"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Tuesday, September 28, 2010

Các em giỏi quá

Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì …vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.


Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ!

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?

HS: Không ạ!

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.

Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào

HS: Phải biết yêu chính mình ạ!

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.

Huy Đường (lược dịch)
Tạp chí Tia Sáng

PhD - Lạ lùng với "PhD blues"

http://www.connekgroup.net/forum/attachment.php?s=0343f31215d43e88ddd3bb083ab7da49&attachmentid=51&d=1111194442

Không trau chuốt, không mỹ miều, nhưng độc đáo, bài hát miêu tả cuộc sống và những công việc thực tế của một "PhD student" khi đã quyết định hiến mình cho khoa học.


Đây là lần đầu tiên tôi được nghe một bài hát do những sinh viên PhD (Doctor of Philosophy - có thể hiểu là học vị Tiến sỹ) sáng tác và viết về những cảm xúc thật nhất của chính họ. Chữ “blues” vừa có nghĩa thể loại nhạc blues (thể hiện những suy nghĩ cá nhân hoặc truyền thống, cấu trúc đơn giản và mở, chuyển âm three-chord lặp lại; chơi acoustic và hơi hướng jazz), vừa có nghĩa hàm ý nỗi buồn trăn trở, nỗi niềm trong ca khúc này).



Tác giả của bài hát là Frans Prins và Pascal Wilhelm, 2 sinh viên PhD về Educational Psychology ở Hà Lan, đề tài của họ nằm trong chương trình nghiên cứu "Inductive Learning". Họ cùng mê âm nhạc, và viết chung bài này để bộc bạch tâm trạng bế tắc, ngột ngạt và đôi khi là sự khó hiểu của họ về mục đích mảnh bằng PhD


Thể loại nhạc Blues-jazz vốn rất kén người nghe. Nó trúc trắc, đứt gãy. Nó riết róng, nổi loạn. Nó oằn mình dưới sức nặng của xúc cảm người viết, cũng vì thế mà tạo sự ức nghẹn trong cảm xúc người nghe.



Cho nên mới có người nói rằng những ai có cuộc sống phẳng lặng, trải lụa thì không thể nghe được Blue-jazz. PhD blues cũng vậy. Bản thân tôi cũng là một “PhD student” nên tôi có thể cảm nhận được rằng trong bài hát này, dường như giai điệu, tiết tấu - dẫu đã rất cố gắng - nhưng vẫn không thể nào chuyển tải hết được những tâm sự u uất của người mang cảm giác của một con hổ trong sở thú: You know how I feel? Feel like a tiger in the zoo. Thậm chí có những lúc còn cảm thấy mình thật bất lực, không lối thoát trong khoa học




Ca từ rất lộ, không trau chuốt, mỹ miều, nó miêu tả cuộc sống và những công việc thực tế của một PhD student khi đã quyết định hiến mình cho khoa học:

I"m a Ph.D. student, I"m working night and day

I"m writing a dissertation, and get a lousy pay

I thought I"d be in business, but I could not decide.

I waited and I waited, and ended up in science

Và những khó khăn đè nặng cả trí tuệ lẫn tinh thần:

I started out with reading, all pieces I could find.

Spent two months at the xerox, till I was half blind

Then I needed some data, and much to my surprise.

I found low correlations, Is this paradise?

Having a discussion, with a senior or two.

Giving all these compliments, "cause their egos need a boost.

Then I sent my work to a journal, it was in the fall.

In springtime it got rejected, "cause my sample was too small.

Had to do a presenation, at a big big big conference.

I was in this great symposium, which no one would attend.


Đó là sự gian khổ trong việc viết bài và xuất bản các công trình, là cái “Tôi” quá lớn của những người đi trước, đó còn là sự đối mặt liên tiếp với những nỗi thất vọng, là sự mất dần cảm giác, và đáng sợ nhất là hố sâu ngăn cách với giao tiếp ngoài xã hội: Spent two months at the xerox, till I was half blind. Và câu hỏi bật lên nhức nhối: Is this paradise?.

Điệp khúc: Getting a degree. If you don"t know what to do được nhấn đi nhấn lại bốn lần trong bài hát. Cái cách mà người hát nhả chữ như muốn xoáy vào đáy sâu hun hút của nỗi lòng người nghe.

Có thể anh ta đang tìm một sự đồng cảm hay đơn giản chỉ là muốn bứt phá cảm xúc của mình thành giai điệu. Vì thế mà nó ngổn ngang, xiêu vẹo, đầy ngẫu hứng theo đúng chất Blues-jazz. Nó tố cáo nỗi cô đơn đến cùng cực của một con chiên đắm mình trong khoa học. Bạn gái của anh không thể nào chia sẻ: When I got home my love had left me, "cause she could not understand. Và hậu quả đau đớn là: Leading your life in science, makes you lonely in the end.

Bài hát này không mang ý nghĩa tiêu cực của người muốn chối bỏ tấm bằng PhD. Nó là một khoảnh khắc tâm trạng rất nhân bản của con người bởi không có ai trên đời này lại không từng một lần rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Blue-jazz không vuốt ve cưng nựng người nghe. Nó đầy ngẫu hứng và bám chặt lấy ta bằng những cảm xúc ích kỷ của chính nó.

Pascal và Frans không phải là những sinh viên thiếu năng lực trong lĩnh vực của họ, nhưng những thách thức là không nhỏ. Cả hai đã có những công việc mới. Họ đã thành công. Họ gần ta ở những cảm xúc chân thật nhất của chính mình.






Edited from Hà Linh - VNN

Tuesday, September 14, 2010

Teaching English for Specific Purposes (ESP)

Source: http://www.usingenglish.com/teachers/articles/teaching-english-for-specific-purposes-esp.html

How is English for Specific Purposes (ESP) different from English as a Second Language (ESL), also known as general English?

The most important difference lies in the learners and their purposes for learning English. ESP students are usually adults who already have some acquaintance with English and are learning the language in order to communicate a set of professional skills and to perform particular job-related functions. An ESP program is therefore built on an assessment of purposes and needs and the functions for which English is required .

ESP concentrates more on language in context than on teaching grammar and language structures. It covers subjects varying from accounting or computer science to tourism and business management. The ESP focal point is that English is not taught as a subject separated from the students' real world (or wishes); instead, it is integrated into a subject matter area important to the learners.

However, ESL and ESP diverge not only in the nature of the learner, but also in the aim of instruction. In fact, as a general rule, while in ESL all four language skills; listening, reading, speaking, and writing, are stressed equally, in ESP it is a needs analysis that determines which language skills are most needed by the students, and the syllabus is designed accordingly. An ESP program, might, for example, emphasize the development of reading skills in students who are preparing for graduate work in business administration; or it might promote the development of spoken skills in students who are studying English in order to become tourist guides.

As a matter of fact, ESP combines subject matter and English language teaching. Such a combination is highly motivating because students are able to apply what they learn in their English classes to their main field of study, whether it be accounting, business management, economics, computer science or tourism. Being able to use the vocabulary and structures that they learn in a meaningful context reinforces what is taught and increases their motivation.

The students' abilities in their subject-matter fields, in turn, improve their ability to acquire English. Subject-matter knowledge gives them the context they need to understand the English of the classroom. In the ESP class, students are shown how the subject-matter content is expressed in English. The teacher can make the most of the students' knowledge of the subject matter, thus helping them learn English faster.

The term "specific" in ESP refers to the specific purpose for learning English. Students approach the study of English through a field that is already known and relevant to them. This means that they are able to use what they learn in the ESP classroom right away in their work and studies. The ESP approach enhances the relevance of what the students are learning and enables them to use the English they know to learn even more English, since their interest in their field will motivate them to interact with speakers and texts.

ESP assesses needs and integrates motivation, subject matter and content for the teaching of relevant skills.

The responsibility of the teacher

A teacher that already has experience in teaching English as a Second Language (ESL), can exploit her background in language teaching. She should recognize the ways in which her teaching skills can be adapted for the teaching of English for Specific Purposes. Moreover, she will need to look for content specialists for help in designing appropriate lessons in the subject matter field she is teaching.

As an ESP teacher, you must play many roles. You may be asked to organize courses, to set learning objectives, to establish a positive learning environment in the classroom, and to evaluate student s progress.

Organizing Courses

You have to set learning goals and then transform them into an instructional program with the timing of activities. One of your main tasks will be selecting, designing and organizing course materials, supporting the students in their efforts, and providing them with feedback on their progress.

Setting Goals and Objectives

You arrange the conditions for learning in the classroom and set long-term goals and short-term objectives for students achievement. Your knowledge of students' potential is central in designing a syllabus with realistic goals that takes into account the students' concern in the learning situation.

Creating a Learning Environment

Your skills for communication and mediation create the classroom atmosphere. Students acquire language when they have opportunities to use the language in interaction with other speakers. Being their teacher, you may be the only English speaking person available to students, and although your time with any of them is limited, you can structure effective communication skills in the classroom. In order to do so, in your interactions with students try to listen carefully to what they are saying and give your understanding or misunderstanding back at them through your replies. Good language learners are also great risk-takers , since they must make many errors in order to succeed: however, in ESP classes, they are handicapped because they are unable to use their native language competence to present themselves as well-informed adults. That s why the teacher should create an atmosphere in the language classroom which supports the students. Learners must be self-confident in order to communicate, and you have the responsibility to help build the learner's confidence.

Evaluating Students

The teacher is a resource that helps students identify their language learning problems and find solutions to them, find out the skills they need to focus on, and take responsibility for making choices which determine what and how to learn. You will serve as a source of information to the students about how they are progressing in their language learning.

The responsibility of the student

What is the role of the learner and what is the task he/she faces? The learners come to the ESP class with a specific interest for learning, subject matter knowledge, and well-built adult learning strategies. They are in charge of developing English language skills to reflect their native-language knowledge and skills.

Interest for Learning

People learn languages when they have opportunities to understand and work with language in a context that they comprehend and find interesting. In this view, ESP is a powerful means for such opportunities. Students will acquire English as they work with materials which they find interesting and relevant and which they can use in their professional work or further studies. The more learners pay attention to the meaning of the language they hear or read, the more they are successful; the more they have to focus on the linguistic input or isolated language structures, the less they are motivated to attend their classes.

The ESP student is particularly well disposed to focus on meaning in the subject-matter field. In ESP, English should be presented not as a subject to be learned in isolation from real use, nor as a mechanical skill or habit to be developed. On the contrary, English should be presented in authentic contexts to make the learners acquainted with the particular ways in which the language is used in functions that they will need to perform in their fields of specialty or jobs.

Subject-Content Knowledge

Learners in the ESP classes are generally aware of the purposes for which they will need to use English. Having already oriented their education toward a specific field, they see their English training as complementing this orientation. Knowledge of the subject area enables the students to identify a real context for the vocabulary and structures of the ESP classroom. In such way, the learners can take advantage of what they already know about the subject matter to learn English.

Learning Strategies

Adults must work harder than children in order to learn a new language, but the learning skills they bring to the task permit them to learn faster and more efficiently. The skills they have already developed in using their native languages will make learning English easier. Although you will be working with students whose English will probably be quite limited, the language learning abilities of the adult in the ESP classroom are potentially immense. Educated adults are continually learning new language behaviour in their native languages, since language learning continues naturally throughout our lives. They are constantly expanding vocabulary, becoming more fluent in their fields, and adjusting their linguistic behaviour to new situations or new roles. ESP students can exploit these innate competencies in learning English.

Copyright © 2005 Lorenzo Fiorito. This article is for educational purposes only. It may be freely redistributed in its entirety provided that this copyright notice is not removed.

About the author:

Lorenzo Fiorito is a Lecturer in English Language and Linguistics at the University of Naples and European projects manager for Aries Formazione.

Những phương pháp học tiếng Anh hiệu nghiệm nhất.

Source: http://lequanghien.vnweblogs.com/post/17974/222253

Chắc hẳn các bạn đều biết tầm quan trọng của việc học tiếng Anh? Vậy bạn đã tìm ra phương pháp học tập hiệu nghiệm nhất để đạt được kết quả tốt nhất chưa? Trong chuyện mục phương pháp học tập hôm nay, Blogthongtin xin chia sẻ một số phương pháp học tiếng Anh. Hi vọng bạn sẽ cảm thấy hiệu nghiệm khi áp dụng chúng trong việc học ngoại ngữ cho mình.

Trước hết, mời các bạn cùng Blogthongtin phân biệt sự khác nhau giữa "effective" (hữu hiệu) và "efficient" (hiệu nghiệm). Giả sử, nếu bạn phải đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ chọn loại phương tiện nào? Bạn có thể đi bộ, chạy, đi xe đạp, xe máy, ô tô, bạn cũng có thể đi tàu hỏa, hoặc máy bay. Tất cả các phương tiện đó đều effective, tức là cuối cùng bạn cũng có thể vào được thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng với phương tiện nào bạn sẽ mất ít thời gian và năng lượng nhất? Chắc hẳn các bạn đều chọn máy bay chứ? Chính cái đó được gọi là efficient. Tương tự, việc học ngoại ngữ cũng vậy, bạn cũng nên tìm ra cách thức học tập efficiently - một cách có khoa học, không mất nhiều thời gian và năng lực mà vẫn đạt effectiveness.

Việc học tiếng Anh có thể chia làm hai lĩnh vực: tiếp nhận ngôn ngữ (input) và sản sinh ngôn ngữ (output). Input bao gồm kĩ năng đọc và nghe trong khi đó output gồm nói và viết. Rõ ràng là để có được output chất lượng tốt thì trước hết chất lượng của input phải tốt. Và khi chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ càng nhiều thì chúng ta cũng có thể sản sinh ra ngôn ngữ càng lớn.

Tất cả những người học tiếng Anh trước hết nên có thái độ học tập nghiêm túc và coi đó như là một việc làm cấp bách. Nói như vậy nghĩa là bạn phải học để đạt hiệu quả nhưng quan trọng hơn là phương pháp học hữu nghiệm. Vút Bay.net xin gợi ý một vài phương pháp sau đây:

INPUT
Reading

Bạn nên học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày. Để thuận tiện cho việc ghi nhớ, bạn có thể dùng những mẩu giấy nhỏ, một mặt để ghi từ vựng, mặt sau ghi nghĩa của từ. Giữ những mẩu giấy đó trong một cái hộp và ôn tập chúng thường xuyên bằng cách đọc từ và đưa ra định nghĩa.

Thử tượng xem, nếu bạn học 5 từ một ngày, trong 1 năm bạn học được 1.825 từ. Như vậy là trong một vài năm, bạn có thể có 5000 đến 6000 từ, vốn từ vựng đủ phong phú để hiểu hết nghĩa của từ trong văn phong viết của tiếng Anh.

Listening

Để luyện kĩ năng nghe, bạn nên nghe tiếng Anh qua đài. Không có cách nào học hữu nghiệm hơn bằng việc nghe tiếng Anh qua đài bởi sự phong phú của từ vựng. Tại sao lại không học nghe qua việc xem ti vi? Lí do nằm ở chỗ ti vi luôn có hình ảnh, vì vậy sẽ làm cho người học khó tập trung, bị hình ảnh phân tán khi nghe.

Bạn cũng nên nhớ rằng, khi chúng ta càng nghe lặp đi lặp lại một từ nào đó thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ sử dụng từ đó hơn. Vì vậy, bí quyết cho kĩ năng nghe là nghe nhiều lần và thường xuyên. Bạn có thể nghe ngay cả khi lái xe, đi dạo, nấu cơm, ăn uống, thay quần áo. Ngôn ngữ sẽ tự ghi nhớ vào bộ não của bạn lúc nào bạn cũng không hay đó! Nếu có thể, hãy coi việc nghe radio là việc làm cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ và điều đầu tiên trước khi đi bắt đầu ngày mới bạn nhé!

OUTPUT

Writing

Hãy sắm lấy một quyển sổ và viết ít nhất 500 từ một ngày. Bạn có biết rằng, nếu bạn viết hàng ngày, bạn sẽ củng cố được mọi thứ bạn đã học. Thêm vào đó, việc viết ra bắt buộc bạn phải suy nghĩ sao cho chính xác, đúng cấu trúc ngữ pháp. Quá trình tập trung cao độ này sẽ giúp bạn sắp xếp thông tin theo trật tự đã có trong tiềm thức. Bạn hãy viết về bất cứ cái gì bạn muốn viết, và bạn cũng đừng quên sử dụng những từ mới và cấu trúc ngữ pháp đa dạng nhé!

Speaking

Một lời khuyên bổ ích cho việc đọc là hãy đọc to (Read aloud!). Đọc to giúp bạn luyện nói tiếng Anh một cách hoàn hảo. Hãy nên nhớ là "văn ôn võ luyện." Bạn có thể lấy mẫu một đoạn hội thoại nào đó rồi đọc to lên. Bằng việc đọc to, chúng ta không chỉ nói đúng ngữ pháp mà còn áp dụng được rất nhiều từ mới. Hãy nhớ rằng nếu bạn cứ nói sai thì lỗi sẽ lặp đi lặp lại. Điều này không chỉ đúng với người học ngoại ngữ mà ngay cả người bản địa cũng vậy. Nếu lỗi sai lặp lại liên tục nó sẽ thành lối mòn và rất khó để bạn sửa chữa chúng.

Bạn hãy thử kiểm nghiệm phương pháp học tập 4 kĩ năng tiếng Anh trên trong vòng 1 tháng xem nhé! Blogthongtin tin chắc rằng bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự tiến bộ của mình đó. Chúc các bạn học tốt.

Friday, September 10, 2010

Learning English by Google - Học tiếng Anh với Google

Note: Bài này đc copy từ link sau: http://googleblogvn.blogspot.com/2007/11/hc-ting-anh-vi-google.html. Xin cảm ơn tác giả.

Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Tự biên tập khi học viết: Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!

Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000
“in a first part” – 114.000
“in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

“I discuss” – 1.240.000
“I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:

“In the first part I discuss” – 3.530
“In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?

“the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự

Lý giải kết qủa tìm được:

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “ I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

“I said I be happy” – 2
“I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.

Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:

“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong qúa trình học tiếng Anh của mình.