"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Thursday, March 24, 2011

Humboldt University - 200 years anniversary

Kỷ yếu Humboldt 200 năm. Để đây lúc nào rỗi thì tìm đọc.

Humboldt University is considered the model's first modern university in the world and the inspiration of many renowned universities. An editorial board composed of scientists and educational reputations (Ngo Bao Chau, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuan, Hoang Tuy, Nguyen Xuan Xanh, Pham Xuan Yem) is preparing to launch bench 200 Proceedings of Humboldt University . In addition to presenting the history of Humboldt University and its influence as the "University of Excellence", this book is a chance of educators reviewed the development of the world's universities with special emphasis on China, the neighboring countries which shares many similarities with Vietnam. History and tradition of social education from Vietnam Quoc Tu Giam, French and current status will be reviewed and analyzed.

Trước mọi sự xô bồ và khắc nghiệt của cuộc sống, nhà trường càng cần phải là cái đối ứng, thậm chí, cái đối cực để nuôi dưỡng lý tưởng,không để lý tưởng bị sa đọa và suy kiệt. Hãy để cho tuổi trẻ học được cách làm chủ bản thân mình và không bao giờ chịu làm nô lệ,kể cả làm nô lệ cho nghề nghiệp và cơm áo'”.Humboldt

Mục lục - Table of contents

Lời nói đầu
Kỷ yếu Humboldt hay là Tìm lại nguồn gốc của đại học - Trương Văn Tân
Lại lỡ một chuyến tàu - Lá thư gửi Ban chủ biên
“Bàng hoàng khi bước vào đại học” - Việt Phương

Phần I
LỊCH SỬ
Nguyễn Xuân Xanh Đại học. Lịch sử một ý tưởng
Cao Huy Thuần Humboldt 1810: Giữa hai tự do
Bùi Văn Nam Sơn Lý tưởng giáo dục Humboldt - Mô hình hay huyền thoại?
Werner Jaeger PAIDEIA hay là Giáo dục Hy Lạp
Wilhelm von Humboldt Tinh thần và cơ cấu tổ chức của các thể chế khoa học cao ở Berlin

Phần II
TỔNG QUÁT
Nguyễn Quang Riệu Phát triển và giảng dạy ngành khoa học vũ trụ
Lê Đình Thắng Khoa học dịch vụ
Nguyễn Minh Thọ Những thách thức mới
Ngô Việt Trung Hệ thống các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Đức
Tôn Thất Nguyễn Thiêm Thượng nguồn và Hạ nguồn của hệ thống giáo dục đào tạo

Phần III
HOA KỲ - CANADA
Vũ Quang Việt Đại học Hoa Kỳ
Vũ Quang Việt So sánh đại học Hoa Kỳ và Việt Nam
Lâm Quang Thiệp Humboldt, Hoa Kỳ và Đại học Việt Nam
Vannevar Bush Khoa học: biên giới vô tận
Nguyễn Hải Tổng quan về hệ thống giáo dục Canada
Frank T. Rhodes Tạo dựng Tương lai

Phần III
AUSTRALIA - NHẬT BẢN
Phạm Việt Hưng Nền khoa học Australia: Một kim tự tháp vững chắc!
Trần Nam Bình Tinh thần Humboldt trong các đại học Australia
& Nguyễn Đức Hiệp
Lê Thành Nghiệp Hiện trạng giáo dục và nghiên cứu tại các đại học Nhậ

Phần IV
TRUNG QUỐC
Charles Day Vật lý ở Trung Quốc
Shing-Tung Yau Khoa học và Công nghệ ở Trung Quốc
Qiang Zha Tự do hàn lâm và trí thức Trung Quốc
Box 1 Các trở ngại trên con đường chuyển hóa các Viện Đại học của Trung Quốc
Hegel Về Trung Hoa và Tinh thần khoa học

Phần V
VIỆT NAM
Ngô Bảo Châu “Môi trường đại học cần tự do tuyệt đối”
Phùng Hồ Hải Bắc cầu nhỏ qua sông hung dữ
Hà Huy Khoái Ngô Bảo Châu - tự hào, vui mừng, và suy nghĩ
Hoàng Tụy Ba vấn đề của đại học Việt Nam hiện nay
Bùi Trọng Liễu Giáo dục đại học nào cho Việt Nam?
Box 2 Bài học từ bóng đá cho quản lý đại học
Phạm Xuân Yêm Mạn đàm về đại học Việt Nam
Pierre Darriulat Chiếc búa lớn hơn
Nguyễn Văn Hiệu Wilhelm von Humboldt cũng đã bén rễ ở Việt Nam
Box 3 Các viện IIT của Ấn Độ
Lê Xuân Khoa Đại học miền Nam trước 1975. Hồi tưởng và nhận định
Trịnh Văn Thảo Đại học Việt Nam từ sụp đổ đến hồi sinh. Hoàng Xuân Hãn
Minh Thư Những tư tưởng lớn không mai một theo đời người
Nguyễn Xuân Xanh Vũ Đình Hòe - Một nhà giáo dục nhân bản và vị nhân sinh của Việt Nam
Pierre Darriulat Hồ Đắc Di. Bụt nhà không thiêng
Nguyễn Đình Trí Tạ Quang Bửu với nền giáo dục đại học
Trần Hữu Dũng Trí thức Việt Nam ở nước ngoài và đại học Việt Nam
Box 4 Vai trò đóng góp của các cộng đồng kiều dân
Huỳnh Như Phương Vấn đề con người trong nhà trường đại học
Nguyễn Q. Thắng Quốc Tử giám Việt Nam
Nguyễn Hải Một số chuyện linh tinh về giáo dục đại học Việt Nam
Vũ Hà Văn Con số 20.000
Đại học Hoa Sen Những người trẻ tuổi mong đợi gì ở các trường đại học?
Nguyễn Văn Tuấn, Vai trò của đại học trong nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
Phạm Thị Ly
Nguyễn Văn Tuấn Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học
Hà Dương Tường Kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam
Nguyễn Văn Tuấn Giáo dục đại học Việt Nam và Thái Lan
Giáp Văn Dương Triết lý giáo dục: Cần hay không?

PHẦN VI
TRƯỚC THỀM THẾ KỶ 21
G. Casper Ưu điểm của đại học nghiên cứu tập trung. Đại học thế kỷ 21
R. C. Levin Sự trỗi dậy của các đại học châu Á
P. G. Altbach Thế kỷ đại học châu Á?
P. G. Altbach Các đế chế Tri thức và Phát triển


Sunday, March 13, 2011

Competencies of foreign language teachers hay Những năng lực cần có của giáo viên ngoại ngữ

Modified and translated by Duong Duc Minh from
http://idiomas.tij.uabc.mx/plurilingua/volumne4no2eng/Article_David_Competencies_of_l

Năng lực giảng dạy (teaching competencies) được định nghĩa là những kiến thức, niềm tin, khả năng, năng lực, giá trị những thủ thuật (strategies) mà các giáo viên đã sử dụng và được xác định thông qua kết quả của người học (outcome).

Phát triển
năng lực giảng dạy giúp cho giáo viên có thể giảng dạy tốt hơn trong lớp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục chỉ có thể đạt được thông qua các phản hồi tích cực trong quá trình thực hành giảng dạy khi mà giáo viên biết áp dụng tất cả những kiến thức có được, sử dụng mọi khả năng của mình để khuyến khích và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh đồng thời biết đánh giá kết quả những nỗ lực ấy của mình.

Vậy những năng lực mà giáo viên cần có gồm những gì?

+ Theo C.I.C.S UMA, IPN (Centro Interdisciplinario de Ciencias de la Salud, Unidad Milpa Alta, Instituto Politécnico Nacional) thì giáo viên cần có:
Có kiến thức sư phạm (sử dụng công nghệ, giải thích về những thực tế xã hội, suy nghĩ.logic)
Biết tương tác xã hội (hòa nhập với xã hội, biết giải quyết những xung đột (conflict) trong xã hội đa văn hóa)
Biết tổ chức hoạt động dạy học (lập kế hoạch đánh giá)
• Có tâm lý sư phạm (Psicopedagogy) (chú ý đến nhu cầu lợi ích, chiến lược và cách thức để làm việc).
Biết giao tiếp (nghe. nói, đọc viết)
Có khả năng phát triển chuyên nghiệp (đào tạo, bồi dưỡng liên tục)

+ Theo Fulquez (2007) thì giáo viên cần biết
- lên kế hoạch thực hiện quá trình dạy và học
- lựa chọn phát triển nội dung chương trình giảng dạy
- truyền đạt đơn giản, dễ hiểu, biết lựa chọn thông tin truyền đạt (năng lực giao tiếp)
- sử dụng công nghệ
- thiết kế tổ chức các loại hoạt động khác nhau.
- tương tác và giao tiếp với đồng nghiệp
- tư vấn học tập (tutoring)
- đánh giá
- phản hồi tự nghiên cứu
- liên kết với các tổ chức giáo dục của trường sẵn sàng làm việc theo nhóm.

Một cách chung nhất, theo The European Profile for Language Teacher Education: a Frame of Reference, (2004) (cái này VN mình đang bắt đầu nhòm ngó), thì năng lực giảng dạy của giáo viên ngoài quá trình đạo tạo liên tiếp, rèn luyện chuyên nghiệp thì còn cần phải có thêm năng lực hay khả năng tự thân của mỗi người. Chúng ta có thể đặt các năng lực được đề cập dưới đây theo các nhóm như: kiến thức, khả năng, năng lực, giá trị thái độ giảng dạy:

1. biết sử dụng ngoại ngữ thành thạo cả nói và viết. (cái này khó đối với gv ngoại ngữ đặc biệt ở miền núi)
2. biết nền văn hóa của ngôn ngữ mà mình giảng dạy.
3. biết sử dụng metalanguage.(siêu ngôn ngữ)
4. biết xác định các lý thuyết, phương pháp tiếp cận, phương pháp, kỹ thuật giảng dạy và đánh giá.
5. biết triết lý đằng sau quá trình tự học
6. biết sử dụng phương pháp giảng dạy thích hợp theo ngữ cảnh.
7. có mối liên hệ các viện nghiên cứu quốc tế về giáo dục.
8. biết tự thiết kế bài học (giáo trình).
9. biết thiết kế chương trình giảng dạy và kế hoạch lên lớp.
10. biết thiết kế và áp dụng các thủ thuật học tập cho các đối tượng và nhu cầu học tạp khác nhau.
11.biết thực hiện quản lý lớp học tốt.
12.có xác định nhu cầu của sinh viên
13.
khả năng xác định các vấn đề khi nhập các lớp học khác nhau. (cơ khí học chung với điện)
14. biết xử lý tình huống bất ngờ.
15. biết thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên
16.
biết phối hợp các hoạt động nhóm.
17. giúp sinh viên tăng cường khả năng tự đánh giá
18. giúp sinh viên có hứng thú trong quá trình tự học
19. biết và sử dụng và công nghệ
thông tin truyền thông mới
20. biết phát huy giá trị đạo đức
21. biết chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng
22.
biết chịu trách nhiệm và công bằng khi đưa ra quyết định
23. biết chấp nhận sai lầm của chính
24. biết thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá
25. biết duy trì khả năng nghiên cứu, thúc đẩy các
nghiên cứu hành động. (action research)
26. biết trình bày và đăng các tài liệu nghiên cứu.
27. biết tham gia vào các hoạt động liên quan đến phát triển chuyên môn của mình.
28. biết tham gia vào các dự án với các đồng nghiệp.
29. tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn
30. biết đánh giá năng lực giảng dạy của bản thân.

Nói tóm lại, những năng lực trên là cần thiết và sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vốn vẫn là mục tiêu hướng tới của mọi cơ sở giáo dục. Hay thì hay đấy, thiết yếu thì thiết yếu đấy nhưng với đời sống xã hội lạm phát 2 con số, lương của một PhD candidate như mình 613.000 VND thì ta nên phải làm gì? Phải làm gì?

Một câu hỏi lớn không lời đáp .... ???????????