"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Saturday, July 23, 2011

The 1958 Diplomatic Note of Pham Van Dong with sovereignty over Hoang Sa and Truong Sa of Vietnam

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Nhân chuyện cái công hàm 1958, nhà bác Hiệu Minh có đưa bài Công hàm 1958 đã vi hiến? của ông Lý Quý Vũ. Cái tựa có vẻ ” phản động” nhưng đọc thì thấy đó là sự vi hiến tỏa sáng, hi hi. Báo Đại đoàn kết cũng như nhiều người đã lên tiếng( trong đó có mình, he he) là tại thời điểm hiệp định Genève hãy còn nguyên giá trị thì cái sự đồng tình trong công hàm 1958 chỉ là sự đồng tình của nước thứ ba chứ không phải của nước chủ nhà, chủ nhà lúc đó đương nhiên là VNCH. Lý lẽ ấy rất xác đáng. Bây giờ người ta mới hiểu đây là một chiêu của Cụ Hồ trong tình thế không thể không đồng tình. Mình tin như thế, vì mình biết chẳng ai dại đi sang nhượng đất đai Tổ Quốc cho người khác, vì đó là tội bán nước. Cụ Hồ lại càng không. Cụ giành lại độc lập rồi tắc lưỡi sang nhượng cho TQ a? Còn lâu.

Kẹt vì nặng nợ với TQ quá, lại biết tỏng lòng tham vô đáy của TQ, cụ mới nghĩ ra cái chiêu tuyên bố không mất tiền thế kia. Cụ Hồ vốn có nhiều chiêu rất quái trong ngoại giao ai cũng biết, nhưng chiêu này của Cụ chưa quái lắm. TQ có thể vặn lại, nói VNDCCH và CHXHCNVN chả phải cùng một Đảng lãnh đạo sao, tuyên bố của VNDCCH cũng chính là tuyên bố của CHXHCNVN, đừng có mà ngụy biện.

Có lẽ Cụ Hồ cũng đã lường trước cả chuyện này nên Cụ với tư cách Chủ tịch nước, tức là ông chủ quốc gia, người đứng tên trong sổ đỏ quốc gia đã không đứng tên trong công hàm. Trong công hàm đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không ” thừa lệnh chủ tịch nước”. Lý Quý Vũ đã phát hiện rất hay, thời đó chúng ta đang sống và làm việc theo Hiến pháp 1946. “Hiến pháp năm 1946 quy định: Điều 43: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Điều 44: “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.” Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của Chủ tịch nước: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam”. Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo HP1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu “Thừa lệnh Chủ tịch nước…” và có chữ ký của Chủ tịch nước.

Để cho thủ tướng kí công hàm, Cụ Hồ coi như không biết, trong khi luật pháp 1946 ghi rành rành quyền ông chủ tịch nước to nhất. Ông chủ tịch nước đứng tên sổ đỏ quốc gia. Chủ tịch không kí, không cho TT thừa lệnh thì mọi sự sang nhượng đều vô giá trị. Trong tình thế không thể không đồng tình Cụ Hồ đã có một động tác giả có thể nói là tuyệt chiêu.


Source: Blog quechoa

0 comments: