"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Wednesday, September 28, 2011

Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi


Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vun vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc...Xin con hãy bao dung!

Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!

Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.

Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.

Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.



Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".

Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.

Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.

Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...

Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...

Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...

Bố mẹ...

PIERRE ANTOINE

Sunday, September 25, 2011

Việt Nam - Hoa Kỳ - Nga (Vietnam - the US - Russia)

Không lẽ Mỹ có "bố nước Mỹ", Nga có "người mẹ Nga", mà người Việt anh hùng lại không có "Mẹ Việt Nam anh hùng". Ta không thể kém mấy nước đó được (trừ kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục ...)



Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam, mà còn lớn nhất Đông Nam Á, với nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m.



4 vị tổng thống: Georges Washington (tượng trưng cho sự đấu tranh giành độc lập), Thomas Jefferson (tượng trưng cho nền dân chủ của nước Mỹ), Theodore Roosevelt (tượng trưng cho sự bảo vệ thiên nhiên) và Abraham Lincoln (tượng trưng cho sự tự do) trên đỉnh Rushmore, mỗi khuôn mặt có chiều cao 18 mét, con mắt dài 3 mét, khoé miệng 5,5 mét, sống mũi 6 mét. Nếu lấy đầu tượng làm “chuẩn”, nhân theo tỷ lệ thì tượng toàn thân một vị tổng thống sẽ cao 215 mét




Bức tượng người mẹ nước Nga, đây là một bức tượng nổi tiếng ở Mamayev Kurgan thuộc tỉnh Volgograd, Nga để kỷ niệm cho trận đánh lịch sử Stalingrad. Khi được dựng lên vào năm 1967, nó là bức tượng cao nhất trên thế giới với chiều cao tổng cộng là 85 m (tính từ mũi thanh kiếm).
---------------------------------------------------------------------

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đó là đạo nghĩa của người Việt Nam. Nhưng đạo nghĩa của người Việt còn có những câu như "Lá lành đùm lá rách", "một miếng khi đói bằng một gói khi no", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"...Khi mà trẻ em còn phải đu dây, bơi qua sông đến trường, khi mà các em học sinh tương lai của đất nước 1 tháng chỉ có 5kg gạo và 5000 đồng thức ăn, thì 410 tỷ đồng kia liệu mẹ Thứ có vui? Nhân dân có vui? Trẻ em có vui? Chỉ chắc chắn có vài người vui.

Saturday, September 24, 2011

The Best Remix

Loved To Be (Original Mix) [Infrasonic Progressive]



Serendipity (Original Mix)



Your Own Way (Benya Remix) GDJB 21 Feb 08



Lemon Tree-Fool's Garden (Remixed)



Right Here Waiting For You [REMIX!]



We Are The World - Rebel Remix



Dua be


Monday, September 19, 2011

Nối vòng tay lớn

Đã là thanh niên - là người Việt - cùng chung máu đỏ da vàng - tay trong tay hãy nắm chặt tay
(Post nhân có nhiều tâm sự, nói ra dễ bị coi là "phản động" lắm, hik)


Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày
Giòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời
Và nụ cười nối trên môi.

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền
Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh

Monday, September 12, 2011

Những người thầy 'bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông...'

Mang về đây chả phải biện minh cho một bộ phận giáo viên không xứng đáng. Mang về đây cũng chả phải ước mong lương giáo viên sẽ đủ sống. Mang về đây cũng chả để kêu khổ, cũng chả để than vãn tại sao chất lượng giáo dục đi xuống. Mang về đây chỉ để thấy bản thân mình dẫu còn muôn nghìn khó khăn nhưng vẫn dễ thở hơn một số đồng nghiệp của mình.
Than ôi, những người thầy, người cô, những người chèo đò đưa học sinh đến bến bờ tri thức, người đặt nền móng, người bắc cầu đưa các em đến với tương lai bằng hành trang tri thức đủ đầy.

Anh Nhân, anh Luận các anh nói đến những dự án hàng trăm ngàn tỷ, với hàng ngàn Tiến sĩ ngồi bàn giấy với hàng triệu đô la đào tạo ... trong khi giáo viên "nền" với "móng" là thế này đây. Nên nhớ đây mới là hiện tượng được báo nêu, còn hàng vạn, hàng vạn những thầy cô ở A Pa Chải, ở Xín Thầu, Chung trải, Trạm Tấu, làng Nhì nữa các anh ạ !!!

Vì sao nên nỗi những người thầy "bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông ..."


Nhìn những giọt nước mắt lăn trên gương mặt khắc khổ của các cô giáo mầm non Mậu Lâm (Như Thanh- Thanh Hóa) vì buộc phải bỏ việc do thu nhập một tháng chỉ trên dưới 500 ngàn đồng, dư luận không thể không bức xúc cho hiện tượng đáng xấu hổ của ngành giáo dục.

Giọt nước mắt của cô giáo mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá. Ảnh: Lê Hoàng. VnExpress
Cơ chế, cơ chế và cơ chế!

Cái xấu hổ ở đây là một cơ chế làm con người, nhất là những con người làm một cái nghề cao quý là nghề giáo phải rơi nước mắt chua chát cho thân phận mình.

35 giáo viên ở trường mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá đồng loạt muốn nghỉ việc chỉ là giọt nước làm tràn ly. Đây đó trên khắp cả nước, những giáo viên mầm non khác đang muốn bỏ việc hay chán ngán với nghề nghiệp của chính mình còn rất nhiều.

Với thu nhập 500 ngàn đồng một tháng, sau khi trừ tất cả các loại tiền bảo hiểm y tế, xã hội, công đoàn là số tiền 35 GV này nhận được, chưa bằng một bát phở "đại gia" của thành phố.

Còn nhớ hồi đầu năm nay, tại cuộc họp giao ban ở nhiều huyện thuộc Hà Tây, lãnh đạo địa phương cho biết khi đi kiểm tra, đã phát hiện ra thực tế là rất nhiều giáo viên mầm non vì lương quá thấp đã nghỉ không lương để mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu để đảm bảo cuộc sống.

Đành rằng, mức lương chung của ngành giáo dục không thể thay đổi vì còn phải "nhìn ngó" các ngành khác, nhưng cả xã mới có một trường mầm non, chẳng lẽ địa phương không phụ thêm vào cho vài chục giáo viên đủ sống để yên tâm với nghề? Chẳng lẽ người lãnh đạo trường hay ngành giáo dục địa phương không biết rằng, họ có thể an tâm làm việc với số lương ít ỏi ấy?

Có đủ sống, mới làm nghề đàng hoàng

Cách đây hơn một năm, GS Hồ Ngọc Đại có kể một câu chuyện rất đáng suy nghĩ. Trong thời gian sau đổi mới, ông đã thu thêm tiền phụ huynh để tự tăng lương cho giáo viên của mình.

Ông giải thích với phụ huynh: Tôi sẽ thu tiền của phụ huynh, thông qua cô giáo, trả lại cho con các vị. Tôi lấy số tiền ấy, trả thêm cho GV, để họ đủ sống. Khi thầy cô giáo sống đàng hoàng hơn, ra chợ đàng hoàng hơn, đến lớp đàng hoàng hơn thì thái độ đàng hoàng ấy con cái các vị hưởng. Ngoài ra tôi không dùng tiền đó để làm cái gì khác.

Đúng, người ta đã quên mất một điều vô cùng quan trọng đó là tư cách của giáo viên trên bục giảng. Đã là giáo viên thì phải có cái uy khi đứng trên bục giảng, thì nó mới tôn nghiêm. Nếu thu nhập của thầy cô giáo ấy không đủ nuôi bản thân mình, chưa nói đến phải nuôi con cái thì khi đứng trên bục giảng, người thầy ấy có tự tin không?

Đó là chưa kể, giáo viên rất khó làm thêm những việc khác để tăng thu nhập. Không phải giáo viên nào cũng có cơ hội dạy thêm một cách đàng hoàng (tức là phụ huynh có nhu cầu thực sự). Nghề giáo là một nghề rất đặc thù, khi mà cái uy khi đứng trên bậc giảng cực kỳ quan trọng đối với HS. Không có cái uy thì làm sao HS tôn trọng, nếu bản thân giáo viên tự ti với bản thân mình thì làm sao có uy với học trò?

Vĩ thanh khúc ca buồn

Những thầy cô “dứt áo ra đi” đều là những người có năng lực, khát khao cống hiến và họ có thể sống khá hơn từ thu nhập từ các công việc khác.

Lãnh đạo các trường có giáo viên bỏ việc đều lắc đầu buồn bã:

“Nhà trường đã cố gắng rất nhiều để tạo môi trường làm việc cho các cán bộ công nhân viên. Nhưng chế độ lương bổng là chung cho cả nước nên chúng tôi cũng không biết làm sao để các đồng chí trẻ yên tâm công tác”.

Mỗi khi có giáo viên nghỉ việc, chỉ có người trong cùng cơ quan là hiểu rõ nguyên nhân, còn tất cả học sinh có thương nhớ thầy cô của mình cũng chỉ biết ngơ ngác: “Vì sao…?”.
Ăn ở là thế này đây ...

Lớp học ở Ma Quai
Tạm biệt Ma Quai, Hậu trường phim, Phim,


Source: vietnamnet, va mot so nguoi anh khac

Friday, September 9, 2011

Module 3 & 4:Everyday Life - Loves and Hates

Thời hiện tại đơn giản (Simple Present):

Thời hiện tại được dùng để diễn tả:

a. Việc hiện có, hiện xảy ra

Ví dụ:
I understand this matter now.
This book belongs to her

b. Sự hiển nhiên lúc nào cũng thật/chân lý

Ví dụ:
The sun rises in the east and sets in the west
The earth goes around the sun

c. Một tập quán hay đặc tính

Ví dụ:
I go to bed early and get up early everyday.
Mr. Smith drinks strong tea after meals.

d. Chỉ việc tương lai khi trong câu có trạng từ chỉ rõ nên/thời gian

Ví dụ:
They go to London next month.
I come to see her next week.

Cấu trúc thì Hiện tại đơn

1.

Khẳng định

S + V + O

S: chủ ngữ (chủ từ)

V: động từ

O: tân ngữ

Chú ý:

“Câu” có thể có tân ngữ (O) hoặc không có tân ngữ

- Do (dùng cho các ngôi trừ ngôi thứ 3 số ít)

- Does (dùng ngôi thứ 3 số ít)

Phủ định

S + do not / don’t + V + O

S + does not / doesn’t + V + O

Nghi vấn

Do / does + S + V + O?

Don’t / doesn’t + S + V + O?

Do / does S + not + V + O?

Ví dụ;

Khẳng định

I/You/We/They like learning English

Phủ định

I/You/We/They do not like learning English

I/ You/We/They don’t like learning English

do not = don’t

Nghi vấn

Do you/we/they like learning English

Don’t you like learning English

Yes, S+do

No. S + don’t

2.

Khẳng định

She/He/It likes learning English

Phủ định

She/He/It doesn’t like learning English

She does not like learning English

does not = doesn’t

Nghi vấn

Does she like learning English?

Doesn’t she like learning English?

Yes, S + does

No, S + doesn’t

Câu nghi vấn có từ để hỏi (Wh-qs)

Wh- + do/does + S + V (inf)?

What does she do?

Where do they study?

Chú ý: Thời hiện tại thường, các ngôi (thứ nhất số ít/nhiều, thứ 3 số nhiều) được chia như ví dụ tổng quát 1, ngôi thứ 3 số ít (He, she, it – John, Mary, Lan…), ta cần lưu ý các quy tắc sau:

Phải thêm “s” vào sau động từ ở câu khẳng định, (V + s)

Ví dụ:
He likes eating fish.
She likes reading book

Ngoài việc “s” vào sau động từ, ta phải đặc biệt chú ý những trường hợp sau:

Những động từ (verbs) tận cùng bằng những chữ sau đây thì phải thêm “ES”

S, X, Z, CH, SH, O (do, go) + ES

Ví dụ: miss

miss

mix

mixes

buzz

buzzes

watch

watches

wash

washes

do

does

go

goes

Ví dụ:
He often goes to the company by bus.
Marry watches TV in her room.
2. Những động từ tận cùng bằng “Y” thì phải xét hai trường hợp dưới đây:

- Nếu trước Y là nguyên âm (vowel) thì sẽ chia như quy tắc là thêm “s” vào sau động từ

Ví dụ:
We play the football ---------------She plays the piano very well.

- Nếu trước Y là phụ âm thì sẽ chia như sau: (y-à ies)

We carry

She/he carries

They worry

She/he worries

Ví dụ:
He often carries clothes when he travels.

Các trạng từ dùng trong thời hiện tại thường.
- Never, occasionally, sometimes, no often, often, usually, always (Đây là các trạng từ chỉ tần xuất. Vị trí của những trạng từ này trong câu thường đứng:

- sau động từ to be: He is usually at home on Sundays

- don’t / doesn’t: He doesn’t often go to the church on Sundays

- và trước động từ chính: They never so to the cinema)

- Everyday, every week/month/year….., on Mondays, Tuesdays,…..Sundays.
- Once/twice/three times…a week/month/year…,
- Every two weeks, every three months (a quarter)
- Whenever, every time, every now and then, every now and again, every so often.




Collected and Edited by Mr Minh

Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu

Có thể một ngày chúng mình sẽ lại yêu
Nhưng không phải yêu nhau,
Mà là yêu người khác.

Anh sẽ nắm tay một người con gái
Dịu dàng hơn cả vuốt tóc em ngày xưa
Em vẫn lo lắng mỗi khi trời mưa
Nhưng đi đưa áo cho một chàng trai khác...

Bức ảnh cô gái kia có vô tình đi lạc
Em cũng chẳng ngồi tô vẽ cho xấu xí hơn em
Anh rồi cũng chẳng còn ghen,
Những chỗ không anh, em diện màu áo mới.
Tại đường phố đông người
Nên chúng mình cứ mặc sức lướt qua nhau.

Có thể một ngày em mặc áo cô dâu
Anh chụp ảnh cùng nhưng không làm chú rể
Những đứa con của em sẽ yêu thương cha mẹ
Trong bức tranh tô màu chẳng có khuôn mặt anh...

Giông bão đi qua ô cửa màu xanh
Em sẽ làm thơ về tiếng cười con trẻ
Về bữa cơm,về ngôi nhà và người em yêu hơn cả
Như anh nghĩ về vợ mình,về hạnh phúc bền lâu.

Có bao nhiêu sao sáng trên đầu
Em từng nghĩ chỉ anh là duy nhất
Nhưng cuộc đời nào đâu phải cổ tích
Chàng chăn cừu cũng đã bỏ đi xa...
Em nghe lại những bản tình ca
Vẫn dịu dàng,vẫn thiết tha như thế
Vẫn say mê như chưa hề cũ
Nhưng sao chẳng đoạn điệp khúc nào lặp lại như nhau

(st)

Module 2: You and Yours

1. DANH TỪ

Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều:

Về danh từ, rắc rối nhất cho người Việt chúng ta là cách chuyển hình thức số ít của danh từ sang hình thức số nhiều. Tại sao? Vì trong tiếng Việt, danh từ số ít, khi dùng với đơn vị đếm từ hai trở lên cũng giữ nguyên hình thức, không hề thay đổi (một con vịt, hai con vịt, ba con vịt...), còn trong tiếng Anh thì hình thức của danh từ có sự thay đổi từ số it sang số nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó nhớ những quy tắc sau đây, việc chuyển danh từ từ số ít sang số nhiều trong tiếng Anh cũng không đến nỗi phức tạp lắm.

- THÊM "S" vào danh từ số ít để chuyển thành số nhiều. Thí dụ:

Số ít Số nhiều

BEE = con ong BEES (2 con ong trở lên)

COMPUTER = máy vi tính COMPUTERS (2 máy vi tính trở lên)

HEN = con gà mái HENS (2 con gà mái trở lên)

- THÊM "ES" vào những danh từ tận cùng bằng CH, O, hoặc SH, hoặc S, hoặc X.

Thí dụ:

Số ít Số nhiều

ONE FISH = 1 con cá TWO FISHES = 2 con cá

ONE BOX = 1 cái hộp TWO BOXES = 2 cái hộp

ONE BUS = 1 xe buýt TWO BUSES = 2 xe buýt

ONE WATCH = 1 cái đồng hồ đeo tay TWO WATCHES = 2 cái đồng hồ đeo tay

POTATO = củ khoai tây POTATOES

TOMATO = trái cà chua TOMATOES

- Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ĐỔI Y thành I và THÊM "ES". Thí dụ:

Số ít Số nhiều

ONE BUTTERFLY = 1 con bướm TWO BUTTERFLIES = 2 con bướm

ONE BABY = 1 em bé TWO BABIES = 2 em bé

ONE LADY = 1 người phụ nữ TWO LADIES = 2 người phụ nữ


Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy tắc này mà chỉ thêm S vào thành KEYS.


* Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng, thí dụ như:

PIANO -;PIANOS, PHOTO -;PHOTOS...


Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, BỎ F hoặc FE hoặc FF và THÊM VES. Thí dụ:

Số ít Số nhiều

ONE WOLF = 1 con sói TWO WOLVES = 2 con sói (BỎ F, THÊM VES)

ONE WIFE = 1 người vợ TWO WIVES (BỎ FE, THÊM VES)


NGOÀI NHỮNG DANH TỪ THEO QUY TẮC TRÊN, CÓ NHIỀU DANH TỪ KHÔNG THEO QUY TẮC NÀO CẢ KHI CHUYỂN SANG HÌNH THỨC SỐ NHIỀU. CHÚNG TA CHỈ CÓ CÁCH HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ NÀY. SAU ĐÂY LÀ DANH SÁCH MỘT SỐ NHỮNG DANH TỪ CÓ HÌNH THỨC SỐ NHIỀU BẤT QUY TẮC THƯỜNG GẶP:

Số ít Số nhiều

MOUSE = con chuột MICE

GOOSE = con ngỗng GEESE

LOUSE = con chấy LICE

CHILD = đứa trẻ, đứa con CHILDREN

MAN = người, người đàn ông MEN

WOMAN = người đàn bà WOMEN

SHEEP = con cừu SHEEP (giống y như số ít)

TOOTHH = cái răng TWO TEETH = 2 cái răng

FOOT = bàn chân TWO FEET = 2 bàn chân

2. POSSESSIVE ’S AND OF (Sở hữu cách với ’s of)

Sở hữu cách nêu mối quan hệ giữa 2 hoặc nhiều danh từ với nhau. Có 2 loại danh từ (số ít và số nhiều) vậy ta nhớ có hai loại sở hữu cách hay cách sở hữu.

The noun's + noun: Chỉ được dùng cho những danh từ chỉ người hoặc động vật, không dùng cho các đồ vật.
Ex: The student's book, The cat's legs.
+ Đối với danh từ số nhiều đã có sẵn "s" ở đuôi chỉ cần dùng dấu phẩy
Ex: The students' book.
+ Nhưng đối với những danh từ đổi số nhiều đặc biệt không "s" ở đuôi vẫn phải dùng đầy đủ dấu sở hữu cách.
Ex: The children's toys, The people's willing
+ Nếu có hai danh từ cùng đứng ở sở hữu cách thì danh từ nào đứng gần danh từ bị sở hữu nhất sẽ mang dấu sở hữu.
Ex: Paul and Peter's room.
+ Ta chỉ sử dụng OF trước các danh từ chỉ đồ vật hay nơi chốn

Ex: a picture of a car chứ không phải a car’s picture


Source: collected and edited by Mr Minh


Wednesday, September 7, 2011

We are Vietnamese :(

Ở Thái mình hay đi ăn lẩu buffet (hot-pot) không chỉ vì rau Thái cực ngon, sạch mà quan trọng là giá rổ cũng rất phải chăng. Làm thêm chai Hong Thong hay Regency 300 bạt nữa là lai rai được cả buổi tối. Người Thái cực kỳ hiền hậu, thật thà và hiếu khách. cho dù có ngồi cả buổi, ăn, nghỉ, rồi lại ăn, chán thì về (không như Hà nội mình - đi ăn buffet lúc nào cũng có người của nhà hàng đứng trông mình lấy đồ ăn. Tại sao lại thế?????

Thai là đất nước du lịch, khách từ khắp nơi trên thế giới, đủ mọi màu da, đủ mọi ngôn ngữ nhưng không nơi đâu tiếng Việt lại được quan tâm như trong bức ảnh sau. (Nên nhớ là chỉ có duy nhất bảng tiếng Việt thôi nhá). Mình cũng đã định viết về vấn đề này rồi mà chưa có thời gian. Hôm nay lượm được trên blog anh Hải tấm ảnh phản ánh đúng thực trạng. Cũng gợn 1 chút buồn, thật buồn.




Tờ giấy cứng khổ to, đặt hoặc dán ở những địa điểm bán đồ ăn tự chọn ở Thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), có nhiều khách Việt Nam lui đến, khiến không chỉ mình và rất nhiều người Việt, khi nhìn thấy, cảm giác xấu hổ. Mình chắc rằng, những du khách quốc tịch khác, khi ngồi cùng phòng ăn với người Việt, khi nhìn thấy những dòng chữ này, sẽ hỏi nhân viên phục vụ về nội dung dòng chữ và chắc chắn sau đó, sẽ nhìn người Việt bằng con mắt khác. Dẫu xấu hổ và hơi... nhục 1 chút, nhưng ý thức được lời nhắc nhở và tuân thủ theo chúng, có lẽ vẫn còn hơn rất nhiều, so với những người đã biết mà vẫn mặc kệ, phớt lờ, không thực hiện. Thay đổi 1 thói quen, không hề đơn giản và phải có quá trình, thậm chí bằng những chế tài cứng rắn, cho nhớ - cho chừa. Thế nhưng, ngẫm đi ngẫm lại, có những thói quen, mới hình thành và xuất hiện, nhưng đã nhanh chóng ăn sâu vào óc, ngấm vào máu và bám chặt vào tư tưởng... Những thói quen này, bao giờ mới sửa được và biết bao giờ người dân Việt mới hết tự xấu hổ, tuy chẳng bao giờ có bảng nhắc chế tài, như lấy thừa thức ăn?..

Module1: People and Places

Trước hết, phải nói rằng Sv công nghiệp hay mắc lỗi sau khi đặt câu;

- Câu không có động từ

- Câu có cả động từ tobe và động từ nguyên thể

- Câu có quá nhiều động từ đứng liền cạnh nhau

- Câu mà động từ không chia ...

Vậy để đặt câu đúng thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên đối với các siinh viên mới học (kể cả đã học lâu rồi) là phải luôn quan tâm đến động từ. Với bậc elementary, chỉ cần nhớ động từ luôn phụ thuộc vào Chủ ngữ (số ít, số nhiều) và thời / thì (hiện tại, quá khứ).

1. Module 1 trong sách NCE bắt đầu với động từ cơ bản nhất, TO BE.

Trong thì hiện tại đơn, động từ TO BE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. Ta dùng các biến thể đó tương ứng với chủ ngữ nhất định , như sau:

- AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I

I AM... (viết tắt = I'M...)

- IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào

SHE IS... (viết tắt = SHE'S...)

HE IS...(viết tắt = HE'S...)

IT IS...(viết tắt = IT'S...)

My house IS…

Nam IS…

This room IS …

- ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY, và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào

YOU ARE... (viết tắt =YOU'RE...)

WE ARE...(viết tắt = WE'RE...)

THEY ARE...(viết tắt = THEY'RE...)

My parents ARE

Books ARE...

Khi nào ta phải dùng thì hiện tại đơn của động từ TO BE?

- Khi ta muốn giới thiệu tên hoặc địa điểm, hoặc tính chất, trạng thái của một người, con vật hoặc sự kiện trong hiện tại.

Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE, ta có thể đặt được những câu như thế nào?

- Vốn từ càng nhiều, bạn càng đặt được nhiều câu. Về kiểu câu, bạn sẽ đặt được những câu như vài thí dụ sau:

Tôi là bác sĩ.

Cô ấy là sinh viên.

Bà tôi rất già.

*Công thức Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE:

Khi học bất cứ công thức một thì nào,sinh viên nên nhớ luôn 3 thể của nó:

+ Thể khẳng định: là một câu nói xác định, không có chữ “KHÔNG” trong đó.

Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ

Thí dụ: I AM A TEACHER. (Tôi là giáo viên).

HE IS A STUDENT. (Anh ấy là sinh viên)

SHE IS A SINGER. (Cô ta là ca sĩ)

+ Thể phủ định: là một câu nói phủ nhận điều gì đó, có chữ “KHÔNG” ngay sau chủ ngữ.

Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ

+Cách viết tắt:

I AM NOT = I'M NOT

IS NOT = ISN'T

ARE NOT = AREN'T

Thí dụ: HE IS NOT HANDSOME. (Anhấy khôngđẹp trai)

YOU ARE NOT STUPID. (Bạn không có ngu)

+ Thể nghi vấn: Có 2 dạng:

+ Câu hỏi mà chỉ có thể trả lời Có / Không

AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?

- Yes, Chủ ngữ + to be

- No, chủ ngữ + to be not

Thí dụ: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không? - Yes, he is / No, he isn't

AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy?

IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả?

IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy?

ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy? - Yes, I am / No, I am not

+ Câu hỏi có TỪ ĐỂ HỎI (Wh-qs:

WHAT (cái gì) / HOW OLD (tuổi) / WHEN (khi nào)/ WHO (Ai) ... + TOBE + BỔ NGỮ

Câu trả lời phụ thuộc vào từ để hỏi

Ví dụ: What is (What's) your job? ----- I am a teacher

Where are (Where're) your friends? ------ They are in the garden

Lưu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ.

Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ: I AM A YOUNG TEACHER. = tôi là một giáo viên trẻ (A YOUNG TEACHER là một ngữ danh từ).

Bổ ngữ là tính từ: I AM YOUNG = tôi trẻ. (YOUNG là tính từ)

Bổ ngữ là trạng ngữ: I AM AT HOME = tôi đang ở nhà (AT HOME là trạng ngữ, chỉ nơi chốn)

2. Đại từ nhân xưng (personal Pronouns) và Tính từ sở hữu (Possessive Adjectives)

Đại từ nhân xưng: I | you | he | she | it | they | we

- Dùng để thay thế cho danh từ, đại diện cho chủ thể người nói trong xưng hô=> gọi đây là đại từ nhân xưng)

Ví dụ: I am 19 years old --- He is a doctor

TÍnh từ sở hữu: my | your | his | her | its | their | our
là tính từ nên đứng trước danh từ, thể hiện tính được sở hữu của đồ vật đối với một chủ thể nào đó

Ví dụ: My book.... cuốn sách này được sở hữu bởi tôi / His pen …. Cái bút của anh ấy

3. Mạo từ không xác định A và AN (Indefinite articles)

1 Định nghĩa: Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.

Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt, chúng ta có thể xem nó như một bộ phận của tính từ dùng để bổ nghĩa - chỉ đơn vị (cái, con chiếc).

2. Mạo từ không xác định (Indefinite articles) - A, AN - Dùng trước danh từ đếm được (số ít) - khi danh từ đó chưa được xác định (bất định). "an" dung cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (nhưng phụ thuộc vào cách phát âm).

Ví dụ: a book, a table

an apple, an orange

- Đặc biệt một số từ "h" được đọc như nguyên âm.

Ví dụ: an hour, an honest man

Trong Module 1: chúng ta chỉ quan tâm đên mạo từ A và AN trước các danh từ chỉ nghề nghiệp (a teacher, an engineer, a doctor …)


source: collected and edited by Mr Minh