Gepard 3.9 or Đinh Tiên Hoàng battleship
Chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorki của Nga đóng theo hợp đồng đã ký với hải quân Việt Nam chế tạo 02 tàu chiến quân sự Gepard 3.9 vào tháng 12/2006.
“Đinh Tiên Hoàng” là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển. Lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý. Qua quá trình cải tiến các đặc tính của động cơ, tàu đã đạt được vận tốc thực vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (từ 18 hải lý/h lên tới 21 hải lý/h).
“Đinh Tiên Hoàng” có thể trang bị các loại vũ khí sau:
Vũ khí tên lửa: “Đinh Tiên Hoàng” của Việt Nam có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E. Để đáp trả các đòn tấn công từ các mục tiêu trên không tầm thấp của đối phương, “Đinh Tiên Hoàng” có thể được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-MA với cơ số tên lửa là 20 quả. Khi cần, tổ hợp này có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi kích thước nhỏ.
Vũ khí pháo: Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển. Tốc độ bắn của AK-176M từ 60-120 phát/ phút, bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực với phạm vi lớn hơn 15km và độ cao 11,5km. Tốc độ bắn của AK-630M đến 5000 phát/ phút với xác suất tiêu diệt các mục tiêu tầm thấp cao (trong đó gồm các loại tên lửa chống hạm) và ở cự ly đến 4000m (các mục tiêu nổi hạng nhẹ đến 5000m). Cự ly tiêu diệt máy bay (tên lửa chống hạm) từ 11,5-10 (1,2-35) km và độ cao từ 15-6000m.
Vũ khí chống ngầm: Để chống ngầm trên tàu lắp đặt 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng, còn để chống ngư lôi tàu trang bị 1 thiết bị thả bom phản lực RBU-6000, trạm thủy âm loại MGK-335. Để tạo nhiễu chủ động có thể sử dụng 4 ống phóng loại PK-16. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 12-20 quả mìn rải dưới nước.
Trực thăng: Tàu còn có 1 sân đỗ cho một trực thăng Ка-27, Ka-28, Ка-31. Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.
Hệ thống điều khiển: Việc sục sạo và nhận biết mục tiêu được thực hiện theo thông tin của trạm radar dùng chung lắp đặt trên tàu loại “Poziv-ME1” và trạm radar thông thường (ở cự ly đến 30km) của tổ hợp phòng không. Việc điều khiển vũ khí được thực hiện bởi hệ thống điều khiển thông tin tác chiến “Trebovanie-E”. Tất cả các loại vũ khí có thể được sử dụng khi sóng biển mạnh cấp 5.
Thông tin chi tiết về kỹ thuật, vũ khí trang bị trên kinh hạm Đinh Tiên Hoàng nói riêng là các hệ thống vũ khí khác của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nói chung chỉ có Bộ Quốc phòng nắm rõ nhất, và đây thuộc vào thông tin bí mật, không thể công bố. Các thông tin mà Đất Việt cùng một số báo hoặc diễn đàn khác đăng tải chủ yếu dựa vào các thông tin từ các trang tin quốc tế, chủ yếu là trang tin của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, và các thông tin về khinh hạm Gepard 3.9 của Hải quân Nga. Một điều nữa là khinh hạm Gepard 3.9 Project 1166.1E là phiên bản được đóng theo yêu cầu của Việt Nam và phía Việt Nam yêu cầu những gì là bí mật quân sự.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga và có thể là Ấn Độ, những chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ tạo ra những ưu thế nhất định cho hải quân Việt Nam. Với lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km), các tàu hộ vệ Gepard 3.9 giúp hải quân Việt Nam mở rộng phạm vi tuần tra.
Về khía cạnh hỏa lực tấn công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình, được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach.
Về khía cạnh hỏa lực tấn công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình, được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach.
Sukhoi 30 MK2
Su-30MK2 được mệnh danh là “ông vua” chiến trường trên không, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.
Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo nhóm trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết. Chiến đấu cơ này cũng có thể được sử dụng để huấn luyện các kỹ thuật bay và kỹ năng sử dụng các phương tiện tiêu diệt đường không cho phi công. Đây là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có khả năng thực thi nhiệm vụ trong điều kiện đêm tối, đặc biệt có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.
Tính ưu việt của Su-30MK2
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến hiện đại để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong điều kiện phức tạp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể thực hiện nhiệm vụ không chiến nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không.
Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, Su-30Mk2 có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của địch. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.
Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo nhóm trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết. Chiến đấu cơ này cũng có thể được sử dụng để huấn luyện các kỹ thuật bay và kỹ năng sử dụng các phương tiện tiêu diệt đường không cho phi công. Đây là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có khả năng thực thi nhiệm vụ trong điều kiện đêm tối, đặc biệt có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.
Tính ưu việt của Su-30MK2
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến hiện đại để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong điều kiện phức tạp. Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể thực hiện nhiệm vụ không chiến nhằm đánh chặn và giành ưu thế trên không.
Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, Su-30Mk2 có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của địch. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong các trận không - hải chiến, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.
Việt Nam đặt hàng tất cả 12 chiếc Su-30MK2 của Nga |
Su-30MK2 được trang hệ thống điều khiển vũ khí cải tiến có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên biển và mặt đất trong phạm vi rộng; hệ thống hiển thị mới trong cabin điều khiển trên cơ sở thiết bị hiển thị tinh thể lỏng màu đa năng; hệ thống dẫn đường và liên lạc vô tuyến cải tiến; tổ hợp thiết bị phòng thủ lắp đặt trên khoang hiện đại; các loại vũ khí lớp “không đối không”, “không đối đất” được lắp đặt trên 12 điểm treo; hệ thống tiếp nhiên liệu trên không; hệ thống điều khiển vũ khí của Su30MK2 bảo đảm phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm; kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với tải trọng tác chiến tối đa lên đến 38 tấn.
Hệ thống đa năng
Su-30MK2 gồm các hệ thống cơ bản sau:
Hệ thống điều khiển vũ khí lớp “không đối không” gồm tổ hợp ngắm bắn radar, hệ thống ngắm bắn quang – điện tử và hệ thống hiển thị.
Hệ thống điều khiển vũ khí lớp “không đối đất” bảo đảm sử dụng hàng loạt các loại vũ khí có độ chính xác cao để tiêu diệt các muc tiêu mặt đất, cũng như hiển thị tất cả các thông tin ngắm bắn – dẫn đường trên 4 thiết bị hiển thị đa năng được bố trí trên bảng thiết bị trong buồng điều khiển.
Hệ thống đa năng
Su-30MK2 gồm các hệ thống cơ bản sau:
Hệ thống điều khiển vũ khí lớp “không đối không” gồm tổ hợp ngắm bắn radar, hệ thống ngắm bắn quang – điện tử và hệ thống hiển thị.
Hệ thống điều khiển vũ khí lớp “không đối đất” bảo đảm sử dụng hàng loạt các loại vũ khí có độ chính xác cao để tiêu diệt các muc tiêu mặt đất, cũng như hiển thị tất cả các thông tin ngắm bắn – dẫn đường trên 4 thiết bị hiển thị đa năng được bố trí trên bảng thiết bị trong buồng điều khiển.
Cơ sở để điều khiển và nhận thông tin của buồng lái Su-30MK2 là 4 thiết bị hiển thị màu đa năng (MFI), thiết bị hiển thị trên nền thủy tinh lắp đặt phía trước. Tất cả các thông tin về dẫn đường, ngắm bắn – bay, cũng như thông tin về hoạt động của các hệ thống trên khoang dưới dạng kỹ thuật số và đồ họa đều được hiển thị trên các thiết bị này. Bên cạnh MFI, trên bảng thiết bị của cabin bố trí các thiết bị hiển thị cơ khí điện tử truyền thống.
Radar siêu đẳng
Trạm radar của Su-30MK2 làm việc trong chế độ “không đối không” bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không; nhận biết các mục tiêu quốc gia khi phát hiện; tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống dãn dường khác nhau; sục sạo, chặn bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.
Trạm radar của Su-30MK2 làm việc trong chế độ “không đối đất” bảo đảm phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, đo tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, truyền tọa độ mục tiêu mặt đất (mặt nước) để bảo đảm sử dụng tên lửa Х-31А, Х-35E, Х-59МК.
Hệ thống ngắm bắn quang - điện tử hiện đại
Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử bao gồm trạm định vị - quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Trạm định vị - quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị nhiệt quan sát – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng lazer, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia lazer. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chiếu lazer vào các mục tiêu mặt đất khi sử dụng tên lửa có điều khiển lớp “không đối đất” được trang bị đầu tự dẫn lazer chủ động.
Vũ khí hàng “khủng”
Su-30MK2 được trang bị pháo tự động nòng đơn 30mm loại GSh-301 với cơ số đạn 150 quả, vũ khí bom - tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân máy bay.
Tên lửa lớp “không đối không” gồm: các tên lửa có điều khiển tầm trung dòng R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không có điều khiển.
Vũ khí có điều khiển lớp “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn lazer, bom hàng không điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).
Vũ khí không có điều khiển bao gồm bom hàng không loại 500, 250 và 100kg, bom cassette, bom cháy và tên lửa không có điều khiển S-8, S-13, S-25-OFM.
Radar siêu đẳng
Trạm radar của Su-30MK2 làm việc trong chế độ “không đối không” bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không; nhận biết các mục tiêu quốc gia khi phát hiện; tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống dãn dường khác nhau; sục sạo, chặn bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.
Trạm radar của Su-30MK2 làm việc trong chế độ “không đối đất” bảo đảm phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, đo tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, truyền tọa độ mục tiêu mặt đất (mặt nước) để bảo đảm sử dụng tên lửa Х-31А, Х-35E, Х-59МК.
Hệ thống ngắm bắn quang - điện tử hiện đại
Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử bao gồm trạm định vị - quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Trạm định vị - quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị nhiệt quan sát – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng lazer, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia lazer. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chiếu lazer vào các mục tiêu mặt đất khi sử dụng tên lửa có điều khiển lớp “không đối đất” được trang bị đầu tự dẫn lazer chủ động.
Vũ khí hàng “khủng”
Su-30MK2 được trang bị pháo tự động nòng đơn 30mm loại GSh-301 với cơ số đạn 150 quả, vũ khí bom - tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân máy bay.
Tên lửa lớp “không đối không” gồm: các tên lửa có điều khiển tầm trung dòng R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không có điều khiển.
Vũ khí có điều khiển lớp “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn lazer, bom hàng không điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).
Vũ khí không có điều khiển bao gồm bom hàng không loại 500, 250 và 100kg, bom cassette, bom cháy và tên lửa không có điều khiển S-8, S-13, S-25-OFM.
Source: Dat Viet and Bee.net.vn
0 comments:
Post a Comment