"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Saturday, February 11, 2012

Không được đụng đến Việt Nam (full)-tiếp

TRẬN ĐẦU TIÊU DIỆT XE TĂNG GIẶC
Khánh Toàn

(Lược bớt một đoạn)
Lệnh lên đường truyền đi toàn đại đội 10. Lê Văn Thời bật người dậy, đeo balô trên người và ôm khẩu B41 lao đi. Toàn đại đội có mặt đông đủ. Mọi người khẩn trương lên xe. Chiếc ôtô rú ga chuyển bánh, vượt qua cầu sông Bằng, đi vào thị xã Cao Bằng rồi chạy thẳng lên hướng Hoà An. Sương đêm dăng màn trên đỉnh núi, thấm vào vai áo từng người ướt đẫm. Cái lạnh của vùng cao không thể làm dịu bớt sự nóng lòng của mỗi chiến sĩ chờ phút giáp mặt quân thù.
Cả đại đội triển khai theo các tuyến công sự có sẵn. Tiểu đội B41 của Thời dàn đội hình trên đoạn hào đầu tiên. Đi về phía sau là những lối mòn dẫn qua sườn đồi, có thể cơ động rất thuận lợi. Nhận xong vị trí, Thời lắp đạn vào súng, tính cự ly bắn ở nhiều tình huống khác nhau để khi xe tăng địch tới là có thể nổ súng được ngay. Dọc tuyến chiến đấu, đại đội cũng đã làm xong công tác chuẩn bị và sẵn sàng nổ súng khi có lệnh tiến công.
Từ hướng Hoà An có tiếng xe tăng vọng tới mỗi lúc một gần. 2 chiếc xe tăng đi đầu đã vào trận địa. Trên tháp pháo, chúng sơn hình cờ đỏ sao vàng để đánh lừa sự chú ý của ta. 2 khẩu pháo trên nóc 2 chiếc xe tăng hướng về phía trước. Nhìn chúng đi nghênh ngang trên đường nhựa, Thời căm giận sôi lên. Anh đã thò ngón tay trỏ vào cò súng định diệt luôn. Nhưng rồi Thời kịp nhớ ra : phải đợi toàn bộ đội hình của chúng lọt vào trận địa mới được nổ súng.
Khi 2 chiếc xe đến gần cuối đội hình của đại đội, vẫn chưa thấy toán sau đi tới. Nếu không diệt ngay, chúng sẽ tiến sâu vào Cao Bằng. Đại đội trưởng Hồng kịp thời lệnh cho 2 tay súng B41 bắn. Tiếng súng nổ. 1 chiếc xe tăng đã bốc cháy ngay tại chỗ. Chiếc thứ 2 hốt hoảng xoay ngang định vòng trở lại. Nhưng muộn rồi, Nguyễn Quang Anh, người bạn đồng hương của Thời đã vọt khỏi công sự, nã quả B41 vào ngang thân nó. Chiếc xe tăng địch bị trúng đạn khựng lại. Ngay lúc đó, 1 bác nông dân người Nùng từ trong nhà chạy ra. Bác đến cạnh Thời, nói nhỏ :
- Bộ đội ơi ! Xe tăng hỏng mà thằng địch còn sống đó. Nó đang mở nắp xe ra kìa.
Thời vội đeo khẩu AK và vác súng B41 lên vai chạy theo bác nông dân dẫn đường. Khi đến nơi, anh thấy thằng giặc đã nhảy khỏi xe. Nó đang tìm đường chạy trốn. Nhanh như cắt, Thời điểm xạ luôn 1 viên AK thật chính xác. Tên giặc trúng đạn, rống lên rồi ngã vật bên xác chiếc xe tăng. Thời nhảy lên nóc xe chiếu đèn pin vào kiểm tra. Tất cả chúng nó đã bị tiêu diệt. Thời nhanh chóng trở về vị trí của mình.
Ngay sau đó, 1 đoàn xe tăng địch ầm ầm lao tới. Thời đếm rõ từng chiếc một. Chúng cứ tưởng 2 chiếc đi đầu đã làm được nhiệm vụ mở đường nên cứ ngạo mạn tiến. Chiếc đi đầu đã lọt đúng vào tầm bắn.
Một tiếng nổ dữ dội. Quả đạn B41 từ công sự của Thời đã lao đi. Chiếc xe tăng đi đầu trúng đạn, bốc khói đen xịt. Cả tốp xe tăng địch ùn lại xoay ngang, hạ nòng súng bắn quét 2 bên đường. Nhưng không có tác dụng. Tầm đạn của chúng quá cao trên tầm công sự bám sát mép đường của bộ đội ta.
- Đồng chí Thời, luồn về phía sau, diệt bằng được chiếc xe tăng cuối cùng.
Đại đội trưởng Hồng ra lệnh. Thời xách khẩu B41 vòng vệ con đường mòn sau bản để tiếp cận gần xe tăng địch. 5 phút sau anh đã bám sát chiếc xe sau cùng. Địa hình ở đó hơi trống trải. Chỉ có vài cây cối lưa thưa. Địch rất dễ phát hiện. Đứng ở trong sân nhà, lợi dụng bức tường bắn ra chăng ? Không được, cự li quá xa, rất dex trật mục tiêu. Bắn không trúng chiếc xe này thì quân địch dễ tháo chạy trở lại thị trấn Hoà An, thời cơ diệt gọn cả đoàn xe địch sẽ không còn. Suy nghĩ giây lát, Thời quyết định một cách đánh táo bạo hơn. Anh đã vọt ra khỏi bức tường và bám sau xe tăng để bắn.
Mải bắn phía trước, bọn địch không biết rằng chúng đang hở 1 khoảng trống ở phía sau nên Thời đã tiếp cận xe tăng địch được thuận lợi. Khi cách xe tăng khoảng 10m, Thời đưa súng lên vai ngắm mục tiêu rất nhanh, bóp cò. Quả đạn từ phía Thời bắn đi đã lao chúng vào phần cuối xe tăng địch. Một luồng lửa màu da cam loé lên, rồi một luồng khói xám xịt toả ra trùm lấy thân hình bất động của nó. Biết chắc hiệu quả của viên đạn bắn đi, Thời lui về phía sau bức tường quan sát. Không thấy tên địch nào sống sót nhảy ra, anh mới yên tâm chạy về vị trí cũ để tiếp tục diệt những chiếc xe còn lại. Trên đường về, Thời gặp Màu, 1 chiến sĩ giữ AK. Màu bảo Thời :
- Phía trước, xe tăng địch bị diệt gần hết rồi. Đại đội trưởng bảo anh đón sẵn ở đó, đề phòng còn có xe địch tới.
Nghe Màu truyền lệnh của đại đội, Thời xách súng quay lại ngay. 2 người đi được một đoạn, thấy tiếng súng bắn xối xả về phía trung đội 2.
- Tiếng súng ở đâu đó ?
- Có lẽ trên xe tăng địch.
- Không phải, tầm đạn rất gần mặt đất Màu à. Có thể bọn địch trong xe còn sống đã xách súng xuống nấp ở nơi nào đó bắn chăng.
- Cũng có thể thế lắm.
2 người im lặng quan sát một lúc thì phát hiện ra mấy tên địch đang giấu mình trong bụi tre, bắn đại liên về phía trước. Thời lấy khẩu Ak của Màu nhưng Màu đã ngăn lại và nói :
- Bụi tre vướng lắm, 3 thằng địch lại nấp kín ở gốc cây, bắn AK khó trúng. Có thể nó sẽ lủi mất. ANh dùng B41 bắn để diệt luôn cả khẩu đại liên. Tụi này nguy hiểm lắm.
- Ờ, thế cũng hay đó !
Thời quyết định bắn B41."Một quả B41 đổi 3 tên địch và 1 khẩu đại liên là được rồi". Nghĩ vậy, Thời vội đi vòng ra phía sau lưng địch, đứng nép vào gốc cây, đưa khẩu B41 lên vai, lấy đường ngắm. Một tiếng nổ lớn, khẩu đại liên văng ra cùng với xác 3 tên giặc.
Vừa về đến chỗ Màu, Thời thấy 1 chiếc xe tăng địch đang ẩn mình dưới một thửa ruộng trũng ven đường, quay nòng pháo bắn vào trong bản. Thời bò lết theo bờ mương, vận động theo hướng xe tăng để diệt. Đang bò, bỗng Thời nghe thấy 1 tiếng nổ lớn. 1 chiến sĩ khác trong đại đội đã kịp thời nổ súng, tiêu diệt chiếc xe tăng cuối cùng của địch trong trận đánh.
Trận địa đã thưa dần tiếng súng. Đoàn xe tăng của địch có 13 chiếc, đã bị đại đội 10, tiểu đoàn 9, đoàn B46 tiêu diệt toàn bộ, nằm phơi xác trên đoạn đường thuộc xã Nam Tuấn, huyện Hoà An (Cao Bằng).

TIẾNG SÚNG NGƯỜI DAO
Xuân Ba

Buổi sáng hôm ấy, như thường lệ, ông già Phùn Cắm Ngăn vác dao lên thăm nương. Nhìn những vạt ngô mới nhú uống no sương đêm, đang vươn những búp lá mập mạp, xanh mởn, ông vui lắm.
Mấy hôm trước, ông già Cắm Ngăn lo quá, không khéo đợt ngô trỉa sau tết của hợp tác xã Tình Pha bị héo vì sương muối mất. May quá, 2 hôm nay lại mưa phùn, ngô lên hết, đều tăm tắp. Đến cuối nương, ông bỗng sững lại : ngô ở đây bị xéo nát bởi những vết giày dép còn hằn trên nền đất ướt. Thôi đúng rồi, bọn xấu bên Trung Quốc, bên kia con suối lại mò sang phá rồi, chắc là nó vừa qua đây, vết giày còn mới. Sao lại nhiều vết giày thế này. Lúc rẽ qua vạt lau, lối đi xuống suối, ông già giật thót người : bọn Trung Quốc tụ tập rất đông ở phía con suối sau bản Tình Pha. Chúng đang loay hoay tìm chỗ đặt những khẩu súng gì đó trông như cây chuối, nòng súng chĩa về phía bản ông. Nó tập à ? Không phải, dải đất ven suối ấy là đất của ta. Ô, thế là nó chiếm đất ta rồi, nó sắp đánh bản Tình Pha rồi. Từ tết đến giờ, dân quân bản Tình Pha tập hăng lắm vì được biết thế nào bọn xấu Trung Quốc cũng đánh sang.
Lẹ làng như một con mèo, ông chạy thật nhanh vef bản, tìm đến nhà xã đội trưởng. Nó đi chợ Bình Liêu mất rồi ! Lúc này bản Tình Pha vắng lắm, bà con và dân quân trong bản đi chợ Bình Liêu gần hết. Ông già Cắm Ngăn như có lửa đốt trong bụng. Chỉ tẹo nữa thôi, bọn quỷ ấy sẽ tràn xuống. Bọn nó ông không lạ. Hồi gần tết năm ngoái, nó lẻn sang giết mất 3 người ở bản ông đang làm nương. Thỉnh thoảng nửa đêm nó còn sang bản ông bắt lợn, gà và gài mìn ở sân nhà cán bộ nhưng đèu bị dân quân tóm được.
Phải chặn ngay chúng lại. Chạy về Mỏ Toòng báo cho bộ đội biên phòng và dân quân biết ? Không kịp nữa rồi ! Ông già Cắm Ngăn liền chạy ngay về nhà đánh thức con trai là Phùn Tắc Sình. Phùn Tắc Sình chạy sang nhà bên gọi thêm 2 đứa con ông chú cũng là dân quân. Ông già Phùn Cắm Ngăn đứng giữa 3 người nói :
- Ta chỉ có 3 khẩu K44 và 1 súng kíp, người lại ít, nó thì đông lại có súng lớn. Nhưng mình không sợ, phải chặn nó lại. Bộ đội và dân quân bên Mỏ Tòong nghe tiếng súng sẽ đến ngay thôi.
4 người dưới sự chỉ huy của ông Phùn Cắm Ngăn bí mật luồn theo con đường hẻm lần ra suối. Trước mặt họ, khoảng hơn 1 đại đội giặc Trung Quốc đang tản ra, mò tìm mìn và chông của dân quân để gỡ. Bọn còn lại, sau khi đặt pháo xong đang ăn cơm trong các lùm cây rậm rạp, nhưng chúng ăn rất khẽ như chuột ăn trộm ngô. Mọi người nhận định : chúng chưa bắn pháo, đợi bọn trinh sát gỡ hết mìn, nhổ hết chông, chúng mới bắn dọn đường cho bọn đi sau ào lên. Theo lệnh ông Phùn cắm Ngăn, 4 người chiếm 4 vị trí có lợi, khống chế được cả khoảng trống trước mặt, đợi bọn gỡ mìn nhổ chông mò tới gần mới bắn.
Bọn giặc rón rén nhích dần, nhích dần từng tí một. Mặc cho tên chỉ huy thúc lên nhưng bọn lính sợ giẫm phải mìn, đạp phải chông vẫn cứ loay hoay nhấp nhổm như kiến lửa cắn dưới bụng, không dám bò nhanh. Chúng gỡ cũng tài : số mìn và chông chúng nhổ được khá nhiều mà chưa có đứa nào vướng phải. Chỉ có 1 thằng lớ ngớ bị chông xóc vào hông, kêu ớ lên một tiếng, liền bị thằng nằm bên đấm cho một quả vào mồm, liền im thít. Thấy vậy, ông già Phùn Cắm Ngăn liền nghĩ ra 1 cách. Ông nhẹ nhàng bò tới chỗ con trai và 2 đứa cháu, nói nhỏ :
- Đừng bắn nó chết, cứ nhằm bắn vào tay vào chân nó. Bị thương nó sẽ lăn lộn như con gấu trúng đạn, mìn gài bên sẽ nổ, chúng nó sẽ chết nhiều.
30 bước chân, rồi 15 bước... Thấy chúng nó vào gần tới trước mặt, chắc ăn như bắn con nai, con hoẵng, ông già hô to :
- Bắn !
4 tiếng súng nổ vang, phá tan cảnh tĩnh mịch của núi rừng. 4 tên giặc đang nhổ chông, mìn bị những viên đạn găm vào tay, vào chân, cuống cuồng lăn sang một bên. Thế là những quả mìn gài bên cạnh chúng cũng nổ dậy đất, mấy thằng đang bò phía sau cũng tan xác. Bọn còn lại bật dậy, hoảng loạn đạp lên nhau tháo chạy. Bọn lính pháo đang ăn cơm trong các lùm cây không hiểu ra sao, nhốn nháo cả lên.
Thấy không còn giữ đưọc bí mật nữa, bọn giặc sau một lúc hoảng hồn bèn nổ súng. Đủ các loại súng bắn tới tấp về phía bản. Trong lúc đạn giặc nổ rầm trời, 4 người thoăn thoắt đổi vị trí, nhanh nhẹn áp sát địch, bình tĩnh nổ súng. Bọn địch vừa không biết lực lượng ta có bao nhiêu mà chỉ thấy súng nổ khắp nơi, vừa rất sợ đạp phải chông mìn nên không dám tiến. Chúng nằm một chỗ mà bắn như vãi đạn. Một lúc sau, đạn pháo địch bắt đầu bắn vào bản. 1 đại đội địch được pháo yểm trợ, liều lĩnh vọt qua bãi chông tiến về phía bản. Thấy không đủ sức chặn chúng lại, ong già Phùn Cắm Ngăn dẫn con và 2 đứa cháu luồn qua khe, vừa để đánh vào phía sườn địch, vừa nhử chúng vào bãi mìn và chông đã được ta bố trí từ trước.
Trên đường vận động, lúc lao qua một vạt nương, không may Phùn Tẩu bị tụi giặc phát hiện thấy. 1 tràng AK vang lên ghim vào người Phùn Tẩu. ANh ngã xuống. Phùn Tắc Sình lao tới ôm lấy Phùn tẩu lăn xuống khe. Bọn giặc không tiến nữa, chúng hò hét nhau vòng lại định bắt sống Phùn Tắc Sình. Phùn cắm Ngăn nấp sau một tảng đá lớn, nhoài người lên bắn trả. Lúc đó, bộ đội và dân quân Mỏ Toòng đã kịp thời chi viện. Tiếng súng của ta nổ giòn giã, bọn giặc sống sót liền cuống cuồng tháo chạy, bỏ mặc những đứa chết và bị thương nằm kêu la thảm thiết. Đợt tiến công của chúng bị đánh tan. Nhưng bỗng có 1 toán giặc xô tới chỗ Phùn Tắc Sình, tuy không bắt được anh, nhưng chúng đã cướp được xác Phùn Tẩu chạy mất.
Hơn 1 giờ sau, bọn địch xốc lại lực lượng, tổ chức đợt tiến công khác lên chốt. Đợi cho bọn giặc tới gần, 1 tiểu đội dân quân và bộ đội được ông già Cắm Ngăn dẫn đường đã dũng mãnh đánh tạt sườn địch, lùa chúng vào bãi mìn bên suối. Tiếng mìn nổ dậy đất, hàng chục tên giặc tan xác. Bọn còn lại giạt vào bãi chông, lúng túng không ra được, la hét om sòm...
Vô cùng căm thù bọn giặc tàn bạo đã giết hại Phùn tẩu, chớp thời cơ cánh quân địch tiến vào bản đang bị quân ta ghìm đầu đánh cho tơi tả, Phùn Tắc SÌnh nhanh nhẹn vòng lại phía sau lưng chúng. Đoán chắc lũ giặc thế nào cũng hành hạ thi thể Phùn tẩu, thương bạn quá, Phùn tắc Sình cố tìm nơi bọn giặc giấu xác Phùn Tẩu. Nhưng đi một đoạn dài, anh chỉ thấy xác giặc Trung Quốc nằm ngổn ngang, đạn và súng của chúng ném lại vung vãi. ANh liền đeo thêm 2 khẩu AK còn đầy đạn của giặc. Thấy một đám giặc khoảng 10 tên đang xúm lại một chỗ, Phùn Tắc Sình rẽ qua những tán cây lúp xúp, nhích lại gần. Anh nhằm vào giữa đám giặc lia 1loạt đạn. Chúng liền tản ra, nhằm về phía anh bắn loạn xạ rồi tháo chạy, hút vào khu đồi cây rậm rạp. Một lát sau, Phùn Tắc SÌnh thận trọng tiến lên phía trước, thấy 3 tên chết gục bên cạnh đống khoai sống chúng vừa moi được của dân bản.
Trời đã về chiều, trận địa im tiếng súng. 8 đợt tấn công lên bản Tình Pha của địch đều bị đánh lui. Vì hoảng sợ nên chúng không dam ùn lên nữa. Nhưng Phùn Tắc SÌnh sau khi đào xong công sự cùng bộ đội và dân quân vẫn không chịu nghỉ. Ông Phùn cắm Ngăn cũng xin ở lại chiến đấu, không chịu về bản. Nghĩ tới Phùn Tẩu, Phùn Tắc Sình lại xách súng, vượt qua một thung lũng hẹp, đi tìm. Lúc này đã gần tối, sương chiều phủ trắng đồi nương. Qua bãi mìn địch vướng phải lúc sáng, anh thấy xác 5 tên địch còn nằm đó.
Lần qua khe cạn, tới gần con suối làm đường biên giới, Phùn Tắc Sình dừng lại. Trên lưng dốc có tiếng lạo xạo. Anh bò lên, thấy khoảng 20 tên địch đang bu quanh xác Phùn tẩu. Từ đây, chạy tắt đường xuống chốt của bộ đội và dân quan không xa, rất có thể bọn này sẽ thọc xuống sau lưng ta. Anh bí mật tiến dần lên dốc. Bọn giặc vẫn không hay biết gì. Chúng moi được tờ giấy trong túi Phùn Tẩu (Phùn Tắc Sình chắc là tờ giấy Phùn Tẩu thường chép bài hát mới, hay bỏ vào túi để lúc nào cũng có thể học hát được) và đang tranh cãi... Một thằng cao lớn, dáng chừng chỉ huy, đứng dậy xua tay và rút con dao găm sáng loáng ra... Nhanh như chớp, Phùn Tắc SÌnh chuyển 4 vị trí và nổ 4 loạt đạn vào lũ giặc. Liền đó, anh vớ 1 hòn đá quăng mạnh vào bên cạnh. Tưởng lựu đạn, bọn còn lại hoảng hốt vứt cả súng, thu mình lăn lông lốc xuống suối. Đồi khá dốc nên chúng lăn rất nhanh. Phùn Tắc SÌnh liền lao tới xốc Phùn Tẩu lên vai, nhanh chóng ngược lên đỉnh dốc, ào qua mấy vạt nương. Trước mắt anh đã là chốt của bộ đội và dân quân Tình Pha, Mỏ Toòng...
Hôm sau, ngày 18-2, ông Phùn Cắm Ngăn vẫn ở lại trên chốt cùng với con trai. Mọi người khuyên ông về di sơ tán cùng dân bản nhưng ông không nghe. Ông tìm tới đồng chí chỉ huy, đề nghị :
- Bắn cái thằng giặc Trung Quốc này dễ hơn bắn con nai con chồn. Mày cho tao khẩu súng khác bắn đưọc nhiều đạn hơn khẩu súng kíp này, như thế nó sẽ chết nhiều nữa.
Liền sau đó, ông già Phùn Cắm Ngăn vui sướng đón nhận khẩu AK còn bóng loáng nước thép, khẩu này ta thu được của giặc hôm 17-2 ngay trên chốt bản Tình Pha, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu quê nhà.


CHIẾN CÔNG CỦA ĐỒNG CHÍ NUÔI QUÂN
Hà Phạm Phú, ghi theo lời kể của Phạm Hồng Trường, dân tộc Thái, chiến sĩ tiểu đoàn 3 Mường Khương.

(Lược bớt 1 đoạn).
Chiều ngày 17-2, tổ nuôi quân của tôi phải rời vị trí lên một bản người Pa Dí ở Sa Pả theo ban chỉ huy tiểu đoàn. Bếp của chúng tôi đặt ở một nhà dân gần suối nước, cách hang đá của thủ trưởng tiểu đoàn ở một quãng xa xa, khoảng 1km.
Tổ anh nuôi của chúng tôi lúc ấy còn tập trung chứ chưa phân tán như bây giờ, gồm có anh nuôi trưởng tên là Quý, chiến sĩ tiếp phẩm tên là Thêm và tôi.
Buổi sáng ngày 18, chúng tôi dậy rất sớm nấu cơm, nắm thêm cho mỗi người một nắm để ăn trưa. Tôi đi đưa cơm về thì trời đã gần trưa. Mặt trời sắp lên tới đỉnh đầu. Lúc ấy nghe tiếng súng nổ ran cả 4 phía. Ngày hôm trước súng cũng nổ nhiều nhưng không nhiều bằng hôm nay. Tôi nói với Quý :
- Phải nấu cơm sớm Quý ạ ! Sợ chiều đánh giặc không nấu được đâu.
- Phải đấy !
Quý đồng ý. Tất cả 3 chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị bữa cơm chiều. Tiếng súng rộ lên rất gần. Tiếng AK, tiếng lựu đạn, tiếng ĐKZ rối vào nhau. Bỗng có mấy dân quân ở một chốt gần đấy chạy qua, gọi với vào :
- Địch tràn lên đông lắm !
Chúng tôi không kịp hỏi gì thì họ đã biến mất sau những khóm cây. Quý bảo :
- Chạy lên trận địa của tiểu đoàn !
Quý nói xong, cùng Thêm khoác súng chạy đi luôn. lúc ấy nồi nước dang sôi. Tôi nghĩ cho gạo vào còn kịp chán. Nếu địch không lên được, anh em còn có cơm để ăn. Cho gạo xong, vừa bước ra khỏi nhà, tôi đã thấy giặc lố nhố trên đầu dốc. Đông lắm, không thể đếm được bao nhiêu. Nếu tôi chạy theo đường cái lên hang, sẽ chạy qua mặt chúng. Thế nào chúng cũng bắn chết. nghĩ vậy, tôi chạy tạt ra sau nhà, nơi có mấy công sự bắn của dân quân đã làm từ trước, bên cạnh một hang đá nhỏ.
Vũ khí của tôi có 1 khẩu AK với 4 băng đạn và 3 quả lựu đạn lúc nào cũng đeo ở bên người. Địa thế chỗ tôi ẩn nấp rất tốt. Tôi nhìn được chúng còn chúng không nhìn được tôi. Tôi chọn một chỗ nằm vừa có vật che đỡ vừa quan sát được địch. Chúng bám vào nhau mò lên. Có mấy thằng xông vào nhà bếp. Tôi bắn 1 loạt. Chúng rú lên, lùi lại, sau đó tràn lên đông hơn. Tôi bắn nữa, nhìn rõ mấy thằng ngã gục không dậy được.
Thủ trưởng hỏi tôi bắn chết bao nhiêu tên ? Tôi không đếm. Lúc đánh nhau tôi không nghĩ đến đếm xem bao nhiêu thằng chết. Nhưng tôi tin rằng chúng chết không ít.
Để tiết kiệm đạn, tôi cứ bắn từng loạt ngắn 2, 3 viên một. Nói thế, thủ truwỏng đừng nghĩ rằng bọn Trung QUốc không bắn lại ác liệt. Nơi ẩn nấp của tôi chỉ giữ được bí mật lcú đầu. Rồi chúng cũng phát hiện ra, dùng cối nã vào. Tôi rút vào trong hang đá nhỏ. Ở đây tôi nhìn thấy 1 thằng thổi kèn nhô lên trên một gò đất cao. Cứ mỗi lần nó rúc kèn bọn giặc lại tràn lên. À ra thế ! Tại thằng này nên chúng nó lên đông. Tôi đưa đường ngắm vào ngực nó, điểm xạ. Thằng giặc đổ sập xuống. Bọn giặc chững lại một lúc. Tôi cũng chưa dám rút khỏi hang đá nhỏ. Tôi đã bắn hết 3 băng đạn. Nòng súng nóng đỏ cả lên. Chờ cho nòng súng nguội thì biết đến bao giờ ? Bọn giặc nó xông lên tiếp thì làm sao ? Tôi liều đem nòng súng nhúng vào vũng nước rỉ ra từ khe đá còn đọng lại. Khi xong trận tôi kể lại, các thủ truwỏng bảo như thế cũng được.
Quả nhiên sau khi củng cố, bọn giặc lại hò hét xông lên. Chúng hô "Tả ! Tả !" và những gì nữa tôi nghe không hiểu. Tôi nghĩ, đạn chỉ còn 1 băng, phải tìm cách trở về với tiểu đoàn. Đành phải bỏ nồi cơm lại thôi. Bữa chiều nay anh em sẽ bị đói. Nghĩ vậy tôi thấy tức bọn giặc quá chừng. Sao không có ai xuống đây tiếp sức với tôi để lấy cơm đi ? Lúc ấy tôi nghĩ thế vì tôi chưa biết địch tràn lên đông đến mức nào, đâu đâu cũng phải chặn địch cả.
Bắn thêm mấy loạt đạn vào 1 tốp giặc gần nhất, tôi men theo bờ đá, lợi dụng cây cối che khuất, bám vào từng rễ cây, gờ đá tìm đường về phía hang đá lớn của tiểu đoàn.
Không thấy tiếng súng nổ từ phía sau nhà bếp của ta, bọn giặc tràn vào phá phách. Tôi vòng trở lại, nấp sau một hẻm đá để quan sát địch. Không nhìn thấy rõ, nhưng nghe tiếng động, tôi có thể biết chúng cướp cái gì và phá cái gì. Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy 4, 5 thằng ngồi túm tụm trên bãi cỏ, mở thịt hộp ăn. Tôi tức đến lộn ruột. Chúng cướp thịt hộp của ta chứ chúng làm gì có mà ăn. Tôi tháo 1 quả lựu đạn, rút chốt rồi lẳng vào giữa đám. Không biết chúng có chết cả không. Bọn chúng sợ hãi bắn loạn cả lên, nhưng bắn vào rừng mênh mông thì trúng tôi thế nào được.
Về tới chốt của tiểu đoàn thì trời chạng vạng tối. Đánh xong trận đó rồi, tôi nghĩ thằng giặc nó giết được mình khó hơn là mình diệt nó.

NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA ĐẤT BIỂN
Nguyễn Minh


Từ chiều hôm trước đã có nhiều dấu hiệu báo trước sắp xảy ra một trận đánh lớn. Đồng chí Vượng, cửa hàng trưởng cửa hàng Pò Hèn nói với Hoàng Thị Hồng Chiêm :
- Giặc sắp đánh đấy. Cháu tính kĩ đi, cái gì cần thiết thì để lại, cái gì chuyển được xuống Tràng Vinh thì cho bốc ngay chiều nay.
- Vâng ạ !
Chiêm trả lời đồng chí Vượng và trong giây lát cô đã tính toán xong những việc cần kíp phải làm trước.
Chiêm nhanh chóng sơ tán được một số mặt hàng tránh xa chỗ cũ, nơi mà cấo trên cho biết là địch có thể đánh sang. Trời tối, Chiếm và các đồng chí Vượng, Thắng, chủ tịch xã, Định y sĩ ở lại trong cửa hàng để ngày mai chuyển tiếp hàng hoá. Đêm ấy, khi đi ngủ Chiêm không quên đặt khẩu súng đã lắp sẵn đạn bên cạnh mình. Đó cũng là tác phong sẵn sàng chiến đáu đã trở thành thói quen của Chiêm. Từ khi được cấp trên thông báo bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ Móng Cái rất cao. Cũng như chị em khác, đi đâu, Chiêm đều giắt bao đạn, lựu đạn, mang theo súng.
Sáng sớm ngày 17-2, hàng loạt đạn pháo của giặc Trung Quốc từ bên kia biên giới bắn dồn dập sang Pò Hèn, Thán Phún. Chúng bắn vào các điểm cao, vào những nơi chúng nghi là có nhân dân và bộ đội. Những mảnh đạn bay xoèn xoẹt, đập vào vách núi, cắm vào hàng cây ven đường. Nhiều quả đạn pháo nổ ngay trước sân nhà ở. Nhìn xuống chân đồi, Chiêm đã thấy lố nhố lũ giặc Trung Quốc được bọn phản động người Hoa dẫn đường. Trong đêm, bọn này đã lén lút theo các khe hẻm mò vào đây, Chiêm quay vội vào nhà.
Trong cuộc hội ý chớp nhoáng dưới 1 chiếc hầm chữ V, có nắp dày, làm ở góc nàh, Hoàng Thị Hồng Chiêm, một tay cầm 2 quả lựu đạn, một tay cầm khẩu CKC, nói :
- Bọn lính Trung Quốc tràn sang rồi. Giặc đang định bao vây cửa hàng. Bác Vượng và các anh vượt ra trước, em ở lại yểm hộ.
Thấy mọi người phân vân, Chiêm càng quả quyết hơn :
- Chúng ta có ít súng, nhiều người ở lại là không có lwọi đâu. Em đánh được mà !
Chiêm là một chiến sĩ của trung đoàn 8 làm đường Ba Chẽ, chuyển về cửa hàng Pò Hèn tháng 5-1975. Vì vậy đồng chí Vượng rất tin Chiêm. Anh đồng ý để Chiêm ở lại yểm hộ cho 3 người ra trước.
Chiêm nói :
- Bây giờ thế này, em sẽ ném 1 quả lựu đạn vào đám đông quân giặc. Lợi dụng lúc chúng nằm xuống tránh đạn, 3 anh vọt ra ngoài.
Không chờ mọi người bàn bạc thêm, Chiêm đã mở lựu đạn, rút dây. Lựu đạn xì khói. Chiêm nói như ra lệnh :
- Các đồng chí ra theo hướng lựu đạn !
Chiêm ném lựu đạn. một tiếng nổ rất đanh, rất vang. Nhiều tên lính sơn cước bị mảnh lựu đạn cắm vào mặt, vào bụng. Địch hoảng sợ liền tản ra, nằm sát xuống đất. 3 người vọt ra khỏi nhà, chạy ra phía sau.
Nghe tiếng chân người, địch biết là bị lừa, chúng lồm cồm bò dậy, bắn theo.
Địch hò nhau tiến về phía căn nhà. Chúng đông quá mà Chiêm chỉ còn 1 quả lựu đạn với khẩu súng có vẻn vẹn 10 viên đạn lắp sẵn.
Bọn giặc đã đến gần lắm rồi. Chiêm vung mạnh tay ném quả lựu đạn còn lại vào tốp giặc. Lựu đnạ nổ, bọn giặc lại nằm xuống. Chiêm xách súng chạy qua hướng lựu đnạ vừa nổ, vọt lên đồi, nơi có trận địa chốt của đồn công an nhân dân vũ trang số 209, cách cửa hàng của Chiêm khoảng 100m. Đạn của giặc bắn theo chiu chíu.
Sắp tới trận địa của công an vũ trang, Chiêm thấy 2 người trên đồn chạy xuống, hét to :
- Chị Chiêm, địch tiến công mạnh. Chị đừng lên !
- Nó tiến công mạnh, tôi phải cùng các đồng chí chiến đấu !
Khi Chiêm lên đến nơi thì gặp bác Vượng, Thắng và Định cũng đang chiến đấu ở đó. gặp đại đội phó Hoạ, Chiêm nói vội :
- Anh Hoạt ơi, anh phân việc cho em đi !
- Cô Chiêm ! Cô lên thật đúng lúc, Lượng đang nhắc cô bên kia !
Đại đội phó Hoạ đang chỉ huy anh em chiến đấu, nhưng khi nghe tiếng Chiêm báo cáo, vẫn dành cho cô gái một câu nói vui như thế.
Chiêm và Lượng đã quen nhau qua những buổi tập bóng chuyền, tập biểu diễn văn nghệ. Hạ sĩ Bùi Anh Lượng có tiếng là cây đập tốt trong đội bóng chuyền của đồn công an. Trong đêm liên hoan văn nghệ, Lượng và Chiêm cùng hát bài "Trước ngày hội bắn".
Tình yêu đã đến với họ và anh em trên đồn công an vũ trang đã coi Chiêm như người nhà.
Đại đội phó Hoạ giao nhiệm vụ cho Chiêm tiếp đạn tới các hướng chiến đâu và băng bó cho anh em bị thương để đưa về tuyến sau. Quần sắn cao, tóc búi gọn, Hoàng Thị Hồng chiêm xông xáo và vác đạn đến các hưóng chiến đấu. Khi vác đạn tới công sự hướng nam, Chiêm đến bên cạnh Khổng Tiến Dũng nói :
- Dũng bắn, để chị ném lựu đạn !
Dũng và Chiêm đã anh dũng chiến đấu chặn địch ở một hướng đẩy lùi 3 đợt tiến công của địch.
Chiêm cơ động đến một đoạn hào phía trước, gặp 2 chiến sĩ bị thương nặng, Chiêm dìu 2 người vào hầm kèo. Vừa quay ra, Chiêm gặp 1 toán giặc nhảy xuống hào. Chúng định bắt sống Chiêm, Chiêm nép mình vào một góc hào, bình tĩnh giương súng, bóp cò. 4 tên đi đầu bị trúng đạn, chết gục. Những tên đi sau không dám hung hăng nhảy xuống hào nữa. Nhưng từ một hướng khác, bọn giặc lại bất ngờ lao lên. Thấy ở đây chỉ có 1 tay súng đánh trả, và lại alf tay súng con gái, bọn giặc liền lên tiếng gọi hàng. Chiêm thét to :
- Hàng này !
Quả lựu đạn vút đi từ tay Chiêm. 2 tên giặc chết gục. Chiêm bị thương vào tay trái, máu nhuộm đỏ cánh áo. Mừng từ phía trái đường hào chạy tới. Mặc dù bị thương, cả 2 người vẫn nổ súng đánh chặn giặc.
Không thấy Chiêm tiếp đạn cho mình, Khổng tiến dũng nóng ruột chạy đi tìm. Gặp Chiêm bị thuwong, Dũng xé áo mình băng cho chị. Chiêm nói :
- Dũng đến băng cho anh Mừng trước. Anh ấy bị thương nặng hơn chị. Ta chiến đấu đến cùng, Dũng ạ !
Qua nhiều đợt tiến công liên tục không chiếm được đỉnh Pò hèn, giặc liền nã tới tấp đạn pháo 130 ly và cối 82 ly vào trận địa của ta. Nhiều đoạn hào giao thông bị sụt lở, những mảnh đạn pháo cày tung đất đá. Quân giặc xốc lại lực lượng, mở đợt tấn công mới. Những tên chỉ huy cầm súng ngắn, phất cờ thúc lính liều lĩnh xông lên.
Cuộc chiến đáu tiếp theo vô cùng gay go và ác liệt. Một số chiến sĩ bị thương. Địch đến gần, các chiến sĩ dùng võ thuật và lưỡi lê đánh địch.
Đang chiến đấu, Chiêm nghe Hoàng Tiến Cờ gọi :
- Chị Chiêm, anh Hoạ hi sinh rồi !
Chiêm chạy đến hầm, nơi anh Hoạ được đồng đội mang vào. Chiêm nâng 2 cánh tay anh, đặt lên ngực rồi phủ tấm chăn lên người anh.
Nghe tiếng giặc la hét, Chiêm lao ra khỏi hầm, ráng sức ném liền 2 quả lựu đạn vào toán giặc. Chiêm bị thương lần thứ 2. Đạn găm trúng chân, Chiêm lảo đảo ngã xuống thành hào. Một lần nữa, Khổng Tiến Dũng lại lao đến băng cho Chiêm và đưa Chiêm vào hầm. Nghe Dũng báo cáo súng CKC của chiêm đã hết đạn, đồng chí Chuyên, người được cử thay thế Hoạ chỉ huy liền chạy vào hầm gặp Chiêm nhưng chiêm đã ra ngoài công sự để quan sát tình hình địch. Chuyên trao khẩu súng ngắn của Hoạ cho Chiêm :
- Súng của Hoạ đây, chị chiến đấu để trả thù cho Hoạt !
Chiêm cầm khẩu K54 trở lại vị trí chiến đấu. Lợi dụng thành hào, chiêm bình tĩnh ngắm bắn từng tên giặc. Phía trái, Chuyên đang chiến đấu rất anh dũng, vừa tiêu diệt địch ở hướng anh, vừa bắn hỗ trợ cho Chiêm.
Bọn giặc vẫn liều lĩnh xông tới, chúng bắn trung liên quét mặt đồi. Chiêm lại bị thương rất nặng ở cột sống. Chị ngã xuống và không bao giờ tỉnh dậy nữa. Chiếc áo màu vàng nhạt, điểm hoa tím mà chị vẫn thích mặc đã nhuốm đỏ.
Hoàng Thị Hồng Chiêm, cô gái đẹp nết đẹp người ấy đã anh dũng hi sinh trên mảnh đất biên giới thiêng liêng của Tổ quốc khi bước vào tuổi 25. Bà con huyện Hải Ninh gọi Hoàng Thị Hồng Chiêm là Người con gái anh hùng của đất biển, còn các chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn biên phòng Pò Hèn thì gọi Hoàng Thị Hồng Chiêm là đồng đội anh hùng của chúng tôi.

MÌNH VÀ 50 QUẢ LỰU ĐẠN
Nguyễn Phúc Ấm, chuyện Giàng A Sình, dân tộc Mèo, chiến sĩ đại đội 3, tiểu đoàn 2, bộ đội huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu.

Thằng giặc Trung Quốc đánh vào trận địa mình sớm lắm. Con chim cà hoánh chưa báo sáng, súng nó đã nổ lọp bọp dưới suối rồi. Song trận địa chốt của mình ở tít trên cao, anh em bảo đo được những 1.262m nên bọn giặc còn đang lò dò tận dưới chân dốc, đơn vị mình đã ra hào chiến đấu hết, súng lên đạn sẵn sàng. Chỉ có mình chịu để 2 bàn tay không thôi !
Mình cũng có súng chứ, 1 khẩu AK còn mới, báng đỏ như sắc hoa piót ven bản Chởi Ngò, quê mình ấy. Nhưng thằng Lò Văn Hoà, người Thái, bên tiểu đội 4 nó mượn đi công tác từ chiều qua rồi. Nó để lại khẩu M79 mà mình có biết bắn đâu. Với lại, tiểu đội 4 không cho lấy, nó bảo phải để cho tiểu đội nó làm hoả lực mạnh.
- Tiểu đội trưởng à, mình không có súng, bảo mình làm gì ?
Mình hỏi tiểu đội trưởng Học người Kinh thế. Nó nghĩ một tí rồi vỗ vai mình :
- Không lo, ối việc. Sình vác đạn B40, B41 ra đây cho tiểu đội. Lát nữa ta bắn chết địch rồi lấy súng địch mà đánh.
Mình theo đường hào chạy đi. Lắp đạn và chuyển xong cơ số đạn cho tiểu đội, hết việc, chân tay mình lại buồn thiu.
- Tiểu đội trưởng à, còn việc gì nữa, phân công đi.
Mình lại giục. Địch vẫn chưa tới, chỉ bắn pháo đoành đoành lên đỉnh chốt. Tiểu đội trưởng ngó ngược ngó xuôi, chẳng tìm ra việc gì cho mình. Bỗng nó cười giòn rồi ghé tai mình bảo :
- Này, tớ thấy trong kho còn khẩu súng bắn tỉa. Vào nói khéo với cậu quân khí, nó cho mượn Sình ạ.
Cậu quân khí tốt thật. Mới hỏi một câu nó đã choàng dây súng vào vai mình giục :
- Súng mới bóc tem, cậu là người bắn viên đạn đầu tiên đó. Trở lại trận địa ngay đi, tớ nghe súng nổ nhiều rồi.
Quả như thế, mình về đến hướng tiểu đội 5 của mình chốt thì địch đã lố nhố đầy lưng dốc. ANh em trong tiểu đội vẫn im lặng chờ địch, không ai bắn cả. Chỉ có bọn giặc bắn, đạn bay qua miệng hào rào rào.
Thấy mình vác súng về, tiểu đội trưởng Học hớn hở nói :
- Súng AK, CKC là tầm gần, súng bắn tỉa này phải bắn từ xa, Sình bấn xem nào.
Mình vác súng lên bờ công sự, rê đầu ruồi vào giữa mặt 1 tên giặc, nẩy cò. Phát thứ nhất, 1 thằng đổ. Phát thứ 2, mình nhắm bắn vào thằng ngậm kèn đồng, nó ngã vật. Mình sướng quá, lại nâng súng, siết cò. 3 viên đạn bay đi, sao có mỗi thằng khiêng đạn ngã nhỉ. "Cái tay mừng quá, thành run rồi". Mình nghĩ thế rồi ghì súng thật chặt, bóp cò cẩn thận hơn. Song 2 viên đạn này đều trượt cả. Mình nổ thêm 3 phát, chỉ bắn chết được 1 thằng nữa thôi. Địch ào tới gần, súng của anh em nổ mau và vang lắm, bọn địch ngã chồng lên nhau, rú thét ầm ĩ như con thú bị trúng tên. Giờ mới thấy chán khẩu súng bắn tỉa của mình. Nó không bắn liên hồi được. Địch vào sát mà lạch rạch mãi mới nổ được 1 lần, chậm quá. Hết đợt chiến đấu thứ nhất, mình trả cây súng cho tiểu đội trưởng :
- Tiểu đội trưởng à, mình không thích nó nữa đâu. Mình bò ra chỗ địch chết tìm khẩu súng khác đây.
Tiểu đội trưởng Học giữ tay mình :
- Đừng, chỗ địch chết còn xa hào, nguy hiểm lắm. Sình lên trên đại đội trưởng, may ra có khẩu nào dự trữ chăng.
Mình sang hầm đại đội trưởng Nhâm, nó bảo không còn súng nhưng bày cách cho mình đánh bằng lựu đạn, rồi dặn mình :
- Sình không trở về chỗ tiểu đội nữa, trụ lại phía hậu cứ đề phòng địch tập hậu. Một mình một hướng đấy, đánh được không ?
- Được chớ, nhưng phải nhiều lựu đạn, lúc nào có súng đại đội trưởng cho mình mượn nhé.
Mình vào hầm ngủ lôi quần áo bỏ ra ngoài, xách chiếc balô không chạy tới kho đạn. Cậu quân khí vẫn tốt lắm, nó cho mình đầy một balô. Đến vị trí chiến đấu, mình xếp lựu đạn từng hàng trước mặt, đếm được 36 quả chứ ít đâu, mà mình cứ muốn nữa, muốn tròn 50 song phải phần anh em chứ. Nghĩ vậy, mình bò tới các ngách hào, bò ra những chỗ địch vừa tràn đến, chúng nó thu hết xác và súng rồi, nhưng lựu đnạ còn lăn lóc khối ra. Mình bỏ đầy túi quần, đầy mũ, đếm đủ 14 quả mới bò trở về.
Đại đội trưởng Nhâm lo xa mà đúng thật. Mình vừa chuẩn bị xong trận địa thì thằng Trung Quốc mò tới. Nó vẫn đánh ở 3 mé kia, xong cho quân đánh vòng cả phía sau này để vây chốt mình. Giá có súng, mình cứ ngồi tại chỗ tỉa nó từ xa đấy, nhưng chỉ có lựu đnạ thôi, hpải chạy đến gần nó mà đánh vậy. Nó muốn giữ bí mật, tiến về phía mình im ắng lắm. Song mình nhìn thấy hết. Mình toài khỏi hào, lăn tròn xuống dốc, nấp sau các bụi cây ở bờ đá, đến gần nó, nó vẫn không hay. Mình tung liền 3 quả lwụu đạn vào bọn đông nhất. Chờ nó dồn nhau lại, mình văng luôn 4 quả nữa. Không biết chết bao nhiêu đứa đâu. Mình muốn đánh lâu mà hết lựu đạn, đành phải về hào, tiếc quá !
Ngỡ nó còn chán mới đánh lên vì phải giải quyết chuyện thằng chết, rồi phải thăm dò ta nữa, nên về tới hào, mình bỏ cả đấy, chạy sang báo cáo đại đội trưởng. AI ngờ, quay về tới nơi, nó đã bò lổm ngổm từng đám trên dốc rồi. Thế là mình mở chốt lựu đạn liên tục, cứ thấy chỗ nào đông là mình chụp lựu đnạ xuống, 4, 5 thằng hốt hoảng nhảy tọt vào đoạn hào phía dưới. Mình thót ngay đến, tống liền 2 quả lựu đạn, chúng nằm nhăn răng cả ra. Đợt tiến công đầu tiên của địch ở hướng mình kết thúc. Nó kéo xác nhau, chạy thục mạng xuống chân đồi.
Các đợt tiến công khác của địch cũng đại loại thế thôi, mình chẳng nhớ hết đâu. Mà có nhớ cũng khó nói hết cái lwòi lắm. Chỉ biết rằng từ lúc con chim cà hoánh chưa báo sáng đến lúc con chim coóc co báo đêm về lcú 6 giờ chiều, nó đã tiến cong lên chốt đại đội 3 mình 10 lần. Cả 10 lần nó đều bị đại bại, bị đánh bật ra khỏi chốt, bỏ lại rất nhiều xác chết.
Đêm xuống, tiểu đội trưởng Học tới nắm tay mình giật giật mãi, khen :
- Giàng A Sình đánh giỏi lắm. Ngày mai cả đại đội thi đua với Sình đấy. Thử nhớ xem diệt bao nhiêu tên để định mức phấn đấu cho anh em nào.
- Mình nhận diệt được 50 đứa.
- Ớ, nhiều hơn chứ !
- 50 thằng là nhiều. Thành tích phải chia đều cho anh em, mình không nhận thêm đâu, tiểu đội trưởng à !
Trong cuộc họp mặt "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc" do Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức, tại hội trường Ba ĐÌnh, Hà Nội, các đại biểu rất xúc động khi nghe Giàng A Sình báo cáo về chiến công đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược. Khuôn mặt bầu bĩnh, cái miệng hay cười càng làm cho Giàng A Sình rất trẻ so với tuổi 22 của anh.
Khi kể hết chuyện, giọng Giàng A SÌnh trở nên hồn nhiên. Anh tươi cười :
- Mình nói hết rồi ! Mình xuống đây ! Mình chào các đại biểu !
Cả hội trường Ba ĐÌnh rộn ràng vỗ tay hoan hô Giàng A Sình, chiến sĩ dũng cảm dân tộc Mèo, tỉnh Lai Châu.


DÂN QUÂN LỒ SỬ THÀNG
Nguyễn Trần Thiết, ghi theo lời kể của Giàng Lao Vu, xã Lồ Sử Thàng, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Cán bộ bảo mình kể chuyện chỉ huy dân quân 6 xã đánh giặc Trung Quốc. Mình nói tiếng phổ thông chưa thạo, cán bộ lại không có ai biết dịch tiếng Mèo. Mình nói, cán bộ chịu khó nghe.
Ngày 1-3-1979, cán bộ Cầu, phó bí thư huyện uỷ và thủ trưởng Khánh huyện đội phó bảo mình : "Địa hình, địa vật xã Lồ Sử thàng rất hiểm trở. Bác tập hợp dân quân 6 xã đang có mặt tại đây chỉ huy anh em chiến đấu.
Mình nhận lời. Mình tìm gặp Giàng Xeo Pao. Thằng Pao là con thứ 2 của mình đang làm xã đội trưởng. Nó với mình cùng là đảng viên. Nó đi bộ đội 7 năm, đánh Mĩ nhiều nên nó có kinh nghiệm hơn mình. Nó bảo :
- Trái (Bố) lo tổ chức dân quân 5 xã bạn. Cần 1 chỉ huy phó giúp trái về quân sự và 1 người giúp trái về hậu cần.
Thằng Pao đánh giặc nhiều. Ngày phục viên nó mang về nhà cả tập bằng khen, huy hiệu Chiến sĩ thi đua, huân chương. Nó bàn :
- Muốn mọi người cùng đánh giặc Trung Quốc, gia đình mình phải làm gương trước.
Mình có 7 đứa con trai (không có con gái) thì 5 đứa đã được phát súng. Thằng giàng Xeo Lử không được nhận vào dân quân vì nó thọt chân từ nhỏ và thằng Giàng Vần Sèng đã quá tuổi.
Nghe tin dân quân toàn xã Lồ Sử Thàng ở lại đánh giặc Trung Quốc, Sèng yêu cầu mình :
- Trái cho con xin khẩu súng !
Ồ, mình làm gì có súng. Mình khuyên Sèng :
- Nho (Con) đến trụ sở hỏi ông Pao và ông Hồ xem ?
Giàng Vần Hồ là con thứ 5 của mình, là em ruột của Sèng. Hồ cũng đi bộ đội từ 1970. Năm 1976, Hồ phục viên, được giao làm chính trị viên phó xã đội. Mình gọi Pao và Hồ là ông để nhắc nhủ Sèng : ngày thường Sèng là chủ nhiệm hợp tác xã, là anh cả trong gia đình nhưng khi đã nhận súng Sèng phải chịu để các em chỉ huy.
Xã đội trưởng Giàng Xeo Pao cấp cho anh ruột khẩu CKC và phân công Sèng về tiểu đội 2. Trong tiểu đội này đã có Giàng Xeo Lù. Lù đến gặp mình, mặt lộ vẻ không vui :
- Già (Cụ) Xon ơi (mình là dểu (ông nội) của Lù nhưng Lù đã có con. Lù gọi mình là cụ thay con). Già Xon bắt chú Pao cho trái Sèng sang tiểu đội khác.
Mình không đồng ý. Việc quân sự do xã đội phụ trách, mình can thiệp sao được. Mình hỏi Lù :
- Trái Sèng ở cùng tiểu đội, sênh trừ (cháu) gặp trở ngại gì ?
Đúng là thằng Lù có những điều khó xử. Thương bố, nó muốn gánh vác mọi phần việc lao động cho bố, gác thay cho bố. Có mặt bố, nó không được tự do đùa nghịch. Mình an ủi nó :
- Trái Sèng chưa quen làm dân quân, sênh trừ phải ở cùng tiểu đội để giúp đỡ trái chứ.
Lù nghe lời mình. Mọi việc quân sự ở Lồ Sử Thàng mình giao hẳn cho thằng Pao, thằng Hồ, việc hậu cần mình phải bàn với bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn (người Mèo) và chủ tịch xã Ly Sử Thàng (người Nùng). Thàng hỏi :
- Dân quân 6 xã có bao nhiêu người ? Hiện nay đang ở thôn nào ?
Việc này mình đã giao cho Ma Sần Chín. Chín là người Mèo thuộc xã Sừ Ma Tủng. Mình chọn Chín làm chỉ huy phó vì Chín đã làm trung đội trưởng ở bộ đội. Chín vẽ bản đồ, dự kiến bố trí 42 dân quân ở xã Tả Gia Khâu ở Xia Trải, xã Lao táo 23 người ở Phìn Chư, xã Dìn Chín 12 người ở Xín chải, xã tả Ngài Chồ 56 người ở Ngài Phòng Chồ, xã Sừ Ma Tủng 62 người ở Cốc Cáng và 90 dân quân xã Lồ Sử Thàng ở Lồ Suối thàng. Chủ tịch Thàng nêu ý kiến :
- Dân quân Lồ Sử Thàng không phải nuôi, ai về nàh người nấy mà ăn. Mình đến các thôn khác giao cho mỗi gia đình 3, 4 người.
Người Mèo mình mến khách lắm. Khách đến chơi, chủ nàh có rượu, thịt gà, thịt lợn đều đem ra mời. Trường hợp trong nhà chỉ còn bột ngô cũng đem nấu để khách và chủ cùng ăn. Không ai chê cái bụng người Mèo mình đâu.
Ngày 1-3 đã qua. Chỉ huy phó Ma Sần Chín cùng với mình và chủ tịch Ly Sử thàng đến các làng để kiểm tra trận địa cũng như nơi ăn chốn ở của dân quân. Dân quân ở lưng chừng núi đá cao. Mình trèo hết ngọn núi này sang ngọn núi khác. Anh em dân quân chọn mỗi người một phiến đá làm công sự. Nằm ở đây, anh em bắn trúng lính Trung Quốc đi dưới đường dễ hơn đi săn thú. Con thú dữ còn có cái mũi để đánh hơi người lạ, còn bọn lính Trung Quốc xâm lược có giương cặp mắt cú vọ lên cũng khó phát hiện nơi ẩn nấp của dân quân. Dân quân có công sự hang hốc rất tốt. Nằm trong công sự, tha hồ cho địch bắn đại bác, đại liên, trung liên, súng trường cũng khó trúng phải người. Nếu nó lên đông quá, không chống cự nổi, dân quân sẽ rút vào hang luồn lên đỉnh núi hoặc tránh sang ngách khác. Cán bộ đừng cười mình. Nhiều cán bộ đã chê kế hoạch rút lui của mình. Mình khó xử quá. Anh em dân quân không có lựu đạn, mỗi người chỉ có vài chục viên đạn với khẩu súng trường nên không đủ sức phòng thủ lâu dài. Từ ngày 17-2 nhiều anh em dân quân đã đánh địch, đã dùng hết số lựu đạn và gần hết cơ số đạn mà chưa được bổ sung.
Mình đi về các thôn. Đã đến bữa cơm chiều ngày 2-3-1979. Chủ tịch Ly Sử Thàng đang gặp chuyện khó xử : số người ở gia đình nào cũng tăng vọt lên. Chủ nhà không bằng lòng. Với người Mèo, cán bộ không được nói sai. Nhân dân tin ở cán bộ. Gia đình này có khả năng nuôi 8 người, cán bộ gửi 10 người cũng được. Người Mèo mình sẵn sàng nhịn đói để nhường cơm cho khách. Cũng gia đình đó, nếu ngày đầu cán bộ gửi 2 người, đến bữa lại có 3 người tới ăn là chủ nhà thắc mắc. Chủ tịch Ly Sử Thàng bối rối không biết nên giải quyết thế nào cho phải. Mình cũng bí. Mình hỏi Giàng Cố Séng, bí thư thanh niên xã Lao Táo :
- Xã mày có bao nhiêu dân quân ?
- 23.
- Tại sao những 40 người ăn ?
- Mình mới nhận thêm 17 đứa.
Chủ tịch Ly Sử Thàng cộng cộng, trừ trừ, đếm đi đếm lại vẫn có thêm 20 suất ăn. Hỏi lại mình mới biết là có các anh công an vũ trang đồn Pha Long, mấy anh tự vệ nông trường Nậm Chảy và anh Khuê, anh Khôi, anh Kỳ, cán bộ miền xuôi lên công tác ở xã Sừ Ma Tửng. Lực lượng của mình như vậy là có hơn 300 người thuộc đủ các dân tộc Mèo, Kinh, Nùng, Dao, Pa Dí, tu Dí... và người nào cũng có súng, có chỗ ẩn nấp tốt để chờ giặc đến.
Ngày 3-3-1979, mình nghe dân đồn là quân Trung QUốc sắp kéo vào Lồ Sử Thàng. Mình muốn cử người đi trinh sát nhưng biết chọn ai ? Thằng Sèng con mình nhiều tuổi, đi alị dễ dàng nhưng nó lại chưa biết quân sự. Thằng Pao đi trinh sát thì ai thay nó chỉ huy dân quân cả xã. Thằng Hồ khoẻ mạnh, to như con gấu, không thể cho nó đi lại giữa ban ngày. Nếu nó bị giặc bắt, giặc sẽ giết nó ngay.
Mình bàn với chỉ huy phó Ma Sần chín. Chín nêu ý kiến :
- Ta giao cho bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn.
Ồ, ý Sần Chín hay quá. Bí thư chi bộ nhỏ người, da ngăm đen, trông bề ngoài như trẻ con chăn trâu, lại biết nói tiếng Quan Hoả nên rất dễ trà trộn, giả làm người dân. Mình trao đổi với Sùng Pao Sấn. Sấn nhận lờ. Nó kiếm sợi dây thừng buộc ngang lưng, tay cầm con dao rựa cùn, đi đến Nà Cổ, Mao Sao Chẩy... Có những tên lính Trung Quốc đi tuần tiễu gặp nó hỏi :
- Ê thằng kia, mày đi đâu ?
- Con ngựa nhà mình bị lạc, bố mình bắt đi tìm. Ở vùng cao mình con ngựa quý lắm. Chỉ có con ngựa mới đủ sức đi nhanh, đi xa, trèo cao, mang nặng. Người Mèo, người Nùng, người Nhắng quý ngựa như quý con của mình.
Những tên lính Trung Quốc không bắt bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn. Sùng pao Sấn cầm con dao cùn đi đến nhiều nơi, ghi nhớ nơi nào có quân Trung Quốc, về báo lại cho mình.
Sáng ngày 4-3-1979, mình định điều quân ra phục kích đánh vào các đoàn xe trên đường Mường Khương-Pha Long. Mình giao việc cho thằng Pao xã đội trưởng. Pao rủ em ruột nó là Giàng Vần Hồ cùng đi trinh sát với bí thư chi bộ để tìm chỗ cho dân quân nằm chờ địch. Mấy đứa vừa đến Pạc Là đã trông thấy lính Trung Quốc đi đông nghịt trên đường. Hôm qua bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn báo cáo là có mấy nghìn lính Trung Quốc tập trung ở các hướng Lũng Pâu, Sừ Ma Tủng, Lao Táo... có cả pháo 130 ly, cối 82 ly. Mình đoán là quân giặc sẽ hành quân theo đường cái Mường Khương đi Pha Long, nhưng không trúng cái bụng giặc. Xã đội trưởng Pao và chỉ huy phó Ma Sần Chín cũng đoán sai. Được bọn phản động người Hoa ở địa phương báo tin, giặc Trung Quốc đã bất ngờ kéo quân vào hướng Cốc cáng để bắt dân quân. Dân quân ở trên núi cao nhưng bị núi khác chặn trước mặt nên không nhìn xa được. Thằng Hồ lo lắng, đề nghị :
- Anh Pao, em chạy nhanh về báo động cho dân quân !
- Không kịp đâu, phải bắn súng !
Bí thư chi bộ Sùng Pao Sấn nêu ý kiến :
- Bắn súng sẽ lộ bí mật !
Thằng Pao không nghe, nó chĩa nòng súng CKC về phía Lồ Sử Thàng bắn luôn 3 phát. Sau này lúc kiểm điểm trận đánh, ai cũng nhận cách xử trí của thằng Pao là đúng. Nghe tiếng súng báo động, anh em dân quân chạy vội về vị trí. Cán bộ đừng cười nhé. Kỷ luật của dân quân không nghiêm như bộ đội đâu. Chưa thấy bóng giặc, dân quân thường thích bỏ súng đi xuống làng bản uống rượu, nói chuyện với con gái. Mình là chỉ huy, mình không ngăn nổi đâu. Nếu không có tiếng súng của thằng Pao, mình biết anh em ở đâu mà gọi về cho đủ.
Nghe tiếng súng nổ, quân Trung Quốc tiến chậm hơn. Chúng xả đạn đại liên, trung liên, tiểu liên vào chỗ vừa phát ra tiếng nổ. Thằng Pao, thằng Hồ và bí thư chi bộ Sùng pao Sấn đâu còn dại dột chịu nằm yên tại chỗ. 3 đứa chạy vào trong hang núi gần nhất rồi tìm đường về xã. Ở bên dưới, quân Trung Quốc kéo đi rất đông. Nằm ở lưng chừng núi, anh em dân quân tỉa dần từng thằng. Kẻ địch không biết đạn từ hướng nào bay tới. Dân quân các dân tộc vùng cao mình thích đi săn nên đứa nào cũng giỏi bắn súng. Mình già rồi, mắt kém nhưng cũng bắn trúng. Suốt cả ngày 4-3, quân Trung Quốc vào tới đâu cũng bị đánh.
Cán bộ hỏi mình là đứa nào bắn giỏi nhất ? Mình chả biết đâu. Khi đánh nhau mình không còn là chỉ huy nữa. Mình đói, anh em dân quân cũng đói. Chủ tịch Ly Sử Thàng cũng đói. Nhân dân chạy vào hang cả, chả còn ai nấu cơm cho dân quân. Mình không có cấp dưỡng, không có nồi to, không có tiền. Chủ tịch xã Ly Sử Thàng bằng lòng xuất tiền quỹ mua cho dân quân 6 xã một con trâu giá 300 đồng nhưng mình không ưng giết thịt. Ôi, làm chỉ huy khó quá. Mình chả biết hỏi ý kiến ai. Huyện ủy, huyện đội và tiểu đoàn bộ đội địa phương đang chặn địch ở Cao Sơn, mình không đến gặp được. Con trâu mua rồi, ai sẽ làm thịt, ai đưa thịt trâu đến các xã, ai nấu cơm để dân quân ăn với thịt trâu ? Khó quá. Mình đành nhịn đói. Mình hạ lệnh cho dân quân cùng nhịn đói. Người vùng cao mình nhịn đói quen rồi. Anh em dân quân chui vào hang ngủ.
Tối ngày 4-3, mình triệu tập chỉ huy các xã về Lồ Sử thàng. Về dự có Giàng Phên Chiu, phó chủ tịch xã Dìn Chín, Ma Xeo Kháng, trung đội trưởng dân quân xã Tả Gia Khâu, Giàng Sấn Dùng, trưởng công an xã Lao Táo... Nghe báo cáo mình ưng bụng lắm. Dân quân xã nào cũng đánh giặc và trận địa xã nào cũng hứng chịu vài trăm quả đạn đại bác và súng cối, nhưng chỉ mấy trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở xã Lồ Sử Thàng có 1 dân quân hy sinh là Hoàng QUán Dính. 1 người bị thương là Giàng Xeo Lùng.
Sáng ngày 5-3-1979, pháo 130 ly, cối 82 ly của Trung Quốc giội rất nhiều vào dãy núi Phình Dư. Mình quyết định dẫn 30 dân quân trong đó có thằng Pao, thằng Hồ, chủ tịch Thàng, bí thư Sấn cùng chỉ huy phó Ma Sần Chín rời trận địa sang Cốc Cáng. trời sáng rồi. trông rõ địch đông như kiến trên núi Phình Dư, chỉ huy phó Ma Sần Chín đề nghị :
- Địch đông lắm. Chúng ở trên cao, ta ở dưới thấp, không nên bắn.
Mình không đồng ý. Địch chưa biết quân mình đông hay ít, chưa biết mình ở chỗ nào, hãy bắn cho chúng 1 loạt phủ đầu đã. Mình hạ lệnh bắn. Cả 30 tay súng có đủ trung liên, AK, K44 đều bắn cùng một lúc. Địch bắn trả ngay. Chúng nó nhè cái đồi cao phía Cốc Cáng để bắn. Đúng lúc đó có đủ các loại súng từ Cốc Cáng bắn sang Phình Dư. Ờ mình không hiểu tại sao. Địch ở Phình Dư hay Cốc Cáng ? Phình Dư ở gần mình, mình trông rõ là địch, như vậy Cốc cáng là bộ đội ta ? Đồi Cốc cáng cao hơn Phình Dư, mình không nhìn rõ người đi lại trên đồi. Hoá ra thằng địch ở Phình Dư và Cốc Cáng bắn nhau. Chúng nó bắn nhau lâu quá. Mãi đến chiều ngày 5-3 chúng nó mới thôi bắn nhau. Mình sướng bụng lắm. Trong trận này dân quân không có người nào bị thương mà địch chết tới cả trăm đứa.
Trong lúc địch rút, nó đốt hết cả 46 nóc nhà của thôn Lồ Sử Thàng. Nhà mình cũng bị giặc đốt.
Chuyện này mãi đến khi giặc rút lui mình mới biết. Hôm đó mình còn nghĩ gì đến nhà. Tối ngày 5-3, mình phải ra lệnh cho dân quân 6 xã chuyển sang huyện Xi Mi Cai. Cán bộ đừng phê bình mình. Mình đói lắm. Anh em cũng đói. Suốt 2 ngày đánh nhau chả ai được ăn uống gì. Do thiếu kinh nghiệm mà ! Trước khi chuyển mình hỏi ý kiến các anh Khôi, anh Kỳ, anh Khuê và các anh công an vũ trang. Muốn cho dân quân nằm trụ đánh giặc, cần đạn và lương thực. Mình sẽ góp ý kiến để cán bộ rút kinh nghiệm.
Sang đến Xi Mi Cai, các cán bộ bảo mình kể lại trận chiến đấu Lồ Sử Thàng. Mình đâu có biết chỉ huy. Mình không biết địch chết bao nhiêu. Ở xã Lồ Sử thàng, nhiều người dân trông thấy địch có 1 đoàn 29 con ngựa. Lính Trung Quốc cho xác chết vào cái bao, dặt cái bao lên chiếc giá sắt (để giữ xác chết khỏi cong lại). Mỗi con ngựa thồ một chuyến được 4 xác. 29 con ngựa đi 4 chuyến, mình nhân lên thành 464 đứa chết, nhưng có 1 con ngựa chỉ thồ 2 xác nên số địch chết là 462. Ồ, sao địch chết nhiều vậy ? Cán bộ bảo mình quay về xã điều tra. À đúng rồi ! Ngày 5-3 chúng nó bắn nhầm nhau ở Cốc Cáng-Phình Dư nên chết rất nhiều.
Mình chỉ huy chưa giỏi, nhưng mình không sợ giặc Trung Quốc đâu. Nếu giặc Trung Quốc còn sang Mường Khương nữa, cán bộ cứ giao việc cho mình. Mình có kinh nghiệm hơn, mình sẽ đánh giỏi hơn.


GIỮ CHỐT
Nguyễn Trọng Tạo, viết về Siều Ngọc Tân, dân tộc Tày, tiểu đội trưởng C5, D64, F741* bộ đội Hoàng Liên Sơn.

Siều Ngọc Tân bước đến mỏm đá bằng. Anh ngồi xuống tựa khẩu AK vào vai. Sương mù dày đặc vây quanh Tân, vây quanh đồi đá. Lạnh. Có lẽ gần 3 giờ sáng. Phiên gác của Tân đã qua 1 lần con tắc kè đánh lưỡi. 3 đồng chí mới bổ sung cho đơn vị hảo lực của đại đội, 1 đi công tác cho tiểu đoàn, còn lại 4 anh em phải thay nhau gác đêm, thay nhau làm anh nuôi và xách nước tắm giặt. 4 anh em 4 dân tộc khác nhau : Tân người Tày, Hoà người Kinh, Huầy người Dao và Sừ người Mèo. Lúc ngồi vui mỗi người kể 1 chuyên quê mình thú lắm. Cái khiếu kể chuyện tân không có nhưng Tân biết thổi kèn. Tiếng kèn của Tân lúc nhặt lúc khoan, lúc tràm lúc bổng nghe như tiếng suối, tiếng chim rừng réo rắt, xa vời. Hoà cứ say tít. Và Tân mỗi lần cất tiếng kèn lên lại nhớ về bản mình, đó là 1 bản nhỏ thuộc xã Du Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. bây giờ nó cách Tân hàng trăm cây số, hàng trăm ngọn núi. Nỗi nhớ quê làm Tân bâng khuâng. Nhưng đôi mắt mất ngủ nhiều đêm lại trĩu xuống. Tân dụi mắt mấy lần nhưng mi mắt vẫn nặng trịch. Anh lấy trong túi ra hộp dầu cao, xoa vào mí mắt. cay nhưng đỡ buồn ngủ hơn. cái hộp dầu này quan trọng lắm. Khi giao phiên gác là phải giao cả lọ dầu cẩn thận. Đối với thằng giặc thâm hiểm này mà ngủ gật trong lúc gác là nguy với nó.
Đoành ! Oành...
Bỗng một tiếng mìn nổ dưỡi bãi gianh ven suỗi. Rồi 1 loạt tiếng nổ nữa. Rồi tiếng người kêu rú...
"Bọn giặc vấp mìn rồi !" Tân sung sướng. ANh chạy về hầm ngủ đánh thức tiểu đội dậy.
- Cia gì đấy tiểu đội trưởng ? - Hoà vớ lấy khẩu súng dựng bên vách hầm hỏi.
- Bọn giặc vấp mìn, cả tiểu đội về vị trí chiến đấu !
- Bọn Trung Quốc mò sang vớ, có đông không ? Huầy hỏi.
- Không thấy, mù dày quá, chắc đông.
Lại tiếng mìn nổ và tiếng kêu la ở bãi gianh gần hơn. Tân ra lệnh :
- Đồng chí Huầy, đồng chí Hoà sang sườn phải. Tôi và đồng chí Sừ giữ sườn trái. Mỗi cánh mang theo 1 thùng đạn. Mỗi người mang 20 lựu đạn.
- Rõ !
Vừa lúc đó, đại đội trưởng Hoàn chạy đến. Anh đã chạy xuống các chốt của trung đội 1, trung đội 2 và bây giờ đến chốt của Tân, kiểm tra và truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu. Đại đội trưởng cho biết là bọn địch đang cho lính lên phá mìn để tràn qua các bãi gianh dưới chân đồi.
- Đay là thời cơ tốt nhất để các đồng chí tiêu diệt chúng !
Bọn địch vượt qua bãi mìn, chúng cụm lại, và tiếng kèn nổi lên. Toe...tò tí te...toẹ toẹ...Toe... Bọn bộ binh theo tiếng kèn ma quái tràn qua bãi cỏ gianh dưới chân đồi đá. Đại đội trưởng Hoàn định trở lại chốt đại đội bộ, nhưng tháy địch tràn lên gần, anh lên đnạ khẩu AK và chỉ huy luôn tiểu đội của Tân chiến đấu.
- Nhằm tốp có thằng cầm súng ngắn ! Tiếng Hoàn nói bình tĩnh. Rồi anh gằn giọng : "Bắn !"
Khẩu trung liên của tân rung lên. Điểm xạ AK của Sừ và Hoàn nổ giòn giã đèu đặn. Thằng cầm súng ngắn ngã dúi. Bọn lính đi sau chết lăn xuống sưòn đồi. Nhiều thằng chạy tạt sang hai bên, bị vấp mìn, xác tung lên. Ở cánh phải, tiếng súng của Huầy và Hoà cũng nổ dồn dập. Đại đội trưởng Hoàn ra lệnh :
- Đợi chúng đến gần hãy bắn, tiết kiệm đạn !
Thấy tiếng súng thưa hơn, bọn giặc lại hò hét nhào lên. Đạn chúng bay chiu chíu. Lần này, liều mạng hơn, chúng dàn thanhdf hàng ngang, hoàng dọc mà tiến. Đại đội trưởng Hoàn chạy sang cánh phải phối hợp với Huầy và Hoà. Ở cánh trái còn lại Tân và Sừ.Địch chỉ còn cách 1 tầm lựu đạn. Sừ ném liền 2 quả vào giữa đám đông. Tân quét trung liên. Những thằng sống sót bị đạn sau lưng bắn lên. Chúng giãy đành đạch trong đám cỏ gianh.
Một lúc sau, địch mở đợt tấn công mới lên các chốt của trung đội 2.
Hoàn chạy lại nói với tân :
- Đồng chí cho tiểu đội sửa sang công sự. chuẩn bị cho trận đánh mới. Tôi phải về chốt chỉ huy.
Tân đứng nghiêm, nói dõng dạc :
- Đại đội trưởng hãy tin ở chúng tôi. Còn người còn chốt.
tần nhìn theo đại đội trưởng Hoàn. dáng anh khuất vào chỗ ngoặt của giao thông hào rồi hiện lên dưới chân đồi đá. Tiếng súng vẫn nổ rộ lên ở dọc các chốt của trung đội.

8 giờ. Pháo địch bắn vào đồi Đá Cao. tân phấn đoán chúng dùng pháo chuẩn bị mở đường cho bộ bihn và ra lệnh cho tiểu đội nấp vào các hầm ếch dọc giao thông hào. Tân vừa ẩn nấp vừa quan sát. Chung quanh đồi Đá Cao không có bóng 1 thằng giặc nào. Chúng đang dồn quân đánh vào các chốt bạn.
Như vậy là bọn địch gờm chốt của tân. Chúng đã húc đàu vào đá. Phải nói địa hình của chốt đồi Đá cao thuận lợi hơn so với các chốt A4, A6 mà địch đang dồn quân đánh lên. Tiếng súng đánh trả phía chốt A4 nổ dữ dội một lúc rồi thưa dần. Lựu đạn nổ chống lên nhau. Rồi tiếng lựu đạn cũng thưa dần. Hết đạn chăng ? Tân cồn cào lo lắng. Anh muốn yểm trợ cho chốt A4 nhưng xa quá. Và trong tiếng đạn pháo réo gầm, mảnh pháo lia cheo chéo, Tân rướn người lên và trông thấy đồi A4 bị phủ một màu xanh lét. Bọn địch đã chiếm đồi A4 và tràn sang đánh chiếm đồi A6. Sau này Tân mới biết là trung đội trưởng Hà Văn Khánh đã chỉ huy chốt A6, A10 đánh trả cho đến viên đạn cuối cùng.
Bọn địch cậy đông quân, tiếp tục nhào lên chia cắt các chốt của ta. Bọn phản động gnười hoa dẫn đường cho địch cắt chi viện của tiểu đoàn xuống đại đôi, đại đội xuống các tẻung đội. Và chốt đồi Đá Cao của tiểu đội Tân đã nắm trong vòng vây của chúng. Bây giờ là 2 giờ chiều.
Pháo địch ngừng bắn.
Thường thì sau khi pháo ngừng bắn địch sẽ đẩy bộ binh lên. Tân ra lệnh cho tiểu đội chuẩn bị chiến đấu. Xong anh vác những tảng đất đá bị pháo làm sập xuống lòng hào đặt lên thành công sự. Nắng chiều màu vàng bỗng xạm đen từng vạt phía trước. Đó là nhưng bãi gianh bị đạn ĐKZ địch đốt cháy. Tân phát hiện những tốp địch đội mũ vải chân quấn xà cạp chia làm 3 mũi tiến lên đồi đá. "À thì ra thằng này cậy đông, lên càng đông càng dễ bị tiêu diệt. Không lo giặc đông, chỉ lo ít đạn thôi !". Tân nói ý nghĩ này với Sừ rồi bảo :
- Sừ và tôi phối hợp với nhau thật tốt nhá. Khi tối bắn Sừ tung lựu đạn, khi tôi tung lựu đạn Sừ bắn. Nhớ phải thay đổi vị trí luôn đó.
Sừ nhìn Tân gật gật đầu :
- Sừ làm được mà. Bọn nó lên rồi vớ.
Tiếng kèn toẹ toẹ nổi lên dưới chân đồi. Thằng chỉ huy đầu để tóc, vung khẩu súng ngắn có mảnh vải chéo màu đỏ lên, cười hô hố và nói 1 cau bằng tiếng trung Quốc. Tân nghe không hiểu. Tức sôi máu nhưng nghiến răng cố chờ nó đến gần hơn. Ước chừng địch chỉ còn cách mũi súng của mình khoảng 30 thước, tân bóp cò. Vỏ đạn văng toé sang bên, nóng ran. Khẩu trung liên cứ rê ngang, rê ngang. Tiếng lựu đạn của Sừ nổ bên phải rồi ở bên trái. Phía cánh phải, tiếng súng của Hoà và Huầy cũng nổ giòn.
Địch bị đẩy xuống bãi gianh cháy. Chúng lại co cụm hò hét om sòm. Vừa lúc đó, Sừ kêu to :
- Địch lên chốt đại đội rồi !
Tân nhìn sang chốt đại đội phía xa. Ngọn đồi đó được thay bằng màu xanh xám trong nắng. Thế là đồi đại đội mất. Đại đội trưởng Hoàn hy sinh và đại đội hpải rút lui để bảo toàn lực lượng vì thiếu đạn.
Lúc này dưỡi chân đồi đá địch lại hò nhau tràn lên.
- Sừ, bắn trung liên !
- Rõ.
Tân trao trung liên cho Sừ và anh đặt 5 quả lựu đạn lên bờ công sự. Tân vừa ném lựu đạn vừa bắn tiểu liên. Bọn giặc chững lại một lúc ở bãi gianh cháy. Nhưng chúng không giạt xuống như lần truwóc mà cứ nhào lên thành tốp, thành đám đông hơn.
Tình thế gay go quá rồi. Lúc này Tân quyết định dùng quả đạn B41 đầu tiên. Đạn B41 phải để dành mãi. Có 4 quả thôi mà.
Quả đạn B41 kéo 1 vệt lửa vàng bay vào đám địch đông nhất, chúng bị đốt cùng với những tiéng kêu khiếp đảm. Vậy là đợt tấn công thứ 4 của chúng lên đồi Đá Cao bị đẩy lùi.

Tân chạy qua hầm ở lấy mấy túi gạo sấy vòng sang cánh phải đưa cho Hoà và Huầy 2 túi. Đói quá mà Hoà và Huầy vẫn không muốn ăn.
- Ăn đi, lấy sức mà đánh tiếp !
Huầy nằm xoài, lúc nãy cậu ta bị một hòn đá sạt qua hông còn đau. Tân nhìn xuống sườn đồi trước ụ súng của Huầy và Hoà, động viên :
- Cố giữ chốt cho đến tối nhá. Nếu hết đạn thì tối dễ rút hơn.
Nói xong, Tân trở về cánh trái. Bỗng anh thấy 3 phát pháo hiệu xanh từ dưới chân đồi phụt lên trời.
- Chúng sắp bắn pháo đấy ! Tân kêu to.
Tiếng Tân vừa dứt, hàng loạt tiếng nổ chói tai đã vang lên xung quanh. Đạn cối 82, đạn ĐKZ, đạn pháo khoan nổ dữ dội. Chợt Tân nghe thấy cánh phải có 3 phát AK nổ. Hoà và Huầy gọi cấp cứu chăng ? Tân nghĩ vậy và lách chiến hào chạy sang cánh phải. Trận địa của Hoà và Huầy bị đạn pháo. Hoà bị mảnh đnạ vào cổ, máu chảy nhiều. Huầy bị ngất nằm đè lên khẩu AK. Tân vội vàng xé chiếc áo lót băng cho Hoà rồi dìu Huầy dậy. Nhưng Hoà bị thương quá nặng, ngước cặp mắt nhìn Tân chằm chằm như bảo là cố gắng đừng để chốt lọt vào tay giặc, rồi cậu ta tắt thở. Huầy mê man trên tay Tân. Tân chạy vội về cánh phải nói với Sừ :
- Sừ đưa Huầy vượt bãi chuối ven suối Nậm Na về trạm phẫu ngay. Để chốt mặc tôi.
Sừ ngập ngừng một lát như không muốn để Tân ở lại một mình. Nhưng Tân đã ra lệnh, Sừ xốc khẩu AK và đeo 2 quả lựu đạn vào người, chào Tân :
- Tiểu đội trưởng ở lại.
Sừ cõng Huầy đi rồi, Tân chọn 1 hang đá bên công sự chôn cất bạn. Anh đứng lặng trước nấm mộ được đắp bằng những tảng đá nâu, mặc tiếng đạn pháo vẫn nổ ầm oàng xung quanh. Tân nén khóc trở về công sự chiến đấu. Anh chống tất cả lựu đnạ thành 1 đống và lắp đạn vào 3 khẩu súng : trung liên, AK và B41. Tân làm xong tất cả những việc ấy thì pháo địch cũng vừa ngừng bắn.

5 thằng địch vượt qua bãi gianh cháy xông lên. Tân nhìn rõ từng thằng một. Chúng đều đội mũ vải có gắn ngôi sao đỏ, mặc quần áo Tô Châu màu xanh. 2 thằng có súng đi trước. 1 thằng mang chiếc ba lô nặng đi giữa. 2 thằng cầm mỗi tay 1 quả lựu đạn đi sau. Chúng đi thưa qua. Tân bỗng thấy ấm ức. Địch lên nhiều không lo lại lo chúng lên ít ? Biết diệt thằng nào trước bây giờ ? Giá chúng cứ dàn hàng ngang như lúc nãy, quạt trung liên sướng tay biết chừng nào. Nó lên ít thế này, bắn phí đạn quá ! Tân nghĩ ngợi một lát rồi anh quyết dịnh hạ 2 thằng có súng trước. Pằng pằng...pằng pằng... 2 điểm xạ AK của Tân nổ đanh và gọn. 2 thằng cầm súng ngã lăn quay. Thằng mang ba lô lấy súng của thằng vừa ngã bắn lên. Hắn chỉ cách Tân chừng vài chục mét. Tân lại bóp cò. Thằng mang ba lô ngã khuỵu xuống. 2 thằng sau tung lựu đạn lên, nhưng lựu đnạ nổ cách Tân khá xa, mảnh đạn bay vèo vèo qua đầu. Khẩu AK của Tân lại rung lên. 2 thằng ném lựu đạn không thằng nào chạy thoát.
Bỗng 3 phát pháo hiệu xanh lại bay vút lên như lúc nãy. Pháo địch lại bắn vào đồi Đá Cao. Một quả đạn pháo nổ trước mặt hất Tân xuống lòng hào. Tân ngất đi một lúc lâu. Tỉnh dậy, tiếng đnạ pháo đã ngững. Tân thấy máu chảy ở mũi, ở 2 tai ướt lạnh. Địch lại lên. Quên cả đau đớn, Tân choàng dậy ôm lấy khẩu trung liên đã lắp đạn sẵn, bắn 3 băng liền. Mặc những đứa chết, bọn sống đạp lên xác đồng bọn tiến.
Chợt tân nhìn thấy khẩu súng B41 bên cạnh, anh bỏ trung liên, chộp lấy. Đợi chúng lên gần nữa, gần nữa... Tiếng kèn toẹ...toẹ của chúng vẫn vang lên nửa như trêu tức Tân, nửa như chửi mắng đám binh lính của chúng.
Bọn địch tới gần, không thấy hoả lực bắn trả. Chúng hò hét gọi hàng bằng một thứ tiếng Việt lơ lớ. Đồi Đá Cao vẫn lặng lẽ đứng đó, sừng sững trong ánh chiều buông xuống. Chỉ có tiếng đnạ, tiếng hò hét của chúng dội vào đồi đá vọng trở lại như tiếng tử thần từ nơi xa xôi nào đấy đáp về.
Đám lính tràn vào vòng ngắm của Tân. Ngon rồi. Tân bóp cò. Một vệt khói trắng đặc che lấp cả mặt Tân. Quả đạn B41 nổ "roành" giữa đội hình làm cỏ một mảng lớn kẻ thù. "Roành"... 1 quả nữa. Những thằng sống sót xô nhau chạy. "Quả nữa chăng ?" Tân tự hỏi, và anh tự trả lời :"Để dành đã !". ANh xốc khẩu AK lên bắn tiếp 3 băng, đoạn xách trung liên chạy sang mỏm phải. Tằng tằng tằng... Tằng tằng tằng... Đội hình địch bị dồn xuống chân đồi, rúm lại.
Tân quay lại mỏm trái, chợt nghe tiếng kèn âm ỉ khác thường. Sau tiếng kèn, những thằng địch sống sót thất thểu bước về phía mép suối biên giới, khuất sau bãi cây lá to như lá dong riềng. Bọn chúng thu quân !
Bóng chiều chậm rãi bò lan xuống sườn đồi cùng với những đám sương mờ ảo mỏng manh. Tân thấy đói. Anh chợt nghĩ đến chiếc ba lô của thằng lính mang trên lưng lúc nãy. Nó ngã cách công sự chừng vài chục mét. Có lương khô chăng ? Tân bò men vách đá xuống sường đồi. Chiếc ba lô đựng những chiếc hòm có cạnh vuông vức nằm đè lên xác thằng lính. Tân mở ra, nhưng trong chiếc ba lô không có lương ăn mà có 2 thùng đạn. Mừng quýnh anh mang ba lô đạn bò đến bên 1 cái xác khác mở dây lựu đạn móc vào ngón tay nó, lấy khẩu súng văng bên cạnh nó. Rồi trở lại chiến hào.
Tân nâng những viên đạn bóng nhoáng trên tay và thấy an tâm hơn. Còn người, còn đạn còn chiến đấu với kẻ thù...

Bây giờ thì Siều Ngọc Tân đã gặp lại những người đồng đội của anh. Moi người xúm quanh Tân và đòi anh kể chuyện 1 mình bám chốt, đánh giặc. Nhưng Tân chỉ nói hồn nhiên :
- Có gì đâu mà kể. các đồng chí cũng đều lập công lớn cả.
Siều Ngọc Tân cười. Tiếng cười của người con trai Tày 21 tuổi thật hồn nhiên, thật khoẻ và đầy sức sống.

0 comments: