"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Tuesday, April 10, 2012

Quần đảo Trường Sa - The Spratlys of Vietnam


Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km²
Ghi chú: gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông.

Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:

Cụm Song Tử:

1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây
2. Đảo Đá Nam (South Reef)

Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)

3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)
4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)
5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân
6. Đảo Núi Thị (Petley Reef)

Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)

7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)
8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island)
9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)
10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)
11. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef)

Cụm Trường Sa

12. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island)
13. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát
14. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân
15. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)
16. Đảo Đá Tây (West London Reef) 4 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây
17. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân
18. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân
19. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ
20. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân

Cụm An Bang

21. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang
22. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân

Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1)

23. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank)
24. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch)
25. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè
26. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank)
27. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần
28. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân
29. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường

Điểm mới chiếm thêm năm 1998 (Trung Quốc đã "cực lực phản đối")

30. Bãi Đinh (Kingston Shoal) thuộc dãy bãi ngầm khu vực Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch)
31. Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal) thuộc dãy bãi ngầm khu vực Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch)
Thực tế là trước khi chính thức chiếm giữ 2 bãi ngầm này, Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát khu vực Vũng Mây

Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)

32. Đá Nhám (Đá Grisan, Grierson reef) rất gần với đảo Sinh Tồn Đông [có tin đồn đã có đóng quân] Nhiều tài liệu ghi rằng đảo Sinh Tồn Đông và Đá Grisan là một, nhưng thực tế là 2 đảo khác nhau ở gần nhau
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần phía Tây đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)

34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)

35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)

37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]

41. Bãi Ngọc Điền (hay Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài
43. Bãi cạn Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)

Các đảo bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép:
Trước 1988, Trung Quốc chưa chiếm được đảo nào (trừ đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm từ trước, chúng nó gọi là đảo Thái Bình). Đến 1988 Tàu khựa dùng vũ lực chiếm 6 đảo, các năm sau tiếp tục lấn chiếm thêm một số đảo nữa:
1. Châu Viên
2. Chữ Thập
3. Gạc Ma (Tại đây năm 1988 đã diễn ra cuộc tấn công của Tàu làm 73 chiến sĩ hải quân ta chết và bị bắt hay mất tích).
4. Huy Gô
5. Ga Ven
6. Xubi
7. Đá Lạc
8. Ba Đầu
9. Vành Khăn

Đài Loan chiếm 1 đảo là Ba Bình
Philippin chiếm 8 đảo
Malaysia chiếm 4 đảo

theo Internet

0 comments: