau xếp hàng lũ lượt. Cái hàng rồng rắn đó được xếp khít khao đến nỗi người không có bằng cấp khó có thể chen chân.
Khó chen chân thì tìm cách khác vậy. Một số người nổi trội đã quyết định bay lên…, lúc đó sẽ không còn hàng, lối, thứ tự trước sau, ngã ba, ngã tư, đèn xanh đèn đỏ hay barie gì gì cả.
Tận dụng mọi nỗ lực của bản thân, người không bằng cấp quyết đạt bằng được điều mình khao khát – thay vì nhận lương họ phấn đấu trở thành người trả lương! Trong trường hợp này, xã hội thường mở lòng thừa nhận, nhưng không phải là không có người xét nét, quay lưng.
Sự nỗ lực vươn lên của những người không bằng cấp thường rất cay nghiệt, chỉ có những người đồng cảnh ngộ mới thấu cảm. Họ không bị áp lực bởi giờ lên lớp, hạn nộp bài, ngày thi cử vì, 24 giờ trong ngày với họ đều là giờ học tập! Thầy, cô của họ vào ban ngày là những người mà họ tiếp xúc, giao tiếp, là công việc; vào ban đêm là sách vở, tài liệu, máy tính... Họ tận dụng mọi cơ hội để tích lũy thêm kiến thức. Bởi, họ ý thức được rằng: tự học và tự đào tạo sẽ giúp con người ta thích nghi mọi hoàn cảnh và là một trong những con đường ngắn nhất tìm đến sự thành công một cách bền vững.
Và rồi cũng đến ngày hái quả, bằng cấp của họ không phải là tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp của những trường danh tiếng nào đó mà chính là những gì họ cống hiến cho xã hội: Những công ty hay tập đoàn do họ làm chủ, những thế hệ kế thừa do họ đào tạo, những công ăn việc làm do họ tạo ra cho nhiều người, những công trình kiến trúc do họ làm chủ đầu tư, những quyển sách chính họ là tác giả, những công trình nghiên cứu cũng chính họ là chủ đề tài. Và…v.v...
Tuy vậy, trong xã hội hiện nay số người tiềm tàng tố chất làm chủ có, nhưng chưa nhiều, vì nhiều lẽ. Trong đó, không thể không đề cập: dù có không ít người trân trọng thành quả của những người tự học, tự đào tạo, có ý chí vươn lên, nhưng môi trường chung của xã hội hiện nay là chưa thật màu mỡ để giúp họ ươm mầm khát vọng. Đành rằng việc học ở trường sẽ giúp con người ta thu nạp kiến thức một cách có hệ thống, bài bản; nhưng, không phải ai ai trong xã hội cũng chọn, hoặc có điều kiện đến trường để học.
Đề khẳng định mình, những người không bằng cấp gần như phải tự bơi trong dòng nước ngược. Vừa bươn chải kiếm sống, vừa tự học, tự đào tạo rất cật lực mới có thể được xã hội thừa nhận. Còn thì trong quá trình loay hoay tìm đường vươn lên, có không ít trường hợp, dù đã tích lũy được kiến thức, đạt được trình độ chuyên môn ngang ngửa hoặc vượt trội hơn người có bằng cấp, nhưng một số người trong họ vẫn chưa được đối xử công bằng.
Sự ưu ái thái quá đối với bằng cấp đã làm không ít người xem con đường thi cử là con đường duy nhất để tiến thân, dẫn đến gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp... Lại có một số người trẻ cho rằng thi rớt là dấu chấm hết của cuộc đời mình, rồi hành xử tiêu cực... Trong khi đó cơ chế sử dụng nhân lực còn nhiều khiếm khuyết là một trong những nguyên nhân dẫn tới hệ quả như hiện nay: nhiều người biết làm việc nhưng không có việc làm, nhiều người được việc làm nhưng không làm được việc.
Để công bằng hơn với những người tự học, tự đào tạo, để khuyến khích ý chí tự học ở mỗi người, xã hội và Nhà nước cần thay đổi tư duy sử dụng nhân lực. Lấy chất lượng bằng cấp, thực tài, đạo đức của mỗi con người làm trọng. Và có lẽ từ nay từng người trong chúng ta nên bắt đầu hình thành một thói quen trong giao tiếp, ứng xử. Thay vì hỏi: “Bạn có bằng cấp gì?” thì hãy hỏi một câu khác thực tế và nhân văn hơn: “Bạn đã và sẽ làm được những gì?”
….Đức Phật có nói “Giáo lý của ta là ngón tay chỉ mặt trăng”. Mặt trăng là chân lý. Ngón tay chỉ cho ta chân lý đó. Cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng. Chỉ một câu nói này thôi khiến đạo Phật khác hẳn các tôn giáo khác. Lời dạy đó có thể áp dụng cho mọi trường hợp, từ chuyện cao siêu nhất, đến chuyện tự học và tự đào tạo của con người, nhất là những người trẻ vừa thi rớt đại học vừa qua. Thay vì sầu não, tiêu cực hãy một mình tìm đến ngôi chùa nào đó thanh tịnh nhất, nhìn Phật, rồi suy nghiệm: bằng cấp không phải là mặt trăng, chỉ là ngón tay, mà chưa chắc là ngón tay duy nhất. Có thể có ngón tay khác, ngón tay chỉ mặt trăng đang nằm trong lòng của mỗi chúng ta.
Những người trẻ ơi, hoài bão của các bạn chính là mặt trăng đấy.
TẠ THỊ NGỌC THẢO

Kinh nghiệm viết bài luận văn ở Anh

Tôi đang trong trong giai đọan cố gắng mở rộng phạm vi đề tài của blog và gia tăng số lượng người tham gia đóng góp bài cho blog, vì vậy tuần này tôi xin giới thiệu một bài viết của một học trò cũ-kiêm-đồng nghiệp đang theo học chương trình thạc sĩ ngành International Relations ở một trường đại học uy tín ở Anh. Nhận lời mời của tôi, tác giả đã cố gắng “nhín bớt thời gian ăn chơi” (theo đúng ngôn từ của tác giả dùng) để đặt bút viết một bài chia sẻ chút ít kinh nghiệm viết luận văn cho những ai dự định theo học chương trình Thạc sĩ ngành khoa học xã hội ở Anh. Mặc dù tác giả ghi chú bài viết dành cho đối tượng theo học chương trình Thạc sĩ khoa học xã hội ở Anh, nhưng tôi thấy nội dung bài viết cũng phù hợp cho nhưng ai sẽ học chương trình sau đại học ở Mỹ.
~.~.~.~.~
Kỹ năng viết luận ở trường đại học
Nếu một ngày đẹp trời nào đó, bạn được đi du học, ngoài quần áo, mỳ gói, nước mắm, bột nêm,… bạn chắc hẳn sẽ lo lắng về kỹ năng viết luận của mình. Nỗi lo này tăng lên gấp bội nếu bạn sắp học một ngành thuộc về nhóm khoa học xã hội. Nó càng tăng lên gấp chục lần nếu bạn sắp học một ngành khoa học xã hội mà chương trình giảng dạy sẽ khác rất nhiều so với chương trình cùng tên ở Việt Nam (tin buồn: hầu như ngành nào cũng vậy). Nỗi lo có thể giảm bớt chút ít nếu bạn chỉ mong muốn đối phó cho qua vì tiền học phí không phải là tiền của bạn (của ba mẹ chẳng hạn). Nghĩa là, nếu mong muốn của bạn chỉ là đạt điểm trung bình để tiếp tục nhận trợ cấp, cẩm nang này có thể giúp ích đôi chút.
Ghi chú: Dành cho chương trình Thạc sĩ khoa học xã hội ở Anh.
Các bước thực hiện:
1. Đặt câu hỏi: Bài luận là gì?
Sai. Câu hỏi đúng phải là: “Tại sao phải viết luận?” hay “Có cách nào không cần viết luận vẫn tốt nghiệp được không?”
Trả lời: Bài luận cần phải viết để được chấm điểm. Chấm điểm cần diễn ra để biết sinh viên hiểu vấn đề đến đâu. Điểm cần có để ghi vào tờ giấy đính kèm bằng tốt nghiệp.
Một khi đã hiểu ra rằng không có cách nào tốt nghiệp mà không cần viết luận, sinh viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chấp nhận rằng, viết luận sẽ trở thành một phần cuộc sống của mình, từ đó có cái nhìn nhân ái hơn về nó. Viết luận là cơ hội thể hiện ý tưởng và quan điểm của mình (không phải ai cũng được quyền nói ra những gì mình nghĩ), và để rèn luyện kỹ năng tổ chức và phân tích (rất cần thiết cho cuộc sống sau này).
2. Đề bài
Đọc thật kỹ đề bài, gạch dưới những từ chính, đọc lại đề bài, nhấn giọng ở những từ chính (hay gạch dưới những từ chính lần thứ hai), đọc kỹ đề bài, đọc thật kỹ, đọc… thật… kỹ…
Xin lỗi vì nhắc đi nhắc lại, bởi vì tôi đã hơn một lần (không dám nói bao nhiêu lần) bị phê là lạc đề.
3. Đọc
Đừng nghĩ tôi lạc đề vì bài đang về kỹ năng viết, sao lại xuất hiện kỹ năng đọc? Không đâu, bởi vì đọc là giai đoạn rất quan trọng trước khi viết - không có đọc thì không có viết. Vì vậy, vấn đề ở giai đoạn này trở thành “làm sao đọc có hiệu quả.”
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác chuyên về kỹ năng đọc, ở đây tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn kinh nghiệm “đối phó” của tôi.
Đọc có mục đích. Cái thuở ban đầu ngu ngơ ấy, tôi cầm cuốn nào lên cũng đọc đầy đủ, bụng nghĩ thầm không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Nhưng tôi đã lầm to, bề ngang là bề ngang mà bề dọc là bề dọc, trong cái thời buổi sách vở nhiễu nhương gác đầy thư viện thế này, chưa kịp bổ bề nào thì hạn nộp bài đã tới. Vì vậy, hãy đọc chọn lọc! Tiêu chí để chọn chính là cái đề bài. Trước tiên, chọn tài liệu từ danh mục cần đọc của môn học, rồi nếu rảnh thì tìm thêm sách từ danh mục của thư viện. Đối với sách, cầm lên, đọc tựa đề, tác giả, mở ra, năm xuất bản, mục lục, tên chương, số trang, nhảy đến trang đó, liếc liếc, lật lật, liếc liếc, liên quan đến đề bài thì cầm, không thì trả sách lại lên kệ. Đối với bài báo (thường là bản điện tử) đọc tựa đề, tác giả, tên tạp chí, năm xuất bản, bản tóm tắt, không liên quan, nhấn x để đóng, nghi ngờ liên quan, kéo chuột xuống, vừa kéo vừa liếc, vừa kéo vừa liếc.
Bắt đầu đọc thật sớm. Thường mỗi môn học, đề bài viết được cho ngay từ tuần đầu tiên, cùng với danh mục sách cần đọc của môn. Ngay lúc đó, nếu bạn đọc danh sách các đề bài để chọn, bất kỳ đề tài nào cũng đại loại như “Hãy tả cô Hoa Thị Mộng Mơ ở phố Gà Mờ” và mồ hôi bạn lấm tấm trên trán, cô Mộng Mơ là ai, phố Gà Mờ ở đâu. Chỉ có một cách để tìm ra: bắt đầu liếc ngay các tài liệu cần phải đọc của môn học đó.
Ghi chú khi đọc. Trước tiên, ghi chú tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, cứ như thể bạn sẽ gõ nó trong phần sách tham khảo ở mỗi bài viết. Sau đó thì ghi chú những nội dung khác tuỳ thích.
Một vài gợi ý khác. Có những cuốn sách dễ đọc (như truyện tranh), có những cuốn không thể nào nhai nổi (tất cả đều nằm trong danh mục sách cần đọc). Bạn cần có chiến thuật dự phòng để tiếp cận nguồn tri thức đóng kín đó. Google tên sách, tên tác giả rồi gõ thêm từ “review”, hy vọng rằng ai đó đã từng giải mã được cuốn sách sẽ chia sẻ chút ít với bạn. Hoặc vào lớp, nhìn quanh, thế nào mỗi lớp cũng sẽ có một anh chàng mắt kính thật dày, đầu tóc hơi rối, mặt mũi khôi ngô, người mà bạn nhủ thầm, “ôi, chàng sẽ ở trong trường đại học suốt đời vì cuộc đời ngoài kia rất tàn nhẫn,” bạn sẽ tìm cách tiếp cận chàng, khẽ nhắc đến tên những quyển sách kia, và chàng sẽ tự động tuôn ra nội dung quyển sách như cái máy tự động ở căng tin tuôn ra cà phê mỗi khi được bỏ tiền vào.
4. Viết
Hoá ra cái giai đoạn mà bạn tưởng là đầu tiên lại nằm tít dưới này.
Outline. Đừng bao giờ viết mà không có outline! Nếu muốn, thì cứ viết không có outline, nhưng đừng bao giờ hỏi tại sao điểm thấp.
Outline là gì? Outline là bộ xương của bài, như cơ thể con người vậy, thịt có thể đẹp, nhưng xương không vững thì đừng mong đi đứng gì được.
Bộ xương của mỗi bài luận gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. (Đừng ngáp!) Mở bài chiểm khoảng 7-8% toàn bộ bài, kết luận 12-15%, còn lại là thân bài. Phần mở bài, sau khi à ơi đưa đẩy, bạn nhất thiết phải nói rõ mình định làm gì trong bài, nghĩa là lặp lại máy móc hay sáng tạo cái đề bài, kèm theo miêu tả bài văn sẽ gồm phần một nói về cái này, phần hai nói về cái kia, phần ba nói về cái nọ… Phần kết luận sẽ hao hao anh em cột chèo với phần mở bài, cũng lặp lại cái đề bài, tóm tắt lại những gì mình đã nói. Tuyệt đối đừng bao giờ bắt chước phim Hồng Kông câu khách bằng cách gợi ra đề tài mới trong phần kết luận.
Phần đau khổ nhất là phần thân bài. Có truyền thuyết cho rằng giáo sư chỉ đọc mở bài với kết luận thôi rồi cho điểm, nhưng trong khi đợi truyền thuyết được kiểm chứng, tốt hơn hết cứ lên kế hoạch cho phần thân bài. Đây là phần liên quan mật thiết đến phần kỹ năng đọc ở trên. Nhờ đã đọc, đã ghi chép, đã suy nghĩ, bạn mới có thể biết mình sẽ viết những gì. Lúc đọc, bạn sẽ rất hoang mang, giống như khi bạn giũ một tấm thảm cũ, bụi tung mù mịt, nhưng khi bụi lắng xuống, hy vọng bạn sẽ thấy ra cái gì đó (vài con bọ chét chẳng hạn). Hy vọng sẽ có nhiều ý tưởng nhảy ra vù vù, bạn hãy tóm lấy chúng và nhóm chúng lại, ý tưởng nào thừa thãi thì bỏ đi, đừng tham lam. Các nhóm ý tưởng sẽ là phần thân bài. Nhưng bạn phải nhớ là ý tưởng này là từ quyển sách nào nhảy ra và ghi rõ, đừng dại dột nghĩ rằng đó là ý tưởng của mình và phạm phải lỗi lầm to lớn nhất đời sinh viên là đạo văn. Và cũng đừng cãi chày cãi cối đấy là ý tưởng độc nhất vô nhị của riêng mình, bởi vì đâu đó, trong những dãy sách vô tận nằm im lìm trên kệ, một quyển sách nào đó đã nhắc đến nó rồi. Bất hạnh thay, chính ông thầy của bạn đã viết quyển sách đó. Thế thì tại sao, thay vì đưa mình ra chịu trận, bất kỳ những gì bạn nói, bạn viết, hãy tìm một bức bình phong nào đó che chở. Anh hùng Núp vẫn là anh hùng kia mà!
Ngôn ngữ. Ngôn ngữ dùng trong các bài luận thật đáng chán, nghiêm túc và cứng nhắc, không thể nào du dương, bay bổng. Biết sao được, nó vốn là vậy. Từ ngữ là da thịt của bài, đắp lên bộ xương đã có. Da thịt cũng cần đẹp, nhưng thông thường cứ theo đúng 3 phương châm sau là được,
nghiêm túc (không viết tắt, không tiếng lóng, không văn nói),
rõ ràng (ý của tôi là vầy, tôi muốn nói đúng cái ý này chứ không phải ý kia),
mạch lạc (câu sau của tôi liên quan đến câu trước, đoạn sau của tôi liên quan đến đoạn trước, cả bài của tôi là một khối thống nhất)
Nếu học ở Anh, bạn phải dùng tiếng Anh. Tiếng Anh hơi khác tiếng Mỹ. Nếu bạn đọc sách do người Mỹ viết, đôi lúc bạn gật gù tâm đắc sao mà họ viết rõ ràng dễ hiểu đến vậy. Nếu bạn đọc sách do người Anh viết, bạn vò đầu bức tóc không hiểu tác giả đang giấu điều gì sau những trang sách tiếng Anh mượt mà, đầy kín những danh từ mà bạn nghi ngờ chúng có họ hàng với tiếng Latin! Bản thân tôi luôn gặp vấn đề với những ông thầy người Anh chính gốc, đa số bài viết của tôi cao điểm hơn nếu giáo sư là người Mỹ hay người Đức. Tuy nhiên, tôi vẫn trung thành với nguyên tắc của mình. Đơn giản vì trình độ tiếng Anh của tôi không cho phép tôi bay bổng; đơn giản hơn nữa là tôi cần hiểu được mình đang viết cái gì.
5. Kiểm tra
Sau khi viết xong, nếu còn thời gian, bạn nên đọc lại và kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp, lập luận… Còn thời gian nữa thì nhờ bạn bè đọc giúp và góp ý.
Vậy là xong. Chúc bạn may mắn.
Nguyễn Thanh Bình

Tuesday, November 18, 2008

Người Mỹ đã quên tự do













Một cuộc điều tra của Trung tâm Đạo luật thứ nhất tại Mỹ đã đi đến kết luận gây sốc: hầu hết công dân Mỹ không biết đến 5 quyền tự do cơ bản được qui định trong HIến pháp.
5 quyền tự do cơ bản theo thứ tự gồm:

1. quyền tự do báo chí

2. quyền tự do kiến nghị

3. quyền tự do tôn giáo

4. quyền tự do ngôn luận

5. quyền tự do hội họp hoà bình
Cuộc nghiên cứu cho thấy chỉ có 3% người Mỹ nhớ về điều khoảng “tự do kiến nghị” hay quyền được tham vấn ý kiến nằm trong số 5 quyền tự do cơ bản.
Tuy nhiên quyền tự do ngôn luận được một số đông nhớ đến: 56%.
Các quyền tự do khác trong Hiến pháp bộc lộ cũng chỉ là sự mơ hồ mờ nhạt: quyền tự do tôn giáo có 15% người biết, cùng con số đó là quyền tự do báo chí ghi trong hiến pháp trong khi 14% biết họ có quyền tự do hội họp biểu tình.
Số người nhớ đến quyền tự do ngôn luận là thấp nhất trong các cuộc thăm dò, được tiến hành hàng năm trong 11 năm qua.
Điều làm cho cuộc thăm dò năm nay gây sốc hơn là ở chỗ có đến 4/10 người được hỏi chẳng nói ra được bất cứ quyền nào trong 5 quyền trên.
Cho dù các quyền tự do có được bảo đảm, thì cũng chẳng nghĩa lý gì khi mà các quyền đó chẳng được biết đến hay được đòi hỏi đến.
Phát hiện này cho thấy những người Mỹ hiện đại chẳng còn có cùng lối suy nghĩ như những người sáng lập nước Mỹ.
Ngày nay, như đã thấy, rất nhiều người Mỹ không còn quan tâm đến các quyền tự do cơ bản mang tính pháp lý và họ thực sự đang phó mặc chúng cho Nhà nước hay các chính quyền liên bang. (cũng như dân các nước khác mà thôi, ở điểm này người Mỹ = hay kém hơn dân nước khác).
Hơn 2 thế kỷ trước, các nhà sáng lập ra nước Mỹ đã nhanh chóng hiện thực hoá các quyền tự do cá nhân đã được qui định trong hệ thống các bang riêng rẽ khi thành lập một nhà nước liên bang mạnh.
Năm 1791, 4 năm sau tuyên bố hiến pháp Mỹ, các bang đã phê chuẩn Đạo luật thứ nhất cùng với bản Tuyên ngôn nhân quyền để bảo đảm nhà nước CQ liên bang mạnh sẽ không chà đạp lên các quyền tự do và nhân quyền cơ bản.
Ngoài ra, các quyền nhìn chung đã bị lãng quên trong xã hội Mỹ, có nghĩa là hầu hết người Mỹ đã không còn thân thuộc với các quyền tự do mà Hiến pháp Mỹ bảo vệ.
Quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng thuộc về số các quyền qui định trong đạo luật thứ nhất nhưng các quyền này được đưa vào trong Hiến pháp bởi Tuyên ngôn nhân quyền. Theo lẽ thường, hầu hết người Mỹ được hỏi còn nhớ về chúng. Nhưng với quyền tự do báo chí, hay quyền hội họp hay quyền được tham vấn ý kiến, nhìn chung đã chìm vào quyên lãng.
Cuộc thăm dò về Đạo luật thứ nhất, do Trung tâm về Đạo luật thứ nhất thực hiện ( http://www.firstamendmentcenter.org/ ), họ hỏi những người Mỹ trưởng thành về hiểu biết của họ về các quyền con người được viết trong Đạo luật thứ nhất.
Cuộc thăm dò năm nay còn cho thấy phần đông người Mỹ thừa nhận rằng trong các trường hợp đặc biệt, CQ liên bang có thể được phép can dự hay thậm chí kiểm soát quyền tự do cá nhân.(hết ý! tinh thần Hiến pháp tối thượng ở đâu?).
Và cái gây sốc nhất của cuộc thăm dò: hầu hết người Mỹ không thể gọi tên năm quyền tự do cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp.
“Quốc hội không được đặt ra luật liên quan tổ chức tôn giáo, hay ngăn cấm sự thuyết giảng tự do về nó; hay hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí hay quyền được hội họp một cách ôn hoà, và quyền được bày tỏ ý kiến với CQ để sửa đổi sự bất bình.” Đạo luật thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.
Bình luận: Hầu hết dân Mỹ đều không biết để vận dụng những quyền này theo cách có lợi cho mình. Chẳng hạn việc không được bầu người đứng đầu NN một cách trực tiếp mà chỉ được bầu Elector rõ ràng vi phạm thô bạo tinh thần tự do cá nhân tối thượng của Đạo luật thứ nhất của Hiến pháp Mỹ giống hệt như điều 4 nước nọ (theo ý kiến của họ). Không những vậy việc chỉ có 2 Đảng con voi và con lừa được quyền giới thiệu ứng viên TT còn trực tiếp vi phạm vào điều 5 Đạo luật thứ nhất của Hiến pháp Mỹ: 5.assemble peaceably.Có thể nói Đạo luật thứ nhất của Hiến pháp Mỹ là một trong những văn minh tiến bộ của nhân loại. Chỉ có điều đáng tiếc là nó tồn tại quá ngắn ngủi. Giờ đây đây chỉ còn lại một ít dấu vết mờ nhạt trong tâm tưởng người Mỹ. Nếu cố gắng đi tìm chỉ còn bắt gặp vô số những vận dụng méo mó đến khiếp sợ của những quyền này.

1. quyền tự do báo chí: báo chí Mỹ từ lâu đã bị các thế lực hắc ám kiểm soát. Những ý kiến bất đồng không bao giờ được giới truyền thông đăng tải. Một số nick như Codep muốn đi tìm nguồn độc lập có lẽ dễ nhất là tìm cái không độc lập rồi loại ra. Chỉ sợ lúc ấy được con số 0 tròn chĩnh. Không những vậy quyền này còn bị lợi dụng để tuyên truyền cho đủ thứ tệ nạn: bạo-lực, tình-dục, mại-dâm… Và chỉ còn là cái xác thối để Mỹ đi rao giảng với các nước khác. Một ví dụ: Rút kinh nghiệm từ CT VN, nơi báo chí đưa tin bất lợi cho CQ, tạo ra làn sóng phản đối, biểu tình khổng lồ ủng hộ VN. CT Iraq 2003, giới truyền thông bị kiểm duyệt tuyệt đối. Những phóng viên nào, hãng tin nào được quyền đưa tin do BQP Mỹ duyệt. Mỗi PV khi đi Iraq đưa tin phải ký với BQP một cam kết được đưa tin nào, lúc nào do BQP chỉ định.
2. quyền tự do kiến nghị: cứ kiến nghị thoải mái chẳng ai nghe. Cuộc đấu tranh để đòi quyền kiến nghị nhiều khi đã đi đến chỗ bạo-lực, tiêu cực như tổ chức Hoà bình xanh thường tiến hành. Khi mà hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối CT Iraq, thì như Cheney nói cứ chiến “thì đã sao?”. Sao nhỉ, dân Mỹ đã quên quyền rồi.
3. quyền tự do tôn giáo: bản chất mọi tôn giáo đều tốt đẹp nhưng khi các thế lực đen tối đã kiểm soát, dung túng cho tôn giáo và lợi dụng nó thì lại là chuyện khác. Kinh thánh viết trên da dê đã không còn giống kinh viết trên giấy nữa. Giờ nó là chiêu bài tủ để ru ngủ dân chúng trong ngu muội, là cái cớ để can thiệp vào nội bộ các nước dưới chiêu bài tôn giáo. Thế cho nên mới có những câu chuyện bi hài, cha lại toàn xơi gái tơ, lại còn hấp diêm trẻ em, cả đồng giới. Rồi vác tiền của con chiên đi đền. Chuyện như thế chỉ có ở nước Mỹ và một số tư bản khác.
4. quyền tự do ngôn luận: được 56% nhớ đến chỉ chứng tỏ dân Mỹ hay phát ngôn bừa bãi mà không chịu nhìn lại mình. Là một cái cớ khác để Mỹ lợi dụng vào việc can thiệp.
5. quyền tự do hội họp hoà bình: assemble mãi mà chỉ có mỗi con voi vơi con lừa. Biểu tình thì thoải mái nhưng CQ chẳng mảy may rụng đến cái lông chân vì vô số các điều luật khác. Các nước tư bản gộc ít khi có CQ phải ra đi vì biểu tình, trái lại nhiều nước khác như Thái lan, Indo…thì khác. Họ tiến bộ hơn Mỹ chăng!



Ảnh minh họa Nữ thần tự do nổi giận

Research Methodology

abc