"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Wednesday, October 12, 2011

Vietnamese - American - Greetings

Chủ đề trong hội thoại, người Việt Nam và người Mỹ có sự lựa chọn khác nhau.
Những câu hỏi như “How are you?”, “How’ve you been?” hay “Howa ya doing?” " what have ya been up to?" hỏi về tình trạng sức khỏe của người được chào hoặc người thân của người đó là khá phổ biến trong tiếng Anh. Trong khi những câu tương tự như vậy rất ít xuất hiện trong tiếng Việt. Câu “How are you” trong tiếng Anh xuất hiện trong hầu hết các tình huống chào hỏi, kể cả trong khi chào lướt hoặc chào nhanh. Còn ở tiếng Việt, câu này chỉ được hỏi khi hai người có thời gian để trò chuyện và đặc biệt mối quan hệ phải gần gũi.

Không có một chủ đề cụ thể nào trong tất cả những lời chào hỏi của người Việt Nam, nhưng câu hỏi về sự việc hiện tại mà không cần phải trả lời, xuất hiện khá thường xuyên. Ví dụ: “Bác đi đâu đấy ạ?” hay “Hôm nay sao điệu thế?” Ngược lại nếu những câu hỏi mang tính xã giao này được dùng trong tiếng Anh, nó sẽ khiến người nghe cảm thấy lúng túng vì họ cho rằng những câu hỏi đó “không phù hợp và xâm phạm sự riêng tư”

Nếu người Mỹ không bao giờ sử dụng lời nhận xét hay ‘cảnh cáo’ để thay cho lời chào thì người Việt lại sử dụng trong trường hợp hai người khác nhau về vị thế quyền lực và khá thân thiết với nhau. Người Mỹ rất tường minh khi đưa ra những lời khen, những lời nói biểu lộ tình cảm như ‘Nói chuyện với chi hay quá làm tôi rất nhớ chị’ hay ‘Mừng quá chị đã về rồi, tôi nhớ chị quá…’ Ngược lại người Việt lại thể hiện những tình cảm này kín đáo hơn hoặc nói đến một cách vòng vo hơn. Chẳng hạn như người Việt thường thế hiện sự hứng thú của mình khi được nói chuyện với người kia bằng cách nói "Lâu quá không được gặp nhau. Hôm nào tụ tập một buổi để tán chuyện nhé."
Người Việt khi quen biết nhau nhiều có thể chào hỏi và phàn nàn về sức khỏe của bản thân nhưng người Mỹ không bao giờ làm như vậy.
Người Việt trong chào hỏi làm quen có thể nói luôn về gia đình, bản thân nhưng người Mỹ không nói về gia đình, bản thân mà nói về thời tiết, đồ ăn, những vấn đề không liên quan gì đến cá nhân. Khi mới quen nhau, các câu chuyện của họ chỉ là thời tiết, tình hình thời sự, thể thao, âm nhạc, … Trong khi các bà Tây rất sung sướng khi được người đối diện khen đẹp, thong thả, ăn mặc đúng mốt thời trang thì người Việt đôi khi xem chuyện nịnh đầm phụ nữ là bất nhã, song lại khen quí bà rằng:

- Chà, lúc này coi bộ chị phát tướng à nghe!

- Xem bác thật là đẹp lão.

« Good morning, Good afternoon, Good evening, Hi, Hello, How are you, … » trong khi người Việt sáng tạo hơn rất nhiều trong mỗi lời chào hỏi của mình : Xinh nhỉ ? Đi đâu thế !v.v. Tuy nhiên, số liệu của nghiên cứu cho thấy kiểu chào hỏi sử dụng công thức “Good morning” hay “Good afternoon” không được sử dụng thường xuyên như ta nghĩ. Thậm chí theo quan sát của chúng tôi, trong giao tiếp thực tế kiểu chảo hỏi như vậy chỉ thường xuyên được sử dụng đối với những trường hợp không quen biết nhau. Như khi lên xe búyt thì ta chào người lái xe hoặc người bán vé ‘Good morning’ hoặc vào thang máy thấy có người trong đó ta chào ‘Good morning.’

Có những chủ điểm được coi là ‘cấm kỵ’ trong tiếng Anh lại được đề cập đến khá phổ biến trong tiếng Việt ( Vấn đề cá nhân, Tuổi tác, nhất là phụ nữ, chuyện chồng con, lương bổng...) . Những khác biệt được xác định trong nghiên cứu thể hiện nét văn hóa đặc trưng của hai ngôn ngữ, hai dân tộc. Người Việt cho rằng việc nhận xét về công việc của người kia lấy đó làm lời chào là phù hợp, hoặc nhận xét về bản thân người đang giao tiếp với mình đi kèm với lời chào là phù hợp nhưng người Mỹ lại cho rằng đó là điều hoàn toàn nên tránh.
Về mặt công thức, cách chào hỏi trong tiếng Anh Mỹ tuân thủ chặt chẽ hơn tiếng Việt, tiếng Việt thì lại ít khi sử dụng cách chào hỏi theo công thức. Thoạt trông có vẻ thấy chào hỏi trong tiếng Anh dễ hơn tiếng Việt, song trong thực tế không phải như vậy. Điều rất khó với người học tiếng Anh là những câu nói đi kèm, những chủ điểm được nêu lên trong khi chào hỏi lại rất linh họat và khác nhiều so với tiếng Việt. Vì thế trong tình huống chào hỏi giữa một người bản ngữ và người học tiếng, người ta thường cảm thấy người học tiếng thường chào hỏi một cách khá ‘cộc lốc’, hoặc đưa ra những chủ điểm trao đổi không thật sự phù hợp làm cho cuộc đối thoại có thể bị kết thúc đột ngột.

Source: vocw.udn.vn

0 comments: