"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Sunday, November 27, 2011

My Country - My Colleagues - My Students - Who am I?

Đất nước tôi, những đồng nghiệp của tôi, những học sinh, sinh viên của tôi. Và rồi ... Tôi là ai? Tôi có trách nhiệm gì? Tôi có thể trả lời như sau:

Tôi là một thầy giáo nghèo, tôi có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thậm chí có thể hoàn thành xuất sắc, nhưng tôi có thể dạy con mình yêu cái nghề của bố nó đang làm hay không??? Câu hỏi này tôi khó trả lời.

Ai là ai? Ai là người có trách nhiệm với những gì dưới đây? Không ai nói cho họ biết hay họ vô trách nhiệm không biết? Câu hỏi này tôi chắc chắn không trả lời được ... !!!

Về hưu trước tuổi, mọi chế độ được nhà nước thanh toán, người nghỉ được nhận một món tiền nho nhỏ tính theo số năm còn lại. Kể cũng tốt.
Vậy nhưng...Một thầy giáo gầy gò, sự gian khổ hiện rõ trên gương mặt, trên trang phục, phát biểu: Tôi làm nghề dạy học từ thời còn trên bom dưới đạn. Đến nay kể được nghỉ sớm cũng hay.
Vì yêu nghề nên các con - tôi đều hướng chúng theo nghề của bố. Vậy nhưng con tôi học xong sư phạm đã 2 năm nay mà không có việc làm. Nếu tôi nghỉ hưu sớm, đồng lương sẽ sụt mất hai triệu, lấy gì nuôi đứa con đã hai mươi mấy tuổi đầu đang ngồi chờ việc? Giả sử cấp trên cho con tôi đi dạy, kiếm tháng vài triệu nuôi mình để bố khỏi phải nuôi, tôi sẵn sàng về hưu.
Đó cũng là tâm sự của hơn 40 thầy cô trong số hơn 140 thầy cô có mặt hôm đó!Về hưu. Sau hơn 30 năm làm nghề, dốc hết sức lực, nhiệt tình, tâm huyết để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả, là đến tuổi về hưu. Ở trường tôi, để có bữa cơm liên hoan chia tay với người về, mọi người phải góp lại, phần mua quà tặng, phần tổ chức bữa cơm đơn giản. Nhà trường chỉ chi tiền bữa cơm cho người về hưu và Ban giám hiệu. Còn quà tặng của nhà trường là 6 cái chén (không có ấm).Vẫn biết nghề nhà giáo “rất đơn sơ tập giáo án gối đầu” nhưng đơn sơ quá như ở trường tôi quả giống một điều mai mỉa. Và chúng tôi nghe giải thích: được thế là cũng nhiều rồi, không có qui định nào về chế độ quà tặng cho những người nghỉ hưu!

Mẹ tôi, một cô giáo cấp III, sau 32 năm dạy học, ngày nghỉ hưu cũng nhận được 1 bó hoa tươi của các đồng nghiệp trẻ hơn, bữa liên hoan chia tay là "dưa góp" giữa gia đình và tổ chuyên môn. :)

Những trường học sơ sài đến khó tin

41 học sinh H’ Mông ở Điểm trường Lũng Cà, Trường TH Thượng Nung (Xã Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) nhiều năm nay phải học trong 3 phòng học tạm quây bằng gỗ tạp.
Hai lớp học chỉ cách nhau một vách gỗ được chằng buộc bằng dây rừng và lớp này nghe rõ tiếng giảng bài của lớp bên cạnh.
Phòng học lớp 3A, Điểm trường Lũng Cà hở tuếch toác.
Một phòng học ở Điểm trường Tà Han thuộc Trường TH Xuân Lạc (Xã Xuân Lạc, Chợ Đồn, Bắc Kạn) đã tốc mái không còn sử dụng được.
Cô Đàm Thị Quý, hiệu trường Trường tiểu học Xuân Lạc cho biết điểm trường Tà Han có 5 lớp học thì có đến 3 phòng học tạm tre nứa lá đã xuống cấp trầm trọng.
Một phòng học ở điểm trường Tà Han nhìn từ bên ngoài.
Nhiều chỗ vách tre mục rách đủ để những cô cậu trò nhỏ chui ra, chui vào.
Những học trò mầm non ở điểm trường Tà Han chuẩn bị đón một mùa đông rét mướt nữa trong phòng học này.
Khó tin đây là cổng Điểm trường Trống Chùa, Trường TH và THCS Tà Xi Láng (Xã Tà Xi Láng, Trạm Tấu, Yên Bái).
Phòng học của học sinh lớp 3 điểm trường Trống Chùa vách trước như một hàng rào vườn rau, xà gồ là những cây gỗ vẫn còn nguyên vỏ.
Một bức vách của phòng học lớp 3 điểm trường Trống Chùa.
Vách ngăn giữa lớp Mầm non và lớp 3 của điểm trường Trống Chùa.
Phòng học của học sinh lớp Mầm non của điểm trường Trống Chùa.
Hai phòng học tạm của Điểm trường Trống Chùa nhìn từ bên ngoài.
Điểm trường Khe Bốc, trường TH Điện Quan 2 (Xã Điện Quan, Bảo Yên, Lào Cai) gồm 3 lớp học đều được làm bằng tre nứa lá.
Giáo viên dạy lớp Mầm non thuộc Điểm trường Khe Bốc phải kỳ công dán kín bốn vách bằng giấy báo để chống gió lùa cho các bé.
Lớp ghép gồm hai lớp 2 và 3 do một mình cô giáo Vũ Thị Thanh phụ trách hoàn toàn bằng tre nứa lá và đã xuống cấp.
Không có cây gỗ chống này, phòng học của Điểm trường Khe Bốc đã sập từ lâu.

Ký túc xá độc nhất vô nhị

.

Hơn 20 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của Trường THCS Thượng Nung trọ học tại ngôi nhà do chính gia đình các em dựng lên cạnh trường. Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng do xây dựng đã lâu.
Những viên ngói có thể rơi xuống đầu các em bất kể lúc nào.
Ngôi nhà được chia thành nhiều khoang với độ cao thấp khác nhau.
Khoang dành riêng cho 4 cô trò nhỏ người H’ Mông đến từ các bản Lũng Cà, Lũng Luông được quây tương đối kín đáo và có hẳn một cánh cửa nhỏ có khóa.
Những khoang dành cho học sinh nam thông nhau tự do và lồng lộng gió núi.
Không có cửa, vách chắn gió nên khó tưởng tượng những cậu trò nhỏ này chống chọi thế nào với cái rét cắt da, cắt thịt của khí hậu miền núi.
Khoang áp mái là nơi ngủ nghỉ của 6 nam học sinh từ lớp 6 đến lớp 8.
Các khoang không sắp xếp theo nguyên tắc nào, cứ dựa vào khoang đã được gia đình khác quây trước và theo hình dạng, kích thước của vật liệu sẵn có mà làm.
Không có bất cứ cái cầu thang hay thang nào dẫn lên các khoang trên cao, các em hoàn toàn dựa vào bản năng leo trèo trời cho.
Lý Văn Cường, học sinh lớp 9 người H’ Mông có thâm niên ở nhà trọ đang rất khéo léo khi chui qua chiếc “cửa” vào khoang do mình sở hữu.
Đi lại trong các khoang của ngôi nhà trọ phải hết sức cẩn trọng vì đã không ít lần học sinh nam trọ tại đây thụt chân xuống những khe hở thế này.
Di chuyển trong ngôi nhà trọ này là việc khá mạo hiểm.
Chui ra khỏi khoang qua chiếc “cửa” độc đáo này đòi hỏi sự khéo léo và rất cẩn thận khi đặt chân ra ngoài trước khi nhảy xuống khoang dưới thuộc sở hữu của những học sinh khác.
Không có cách nào khác ngoài việc phải nhảy xuống nếu muốn ra ngoài.
Một kiều bàn ăn được các cha mẹ học sinh thiết kế siêu tiết kiệm diện tích.
Nguồn: Báo Vietnamnet

0 comments: