Than ôi, những người thầy, người cô, những người chèo đò đưa học sinh đến bến bờ tri thức, người đặt nền móng, người bắc cầu đưa các em đến với tương lai bằng hành trang tri thức đủ đầy.
Anh Nhân, anh Luận các anh nói đến những dự án hàng trăm ngàn tỷ, với hàng ngàn Tiến sĩ ngồi bàn giấy với hàng triệu đô la đào tạo ... trong khi giáo viên "nền" với "móng" là thế này đây. Nên nhớ đây mới là hiện tượng được báo nêu, còn hàng vạn, hàng vạn những thầy cô ở A Pa Chải, ở Xín Thầu, Chung trải, Trạm Tấu, làng Nhì nữa các anh ạ !!!
Vì sao nên nỗi những người thầy "bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông ..."
Nhìn những giọt nước mắt lăn trên gương mặt khắc khổ của các cô giáo mầm non Mậu Lâm (Như Thanh- Thanh Hóa) vì buộc phải bỏ việc do thu nhập một tháng chỉ trên dưới 500 ngàn đồng, dư luận không thể không bức xúc cho hiện tượng đáng xấu hổ của ngành giáo dục.
Giọt nước mắt của cô giáo mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá. Ảnh: Lê Hoàng. VnExpress |
Cái xấu hổ ở đây là một cơ chế làm con người, nhất là những con người làm một cái nghề cao quý là nghề giáo phải rơi nước mắt chua chát cho thân phận mình.
35 giáo viên ở trường mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá đồng loạt muốn nghỉ việc chỉ là giọt nước làm tràn ly. Đây đó trên khắp cả nước, những giáo viên mầm non khác đang muốn bỏ việc hay chán ngán với nghề nghiệp của chính mình còn rất nhiều.
Với thu nhập 500 ngàn đồng một tháng, sau khi trừ tất cả các loại tiền bảo hiểm y tế, xã hội, công đoàn là số tiền 35 GV này nhận được, chưa bằng một bát phở "đại gia" của thành phố.
Còn nhớ hồi đầu năm nay, tại cuộc họp giao ban ở nhiều huyện thuộc Hà Tây, lãnh đạo địa phương cho biết khi đi kiểm tra, đã phát hiện ra thực tế là rất nhiều giáo viên mầm non vì lương quá thấp đã nghỉ không lương để mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu để đảm bảo cuộc sống.
Đành rằng, mức lương chung của ngành giáo dục không thể thay đổi vì còn phải "nhìn ngó" các ngành khác, nhưng cả xã mới có một trường mầm non, chẳng lẽ địa phương không phụ thêm vào cho vài chục giáo viên đủ sống để yên tâm với nghề? Chẳng lẽ người lãnh đạo trường hay ngành giáo dục địa phương không biết rằng, họ có thể an tâm làm việc với số lương ít ỏi ấy?
Có đủ sống, mới làm nghề đàng hoàng
Cách đây hơn một năm, GS Hồ Ngọc Đại có kể một câu chuyện rất đáng suy nghĩ. Trong thời gian sau đổi mới, ông đã thu thêm tiền phụ huynh để tự tăng lương cho giáo viên của mình.
Ông giải thích với phụ huynh: Tôi sẽ thu tiền của phụ huynh, thông qua cô giáo, trả lại cho con các vị. Tôi lấy số tiền ấy, trả thêm cho GV, để họ đủ sống. Khi thầy cô giáo sống đàng hoàng hơn, ra chợ đàng hoàng hơn, đến lớp đàng hoàng hơn thì thái độ đàng hoàng ấy con cái các vị hưởng. Ngoài ra tôi không dùng tiền đó để làm cái gì khác.
Đúng, người ta đã quên mất một điều vô cùng quan trọng đó là tư cách của giáo viên trên bục giảng. Đã là giáo viên thì phải có cái uy khi đứng trên bục giảng, thì nó mới tôn nghiêm. Nếu thu nhập của thầy cô giáo ấy không đủ nuôi bản thân mình, chưa nói đến phải nuôi con cái thì khi đứng trên bục giảng, người thầy ấy có tự tin không?
Đó là chưa kể, giáo viên rất khó làm thêm những việc khác để tăng thu nhập. Không phải giáo viên nào cũng có cơ hội dạy thêm một cách đàng hoàng (tức là phụ huynh có nhu cầu thực sự). Nghề giáo là một nghề rất đặc thù, khi mà cái uy khi đứng trên bậc giảng cực kỳ quan trọng đối với HS. Không có cái uy thì làm sao HS tôn trọng, nếu bản thân giáo viên tự ti với bản thân mình thì làm sao có uy với học trò?
Vĩ thanh khúc ca buồn
Những thầy cô “dứt áo ra đi” đều là những người có năng lực, khát khao cống hiến và họ có thể sống khá hơn từ thu nhập từ các công việc khác.
Lãnh đạo các trường có giáo viên bỏ việc đều lắc đầu buồn bã:
“Nhà trường đã cố gắng rất nhiều để tạo môi trường làm việc cho các cán bộ công nhân viên. Nhưng chế độ lương bổng là chung cho cả nước nên chúng tôi cũng không biết làm sao để các đồng chí trẻ yên tâm công tác”.
Mỗi khi có giáo viên nghỉ việc, chỉ có người trong cùng cơ quan là hiểu rõ nguyên nhân, còn tất cả học sinh có thương nhớ thầy cô của mình cũng chỉ biết ngơ ngác: “Vì sao…?”.
Ăn ở là thế này đây ...
Lớp học ở Ma Quai
Source: vietnamnet, va mot so nguoi anh khac
0 comments:
Post a Comment