"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Friday, December 31, 2010

University lecturers to be researchers. The conflict of black bread and philosophy

Adapted from "Nghiên cứu khoa học và ông Thầy đại học" @ Tuoitre online

Ở đâu những người thầy - nhà nghiên cứu?

Cải cách nền giáo dục ngoài những chủ trương to lớn đã được bàn luận nhiều, người ta cho rằng đại học phải trở thành nơi nghiên cứu; giã từ vai thợ giảng, người thầy phải là nhà nghiên cứu. Từ góc nhìn hạn hẹp của người làm nghề dạy học, theo tôi, có thể thảo luận những kinh nghiệm dưới đây giúp giảng viên đại học nghiên cứu khoa học được trong bối cảnh hiện nay:

Thứ nhất, tận dụng hiệu quả ngân sách mà nhà trường cho phép. Hằng năm trường đại học nào cũng có những khoản ngân sách, dù có thể còn khiêm tốn, cho hoạt động nghiên cứu. Một đề tài, tùy theo cấp quản lý, có thể được cấp từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Học vị và chức tước càng cao thì cơ may nhận được dự án hoặc chuyên đề nghiên cứu càng lớn.

Với thầy cô giáo trẻ tuổi, nên tận dụng mọi cơ hội đăng ký những đề tài dù là nhỏ nhất, kinh phí nên chắt chiu đủ để hoàn thành một bài báo cho tới tham gia cộng tác trong những đề tài lớn. Qua năm tháng, giảng viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm chọn lĩnh vực nghiên cứu, cách thức tổ chức nghiên cứu, cách tận dụng kinh phí eo hẹp để “thâm canh tăng vụ” tận thu từng kết quả nghiên cứu, tạo nên thế mạnh cá nhân.

Thứ hai, chấp nhận và vượt qua những khó chịu về thủ tục hành chính trong nghiên cứu. Có được một chút kinh phí đã khó, tiêu được nguồn tiền ấy một cách hợp thức đôi khi càng khó hơn. Đôi khi người ta buộc phải kê khai những khoản chi tương đối lắt léo để tuân thủ đúng các quy định khá cứng nhắc về quản lý ngân sách nghiên cứu. Tiểu xảo này thường vướng vì tự ái của người làm nghề chữ nghĩa.

Thông thường, nhân viên các phòng kế toán và tài vụ có nghề hơn các giáo sư trong việc nghĩ ra cách chi tiêu tuân thủ quy định về tài chính nên có thể dự liệu một phần trong kinh phí của đề tài để ủy quyền cho chính các nhân viên này, đưa việc giải ngân và quyết toán trở thành một phần riêng, có người chuyên nghiệp lo, người thầy chỉ lo việc tổ chức nghiên cứu.

Thứ ba, tận dụng cơ hội tham gia các hội thảo chuyên ngành. Một tuần đọc sách không bằng một giờ gặp gỡ và nghe đồng nghiệp chia sẻ thông tin. Dù đã có lời chê rằng trong giới học giả đã xuất hiện những giáo sư phòng khách, làm nghề đi dự hội thảo, song với giảng viên và người nghiên cứu trẻ, hội thảo là một cơ hội thú vị để thu thập kiến thức, thông tin, làm quen và thiết lập các mối quan hệ cần cho việc nghiên cứu. Nếu có cơ hội, nên tham gia hội thảo một cách chủ động với những câu hỏi được chuẩn bị trước.

Thứ tư, đừng xấu hổ, hãy học ngay học trò của mình. Người ta đang chê bai ầm ĩ chất lượng của hệ đại học tại chức, song nếu khéo léo tổ chức, người thầy có thể học được rất nhiều từ những học sinh tại chức với kho kinh nghiệm thực tiễn đa dạng của họ. Nếu thiết kế chương trình giảng gồm những phần giới thiệu của giảng viên và những chùm đề tài tự nghiên cứu từ thực tiễn của học viên, trong vai một người nghe tích cực, điều đáng ngạc nhiên là người thầy có thể học được rất nhiều từ trò của mình. Điều này đúng với mọi đối tượng học viên, kể cả những người trẻ tuổi vừa mới bước vào trường đại học. Những góc nhìn của họ về cuộc đời và đạo làm người đôi khi như những gáo nước lạnh làm tỉnh giấc những thế hệ cha anh vốn bắt đầu quen sống theo những quán tính dần trở thành cũ và thân thuộc của mình.

Thứ năm, xuất bản hay là chết. Câu này tôi vay từ giới nghiên cứu ở Mỹ, khi họ thường đùa “publish or perish”. Bắt đầu bởi những chủ đề nhỏ và chuyên sâu, những thầy cô giáo trẻ tuổi phải tập có tiếng nói trên văn đàn khoa học, dù từ những góc nhìn thuở ban đầu còn hạn hẹp và chưa thể nhuần nhuyễn. Phải bắt đầu công bố nghiên cứu của mình, dù bằng cách đọc tham luận tại hội thảo nhỏ, hay gửi đăng tác phẩm trong tạp chí của nhà trường, của hiệp hội chuyên ngành cho tới các tạp chí có phạm vi rộng hơn. Trước khi gửi bài nghiên cứu để công bố nên đọc kỹ các thể lệ gửi bài, nếu có thể nên tham khảo ý kiến của ban biên tập. Đừng nản chí, sau khi có bài nghiên cứu chắc chắn sẽ có những diễn đàn phù hợp để công bố ý tưởng của người nghiên cứu. Cuộc đời này ồn ào, song đều có những không gian và giây phút tĩnh lặng lắng nghe dành cho tất cả.

Thứ sáu, hãy là chính bạn. Đạo đức nghiên cứu đang là một chủ đề phiền toái hiện nay khi đạo văn là một thói xấu chưa bị lên án đủ mạnh. Người thầy tựa như nghệ sĩ, tác phẩm của họ là khuyến khích sự tự học của những cá thể người học vốn hàng triệu người chẳng ai giống ai. Tác phẩm nghiên cứu phải thể hiện công sức lao động, danh dự và nhân cách hết sức cá biệt, riêng tư của người nghiên cứu. Ý thức được điều ấy, người thầy tự tạo cho mình những chuẩn mực, những thước đo, những thang giá trị và tiến hành nghiên cứu với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm cực kỳ cao. Theo tôi, đó cũng nên là một phần của chủ trương tự chủ đại học mà nền giáo dục của nước ta đang hướng tới.

“Không có bánh mì, không có triết học”

Dường như vĩ nhân Karl Marx từng nói “không có bánh mì, không có triết học”. Để giữ thăng bằng trong cuộc đời thời hiện đại, chung sống với áp lực của triền miên các giờ giảng và nỗi lo đến lớp với kiến thức ngày càng cũ dần, nghiên cứu trở thành một thách thức liên tục; triết học thành điều kiện để duy trì bánh mì đối với người làm nghề giáo. Thầy dám nghĩ thì trò mới ưa khám phá, như mầm cây nhích dần từng li thoát khỏi vỏ hạt. Hi vọng thời của những đại học độc lập nghiên cứu mau đến với dân tộc chúng ta.

Tuesday, December 21, 2010

Merry Xmas and Happy New Year 2011

On this special occasion, I wish you all the best for the coming New Year



Friday, December 10, 2010

Being a teacher

Người thầy khi đã chọn nghề sư phạm là chấp nhận cuộc đời thanh đạm, phải có nhân cách, lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Không có nhân cách không thể làm THẦY được.

A tribute to Caregivers

(Lúc nào rỗi sẽ dịch sang tiếng Việt)

There is no job more important than yours,
No job anywhere else in the land
You are the keepers of the future;
You hold the smallest of hands.

Into your care you are trusted
To nurture and care for the young,
And for all of your everyday heroics,
Your talents and skills go unsung.

You wipe tears from the eyes of the injured.
You rock babies brand new in your arms.
You encourage the shy and unsure child.
You make sure they are safe from harm.

You foster the bonds of friendships,
Letting no child go away mad.
You respect and you honor their emotions
You give huge to each child when they are sad.

You are more impact than does a professor,
A child’s mind is moulded by you;
So whatever you lay on the table,
Is whatever that child will explore.

Give each child the tools for adventure,
Let them be artists and writers and more;
Let them fly in the wind and dance on the stars;
And build castles of sand on the shore.

It is true that you don’t get a whole lot of praise,
But when one small child says: “I love you,”
You’re reminded of how your job pays.

Dori Rossman

Sunday, December 5, 2010

Khi đàn ông 30 - When a man is 30

Đàn ông 30 sau khi đi qua cả một thời trai trẻ nhiệt huyết, bốc lửa của tuổi 20, đã đi, đã đến, đã chinh phục, đã thất bại, đã trải qua những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời cũng như cảm giác cay đắng tưởng như tận cùng. Nhìn lại những tháng năm đi qua bỗng thấy hun hút trống trơn có lúc giật mình thoảng thốt.

Những năm 20, người ta có thể diện một chiếc quần bò lỗ chỗ, mặc pull in hình Manowar, tự tin đeo khuyên tai, tự chọn cho mình màu tóc ưa thích. Khi 30, người ta bắt đầu chuộng hơn quần âu, một sơ mi măng séc là phẳng. Người ta cũng bắt đầu chọn cho mình một chiếc caravat hợp tâm trạng. Khi 30 còn diện bò bạc phếch, nhuộm tóc khác màu đen đã có cảm giác lạc điệu.

Những năm 20, người ta uống bia uống rượu đến mức ngủ lúc nào không biết. Tỉnh dậy thấy ngổn ngang bạn bè, ngổn ngang nôn mửa. Đàn ông 30 tối bắt đầu nhìn đồng hồ căn giờ ngủ, không quên súc miệng nước muối, cuốn khăn giữ ấm họng. Bắt đầu biết lo cho bản thân hơn. Tần số các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng giảm dần. Bắt đầu để ý đến sức khỏe và cân nặng.

Cái thời 20 máu lửa sẵn sàng dựng xe, vác chầy xông vào nhau chỉ vì một lời xúc phạm. Đàn ông 30 bình thản trả lời “không muốn gì cả” khi một thằng oắt con đầu vàng quần côn bó ép xe vào lề đường hất hàm “muốn gì?”. Đàn ông 30 bắt đầu có khái niệm “chỉ số AQ đủ dùng”.

Đàn ông 30 bắt đầu cảm thấy nhu cầu tất yếu cạo râu, sửa gọn lông mũi, xịt nước thơm mỗi khi bước ra khỏi nhà. Đàn ông 30 bắt đầu ăn mặc không theo một hình mẫu, không theo một thần tượng nào. Đàn ông 30 bắt đầu làm đẹp không chỉ dành cho các cô gái mà phần nhiều để cảm thấy đoàng hoàng tự tin tiếp xúc với các đối tác làm ăn, giao dịch. Đàn ông 30 cảm thấy tự tin khi mặc vest.

Đàn ông 30 bắt đầu cho mình cái quyền đòi hỏi một vị trí trong XH, đòi hỏi vai trò của mình trong cuộc sống, trong tổ chức. Nhu cầu muốn khẳng định mình.

Đàn ông 30 đi đường ít khi ngoái lại nhìn theo một cô gái trẻ đẹp để thầm xuýt xoa về thân hình nhưng lại thường xuyên ngoái lại nhìn theo một chiếc xe đẹp hay một người đàn bà nền nã. Đàn ông 30 nhìn thấy vẻ đẹp của người đàn bà 30.

Đàn ông 30 "thèm" một chân dài nhưng "cần" một sự cảm thông, cần một điểm tựa tâm hồn. Đàn ông 30 muốn một mái ấm, tìm cho mình một người đàn bà có thể đi tiếp quãng đường tương lai. Bắt đầu hình dung về ngôi nhà và những đứa trẻ.

Đàn ông 30 là lúc bắt đầu cảm thấy tự tin, cảm thấy được sức gánh của đôi vai mình. Đủ tự tin và bình thản để hứng chịu những thử thách của cuộc đời.

Đàn ông 30 bắt đầu lôi những giấc mơ lóng lánh leng keng một thời tuổi trẻ ra để đổi lấy những mục tiêu thực tế hơn và đôi khi giản dị hơn.

Đàn ông 30 dám nghĩ, dám làm, dám chơi, dám đối mặt với thất bại và cũng dám dừng. Đàn ông 30 bắt đầu phân biệt được ranh giới của sự lố bịnh. Nhìn thấy được cái ngưỡng đủ. Đàn ông 30 đủ tinh tế để vượt qua những giá trị phù phiếm.

Tuổi 30 đàn ông dần tự tin để thấy mình là đàn ông khi đứng trước phụ nữ. Dám nhìn sâu vào mắt đối phương để tìm sự đồng điệu về cảm xúc.

Đàn ông 30 biết yêu và có trách nhiệm hơn với cảm xúc của mình. Cũng biết gìm mình trước những thất bại. Bình thản trước tai họa. Thấm thía được nỗi cô đơn, thấm thía được sự bội bạc, cảm nhận được đến tận cùng sự ấm áp tình người mà con người dành cho nhau. Khác hẳn cái yêu thời 20, yêu và vô trách nhiệm với tình yêu, vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Đàn ông 30 khi nghĩ về gia đình có thêm trách nhiệm. Cậu bé 20 nghĩ về bố mẹ với những sự ràng buộc gò bó khuôn khổ gia đình. Đàn ông 30 nghĩ về bố mẹ ngoài nỗi nhớ còn kèm theo mong muốn mình được làm chỗ dựa, mình được che chở cho gia đình.

Đàn ông 30 đủ tỉnh táo và bình tĩnh trước những đổ vỡ. Độ lượng hơn. Biết cách lý giải cuộc sống. Đàn ông 30 khẽ cười khi nhớ lại những năm 20 hừng hực của đời người. Ngẫm nghĩ và bắt đầu triết lý về tình yêu của những năm nông nổi, gật gù tâm đắc: “Đàn ông như cái đĩa CD, cứ quay xung quanh mãi một lỗ thủng”.

Đàn ông 30 bắt đầu ngẫm nghĩ một chút về số phận mỗi khi nhìn lại con đường mình đã đi qua. Đàn ông 30 đã bắt đầu biết sợ.
Đàn ông 30 bắt đầu gắn mình với những ràng buộc để khó khăn hơn khi thực hiện một thay đổi lớn nào trong cuộc đời mình. Cuộc sống của đàn ông 30 không còn là của riêng bản thân anh ta nữa.

--- Trần Ngọc Hưng ---

Monday, November 15, 2010

SEX in Thailand. Thực tế và Cảm nhận.

Bài này trước mình để ở Yahoo 360 rồi, nhưng giờ này ai gặp mình vẫn khen mình sướng ... Lại bê nguyên si sang đây vậy :)

Khi nói chuyện với bạn bè, nói về Thái lan, ai cũng trầm trồ nói với tôi “thả hổ về rừng rồi”, “sướng thế” … Và rồi cũng chợt nhận ra rằng: những cái gì người ta cấm thì mình lại thích làm, còn khi người ta không cấm, thì lại chả còn hứng nữa. Không cần phải thanh minh cũng chẳng cần ai phải khen cái sự “trong sạch” của mình. Nhưng quả thật, đến những chỗ đấy chỉ khiến mình thêm cám cảnh, thấu nhận cái lênh đênh, bạc bẽo của kiếp con người. Dẫu biết rằng đó là phân công lao động, nhưng cùng mang cái mác “con người” mà sao có những “người” lại “con” đến vậy. Chợt nhớ đến Trịnh với câu “Đời sống có bao lâu, vui vui, buồn buồn, người người, ngợm ngợm …”

Hôm nay, rỗi rãi cóp nhặt 1 ít Sex trên net để bạn bè có sang còn biết chỗ sung sướng. Hầu hết các tỉnh ở Thái đều có và chỉ có 1 đến 2 “trung tâm giải trí” như vậy ở trung tâm thành phố (đừng tưởng chỗ nào cũng có nhé). Rõ ràng, riêng biệt, có biển hiệu đàng hoàng, đèn sáng nhấp nháy, quảng cáo đủ cả. Ở Korat, nơi tôi ở đó là 2 tòa nhà 12 tầng, mọi hoạt động công khai, đường hoàng diễn ra trong tầng 9 – 12. Đèn màu rực rõ với câu slogan “Heaven is in Korat”. (bọn tớ gọi là "the best fucking place) Tòa nhà có cảnh sát bảo vệ hẳn hoi nhá (cũng không ở đâu như Thái, cảnh sát bảo vệ gái bán dâm J) Đến Thái, bạn đừng mơ có Karaoke ôm, nhà thổ ... nhé.

Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là Bangkok (dân Thái gọi là Krung thep) và thành phố Pattaya (Tây gọi là PAT). ("Fuck it" nhầm Phuket cũng là 1 địa điểm để khám phá)

Sex @ Bangkok

Phố đèn đỏ” là tên nhiều dukhách nước ngoài gọi khu Patpong khi đến Thái Lan. Đối với người Thái thuộc giới công chức hoặc có địa vị trong xã hội thì đây là một “con đường tội lỗi”, nơi lắm tai tiếng cần phải tránh xa vì chỉ cần có ai thấy mình xuất hiện nơi này là thanh danh sẽ bị hoen ố. Còn đối với nhiều người khác và khách du lịch, đây lại là điểm đến đầy sức hút của“công nghệ tình dục” tại Thái Lan.

Màn đêm buông xuống, khu phố Patpong bắt đầu sáng những ánh đèn màu nhấpnháy để mở màn cho những cuộc vui đến tận quá nửa khuya. Nằm ngay trung tâm thủ đô Bangkok, Patpong là những con đường nhỏ dài chỉ vài trăm mét nằm cắt giữa hai con đường Silom và Suriwong với hàng trăm quán bar, tụđiểm massage, quán karaoke ôm, thoát y vũ với những bảng hiệu showgirls, super girls... bằng tiếng Thái, Anh, Hoa, Nhật kèm với hình cáccô gái ăn mặc hở hang, đủ các tư thế mời gọi

Thả bộ trên đường Silom, các cô gái mặc đồ hai mảnh nhỏ xíu tràn cả xuống đường “tiếp thị”, kèm theo tấm bảng có ghi dòng chữ “Một lần tàunhanh, 2.000 baht (gần 1 triệu đồng)”. Đúng 20h là cao điểm của cácquán bar, những sân khấu trình diễn sex mở màn; vào bên trong đã thấyhàng trăm cô gái trẻ thoát y hoàn toàn đang uốn éo trên bục nhảy theo các điệu nhạc kích động.

Khu Patpong được chính quyền kiểm soát, các cô gái hành nghề ở đây đều phải được chủ chứa khai báo, đăng ký với chính quyền và khám sức khỏe định kỳ hằng tháng. Nếu người nào không đăng ký sẽ bị trục xuất và chủ chứa vi phạm có thể bị phạt vài trăm ngàn đến cả triệu baht.


Sex @ Pattaya

Sex Tây

Một sân khấu hình chữ U, khách được sắp xếp ngồi bao dọc theo sân khấu. Hàng ghế đầu rất cận cảnh có thể nhìn được cả cái nốt ruồi của người diễn. Khán phòng giống như sân khấu cấp huyện (tệ hơn cấp quận ở Sài Gòn), sức chứa khoảng 200 người.

Vì vậy, khách mua vé xong phải xếp hàng rồng rắn chờ khoảng 30-40 phút mới tới lượt vào xem. Các màn diễn được tiếp nối liên tục khoảng ba giờ nhưng chương trình chỉ có 6-7 tiết mục được lặp đi lặp lại, khách nào chán xem thì về, khách nào chưa chán thì cứ tiếp tục xem.



Người diễn không tự nhiên mà cởi. Với cách pha đèn có mục đích, với nhạc nền trầm bổng, trữ tình, phù hợp với các tiết mục diễn múa có nội dung như: giai nhân tắm, giai nhân gặp anh hùng, giai nhân gặp tướng cướp, và có nhiều tiết mục mời khán giả nam lên phụ diễn (nam giới rất nhiệt tình hưởng ứng) cho thêm phần sinh động, người diễn lần lượt cởi nhiều lớp quần áo, nhưng cởi đến 95% là đèn phụt tắt.

Người diễn là các cô gái trẻ, da trắng, tóc vàng, mắt xanh, có thân hình thon gọn, nhỏ nhắn (tôi được biết 80% các cô gái đến từ các nước Đông Âu). Họ có gương mặt ưa nhìn, thân hình toát lên vẻ khỏe mạnh và gợi cảm (cần phải biết rằng dân múa khổ luyện không thua dân thể dục chuyên nghiệp). Cô gái nào có thân hình hoàn mỹ thì được diễn chính, cận cảnh; cô nào hơi "yếu" một chút thì làm nền, ăn mặc che đậy hơn.



Sex Thái
Thoạt bước vào khán phòng tôi bị sốc, sau đó là lợm giọng, nhưng rồi… cũng trụ được để xem hết một show sex Thái. Khán phòng được dành để biểu diễn giống một hội trường cấp xã, mọi thứ đều cũ kỹ và xấu xí, chứa khoảng 100 người.

Cũng như sex Tây, sex Thái không có bắt đầu cũng không có kết thúc. Năm bảy tiết mục lặp đi lặp lại, người về cứ về, người đến cứ đến và người diễn cứ diễn, tạo nên một khán phòng lộn xộn, nhốn nháo.

Sex Thái là do người Thái diễn. Người diễn là những phụ nữ trung niên không thuộc loại "trời cho đẹp". Trên thân mình không còn "manh giáp", các chị đi lại lồ lộ trên sàn diễn dưới ánh đèn trắng sáng không đổi màu.




Nhạc nền ở đây không được chăm chút, lại phát ra từ cái máy loại xoàng, chẳng dính dáng gì đến vai đang diễn. Tiết mục đơn điệu, dơ bẩn đến tội nghiệp. Người diễn không có một bạn diễn giúp để làm nền, không có âm nhạc hỗ trợ, không có ánh đèn mờ ảo để thân hình của các chị được lung linh. Sân khấu lạnh lẽo, nhìn các chị trơ trọi đến thương tâm.

Khi Thượng đế không thể tạo ra thiên thần ở khắp mọi nơi, Ngài đã tạo ra người đàn bà. Ở đây, tuyệt tác của Ngài được đồng loại chiêm ngưỡng trong một hoàn cảnh khá trần tục!
Không phải là biển, cũng không phải là những danh lam thắng cảnh, mà là những sex show làm nên một Pattaya. Sex đã làm cho Pattaya trở nên khiêu khích và huyền hoặc.

(sưu tầm)

Đôi điều suy nghĩ

Nhà nước Thái Lan không hề chủ trương lấy sex làm biểu tượng du lịch dù đó là nguồn thu không nhỏ.
Sex show là một trong các dịch vụ hấp dẫn lôi kéo khách du lịch đến Pattaya, lại bị giấu ở một vị trí khá khiêm tốn, chật hẹp, mọi cái đầu tư cho nó đều tạm bợ, nhếch nhác. Ngược lại, ai đến Thái cũng biết, nơi nào Nhà nước Thái muốn khoe thì họ làm cho nó cực kỳ lộng lẫy (như những ngôi chùa trên khắp đất nước này).
Cũng cần phải biết thêm rằng: Không có bất kỳ một người Thái nào đi xem sex show. Không phải là "bụt nhà không thiêng" mà là vì chính họ cho đó là nơi ô uế .

Tôi thích cái rạch ròi của Nhà nước Thái: biết một số người nước ngoài tìm đến Pattaya là để ăn chơi (vì ở đây không cấm), cho nên đã khoanh một vùng và "đổ tất cả trứng vào một rổ", rồi kiểm soát và thu thuế nó rất cao, rất chặt chẽ; ngoài khu vực đó ra là nghiêm cấm!

Đất nước này có đạo luật nghiêm ngặt: con gái, con trai dưới 18 tuổi không được đến vũ trường. Nếu các cháu đến mà vẫn được phục vụ thì chính vũ trường đó bị đóng cửa (và họ nói là họ làm!). Biết như thế để hiểu rằng Nhà nước Thái Lan không hề dễ dãi với chuyện ăn chơi bẩn thỉu.

Và rồi, biết là khập khễng nhưng, ................. lại ngẫm đến VN ta.

Wednesday, November 10, 2010

Lớp Anh khóa 6 trường Chuyên Thái Nguyên

Hihi, nhiều người bảo mình hay chụp ảnh với .... gái, nhưng lớp người ta 25/29 bạn gái thì chả chụp với gái thì ....... với ai? :) Thì cũng nghịch nghịch vậy thôi :)




Sunday, October 24, 2010

Đạo văn (Plagiarism) đừng để nó thành thói quen

Giới khoa học đã từng lên tiếng nghiêm túc và báo động đỏ về tình trạng "đạo văn" và "số liệu ma" của giới học giả Trung Quốc. Với nền khoa học non trẻ và đang trên con đường hội nhập, hy vọng Vietnamese Scholars sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình.

Gần đây, EPL Journal, một tạp chí khá uy tín về lĩnh vực Vật lý đã chính thức thông báo rút bài của 4 nhà khoa học Việt Nam vì ...... đạo văn quá nhiều. Thật đáng buồn là 4 tác giả lại ở 3 cơ quan tạm gọi là đầu ngành trong lĩnh vực Vật lý nước nhà đó là:

- TS Lê Đức Thông, GS-TS Nguyễn Mộng Giao,Viện Vật lý thành phố Hồ Chí Minh
- T.s Nguyễn Thế Hùng, Viện Vật lý Hà nội
- T .V. Hung, Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ bức xạ, HCMC, VINAGAMMA

Mong rằng chúng ta sẽ không còn phải nhận những thông báo như thế này nữa.


Nhân tiện nói về tác giả này, trên trang của Trần Hữu Dũng còn cung cấp thêm bằng chứng của những tác giả này ĐẠO VĂN trong 1 báo khác gửi đến 1 journal của tổ chức Royal Astronomical Society . Thật không thể tin nổi khi đọc những nhận xét của ông trưởng ban biên tập dành cho những ngài "học thật" của chúng ta. Mình xin lược dịch ra như sau: Về bản thảo bài báo "Constraining the cosmological time variation of the fine-structure constant" chúng tôi đã nhận được rất nhiều nhận xét từ ban biên tập, tôi xin được tóm tắt lại như sau. Ban biên tập thấy rằng rất nhiều phần trong bản thảo chỉ đơn giản là Cắt và Dán (copy and paste) từ những thông tin sẵn có. Hơn nữa chúng tôi cũng có rất nhiều bài báo mà tác giả (TS Le Duc Thong) đã gửi đến trc đây như ............... cũng có rất nhiều những đoạn văn được sao chép y nguyên lại từ những công trình Nc của người khác, mà không hề ghi danh mục tham khảo (reference). Tác giả coi đó như thể là công trình của chính mình và điều này là KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC. Tác giả cũng không chúng minh được nguồn gốc của những tài liệu đó như chúng tôi yêu cầu. Bất chấp những ccanhr báo đó, tác giả vẫn tiếp tục gửi bài báo này đến và lại tiếp tục vi phạm các nguyên tắc trong khoa học. Vì tất cả những lý do đó, chúng tôi từ chối đăng bài báo này, hơn nữa, từ nay trở đi chúng tôi sẽ không chấp nhận đăng bất cứ bài báo nào của tác giả này nữa" ........ hik hik. Bên cạnh đó, ông TBT này cũng thông báo là sẽ loại bỏ tất cả những bài báo, hay công trình nghiên cứu của 3 tác giả Thong, Giao và Hung khi gửi đến journal trên.

Hình như VN mình chưa có luật sử những GS hay TS đạo văn. Theo giaoducvietnam thì chưa thấy trường hợp nào "bị" xử lý ngoài những nhắc nhở thông thường. Ai muốn đọc thêm về đạo văn thì có thể xem thêm trong blog trên.

Mình viết ra những dòng này không nhằm bôi xấu hay bôi bác 1 ai (có lẽ tự họ cũng thấy xấu rồi", chỉ đơn giản là để thỉnh thoảng vào đọc tự răn lại mình - một kẻ đang tập tọe học làm khoa học. :)

Quê nhà by Lee Kirby

Chắc hẳn cái tên Lee Kirby đã không còn quá lạ lẫm với những bạn trẻ hay “lướt mạng”. Nổi tiếng cách đây hơn một năm với đoạn video clip trình bày ca khúc “Diễm xưa” rất xúc động trên Youtube, Lee Kirbyđược người hâm mộ yêu mến vì tình cảm anh dành cho những ca khúc Việt, cho con người Việt và cho cả đất nước Việt Nam.

Anh sinh ra và lớn lên tại London, từng là một cầu thủ bóng đá của đội Bưu điện TPHCM, hiện là giám đốc điều hành trường tư thục Ashbourne. Đây là ngôi trường thuộc sở hữu của ba anh - một tiến sĩ vật lý người Canada. Mẹ Lee là người Anh lai Italia, là giáo viên văn học Anh.

Lee Kirby bắt đầu học tiếng Việt cách đây 7 năm và đặc biệt yêu thích món ăn Việt Nam. Nếu bạn gặp một anh chàng Tây, thỉnh thoảng lượn lờ phố cổ với một câu đàn ghi-ta trên tay và sẵn sàng ngồi hát một bài hát tiếng Việt ở góc vắng nào đó, thì chính là Lee Kirby đấy.

Hiện nay anh có trong tay gần 20 bài hát bằng tiếng Việt do mình thể hiện. Nhạc Trịnh là một niềm đam mê lớn của anh, lần đầu tiên xuất hiện cùng bài hát Diễm xưa, anh đã gây được sự chú ý lớn với cộng đồng mạng Việt Nam. Sau này, những bài hát mà anh thể hiện đều là những bài hát mang đậm dấu ấn, ca từ và giai điệu của Việt Nam như: Em ơi Hà Nội phố, Chênh vênh, Mặt trời bé con, Khoảnh khắc, Nồng nàn Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ…

Đặc biệt là trong dịp năm mới vừa rồi, Lee Kirby cũng đã gây cho khán giả niềm xúc động khi hát tặng bài Quê nhà để gửi tặng cho những người bạn Việt Nam sống ở xa quê hương.

“Chàng diễm xưa của xứ sở sương mù”, hay “anh chàng người Anh hát nhạc Việt” từ lâu rồi đã là những cái tên rất trìu mến mà mọi người dành cho anh. Lee Kirby còn có một cái hẹn nữa với Hà Nội vào đầu tháng 10, nhân dịp 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội này đấy.

Xem clip bài Quê nhà do Lee Kirby biểu diễn:





Source: www.laodong.com

Tuesday, September 28, 2010

Các em giỏi quá

Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.

Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi?

Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.

Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?

HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!

Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ).

Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy!

HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.

Thầy: Vì sao thế?

HS: Vì …vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu.

Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi.

Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội?

HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella.


Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không?

HS: Đúng ạ!

Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không ?

HS: Không ạ!

Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt.

Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.

Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử?

HS: Chính là Cinderella ạ.

Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào

HS: Phải biết yêu chính mình ạ!

Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?

HS: Đúng ạ, đúng ạ!

Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không ?

HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ.

Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?

Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.

Huy Đường (lược dịch)
Tạp chí Tia Sáng

PhD - Lạ lùng với "PhD blues"

http://www.connekgroup.net/forum/attachment.php?s=0343f31215d43e88ddd3bb083ab7da49&attachmentid=51&d=1111194442

Không trau chuốt, không mỹ miều, nhưng độc đáo, bài hát miêu tả cuộc sống và những công việc thực tế của một "PhD student" khi đã quyết định hiến mình cho khoa học.


Đây là lần đầu tiên tôi được nghe một bài hát do những sinh viên PhD (Doctor of Philosophy - có thể hiểu là học vị Tiến sỹ) sáng tác và viết về những cảm xúc thật nhất của chính họ. Chữ “blues” vừa có nghĩa thể loại nhạc blues (thể hiện những suy nghĩ cá nhân hoặc truyền thống, cấu trúc đơn giản và mở, chuyển âm three-chord lặp lại; chơi acoustic và hơi hướng jazz), vừa có nghĩa hàm ý nỗi buồn trăn trở, nỗi niềm trong ca khúc này).



Tác giả của bài hát là Frans Prins và Pascal Wilhelm, 2 sinh viên PhD về Educational Psychology ở Hà Lan, đề tài của họ nằm trong chương trình nghiên cứu "Inductive Learning". Họ cùng mê âm nhạc, và viết chung bài này để bộc bạch tâm trạng bế tắc, ngột ngạt và đôi khi là sự khó hiểu của họ về mục đích mảnh bằng PhD


Thể loại nhạc Blues-jazz vốn rất kén người nghe. Nó trúc trắc, đứt gãy. Nó riết róng, nổi loạn. Nó oằn mình dưới sức nặng của xúc cảm người viết, cũng vì thế mà tạo sự ức nghẹn trong cảm xúc người nghe.



Cho nên mới có người nói rằng những ai có cuộc sống phẳng lặng, trải lụa thì không thể nghe được Blue-jazz. PhD blues cũng vậy. Bản thân tôi cũng là một “PhD student” nên tôi có thể cảm nhận được rằng trong bài hát này, dường như giai điệu, tiết tấu - dẫu đã rất cố gắng - nhưng vẫn không thể nào chuyển tải hết được những tâm sự u uất của người mang cảm giác của một con hổ trong sở thú: You know how I feel? Feel like a tiger in the zoo. Thậm chí có những lúc còn cảm thấy mình thật bất lực, không lối thoát trong khoa học




Ca từ rất lộ, không trau chuốt, mỹ miều, nó miêu tả cuộc sống và những công việc thực tế của một PhD student khi đã quyết định hiến mình cho khoa học:

I"m a Ph.D. student, I"m working night and day

I"m writing a dissertation, and get a lousy pay

I thought I"d be in business, but I could not decide.

I waited and I waited, and ended up in science

Và những khó khăn đè nặng cả trí tuệ lẫn tinh thần:

I started out with reading, all pieces I could find.

Spent two months at the xerox, till I was half blind

Then I needed some data, and much to my surprise.

I found low correlations, Is this paradise?

Having a discussion, with a senior or two.

Giving all these compliments, "cause their egos need a boost.

Then I sent my work to a journal, it was in the fall.

In springtime it got rejected, "cause my sample was too small.

Had to do a presenation, at a big big big conference.

I was in this great symposium, which no one would attend.


Đó là sự gian khổ trong việc viết bài và xuất bản các công trình, là cái “Tôi” quá lớn của những người đi trước, đó còn là sự đối mặt liên tiếp với những nỗi thất vọng, là sự mất dần cảm giác, và đáng sợ nhất là hố sâu ngăn cách với giao tiếp ngoài xã hội: Spent two months at the xerox, till I was half blind. Và câu hỏi bật lên nhức nhối: Is this paradise?.

Điệp khúc: Getting a degree. If you don"t know what to do được nhấn đi nhấn lại bốn lần trong bài hát. Cái cách mà người hát nhả chữ như muốn xoáy vào đáy sâu hun hút của nỗi lòng người nghe.

Có thể anh ta đang tìm một sự đồng cảm hay đơn giản chỉ là muốn bứt phá cảm xúc của mình thành giai điệu. Vì thế mà nó ngổn ngang, xiêu vẹo, đầy ngẫu hứng theo đúng chất Blues-jazz. Nó tố cáo nỗi cô đơn đến cùng cực của một con chiên đắm mình trong khoa học. Bạn gái của anh không thể nào chia sẻ: When I got home my love had left me, "cause she could not understand. Và hậu quả đau đớn là: Leading your life in science, makes you lonely in the end.

Bài hát này không mang ý nghĩa tiêu cực của người muốn chối bỏ tấm bằng PhD. Nó là một khoảnh khắc tâm trạng rất nhân bản của con người bởi không có ai trên đời này lại không từng một lần rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Blue-jazz không vuốt ve cưng nựng người nghe. Nó đầy ngẫu hứng và bám chặt lấy ta bằng những cảm xúc ích kỷ của chính nó.

Pascal và Frans không phải là những sinh viên thiếu năng lực trong lĩnh vực của họ, nhưng những thách thức là không nhỏ. Cả hai đã có những công việc mới. Họ đã thành công. Họ gần ta ở những cảm xúc chân thật nhất của chính mình.






Edited from Hà Linh - VNN

Tuesday, September 14, 2010

Teaching English for Specific Purposes (ESP)

Source: http://www.usingenglish.com/teachers/articles/teaching-english-for-specific-purposes-esp.html

How is English for Specific Purposes (ESP) different from English as a Second Language (ESL), also known as general English?

The most important difference lies in the learners and their purposes for learning English. ESP students are usually adults who already have some acquaintance with English and are learning the language in order to communicate a set of professional skills and to perform particular job-related functions. An ESP program is therefore built on an assessment of purposes and needs and the functions for which English is required .

ESP concentrates more on language in context than on teaching grammar and language structures. It covers subjects varying from accounting or computer science to tourism and business management. The ESP focal point is that English is not taught as a subject separated from the students' real world (or wishes); instead, it is integrated into a subject matter area important to the learners.

However, ESL and ESP diverge not only in the nature of the learner, but also in the aim of instruction. In fact, as a general rule, while in ESL all four language skills; listening, reading, speaking, and writing, are stressed equally, in ESP it is a needs analysis that determines which language skills are most needed by the students, and the syllabus is designed accordingly. An ESP program, might, for example, emphasize the development of reading skills in students who are preparing for graduate work in business administration; or it might promote the development of spoken skills in students who are studying English in order to become tourist guides.

As a matter of fact, ESP combines subject matter and English language teaching. Such a combination is highly motivating because students are able to apply what they learn in their English classes to their main field of study, whether it be accounting, business management, economics, computer science or tourism. Being able to use the vocabulary and structures that they learn in a meaningful context reinforces what is taught and increases their motivation.

The students' abilities in their subject-matter fields, in turn, improve their ability to acquire English. Subject-matter knowledge gives them the context they need to understand the English of the classroom. In the ESP class, students are shown how the subject-matter content is expressed in English. The teacher can make the most of the students' knowledge of the subject matter, thus helping them learn English faster.

The term "specific" in ESP refers to the specific purpose for learning English. Students approach the study of English through a field that is already known and relevant to them. This means that they are able to use what they learn in the ESP classroom right away in their work and studies. The ESP approach enhances the relevance of what the students are learning and enables them to use the English they know to learn even more English, since their interest in their field will motivate them to interact with speakers and texts.

ESP assesses needs and integrates motivation, subject matter and content for the teaching of relevant skills.

The responsibility of the teacher

A teacher that already has experience in teaching English as a Second Language (ESL), can exploit her background in language teaching. She should recognize the ways in which her teaching skills can be adapted for the teaching of English for Specific Purposes. Moreover, she will need to look for content specialists for help in designing appropriate lessons in the subject matter field she is teaching.

As an ESP teacher, you must play many roles. You may be asked to organize courses, to set learning objectives, to establish a positive learning environment in the classroom, and to evaluate student s progress.

Organizing Courses

You have to set learning goals and then transform them into an instructional program with the timing of activities. One of your main tasks will be selecting, designing and organizing course materials, supporting the students in their efforts, and providing them with feedback on their progress.

Setting Goals and Objectives

You arrange the conditions for learning in the classroom and set long-term goals and short-term objectives for students achievement. Your knowledge of students' potential is central in designing a syllabus with realistic goals that takes into account the students' concern in the learning situation.

Creating a Learning Environment

Your skills for communication and mediation create the classroom atmosphere. Students acquire language when they have opportunities to use the language in interaction with other speakers. Being their teacher, you may be the only English speaking person available to students, and although your time with any of them is limited, you can structure effective communication skills in the classroom. In order to do so, in your interactions with students try to listen carefully to what they are saying and give your understanding or misunderstanding back at them through your replies. Good language learners are also great risk-takers , since they must make many errors in order to succeed: however, in ESP classes, they are handicapped because they are unable to use their native language competence to present themselves as well-informed adults. That s why the teacher should create an atmosphere in the language classroom which supports the students. Learners must be self-confident in order to communicate, and you have the responsibility to help build the learner's confidence.

Evaluating Students

The teacher is a resource that helps students identify their language learning problems and find solutions to them, find out the skills they need to focus on, and take responsibility for making choices which determine what and how to learn. You will serve as a source of information to the students about how they are progressing in their language learning.

The responsibility of the student

What is the role of the learner and what is the task he/she faces? The learners come to the ESP class with a specific interest for learning, subject matter knowledge, and well-built adult learning strategies. They are in charge of developing English language skills to reflect their native-language knowledge and skills.

Interest for Learning

People learn languages when they have opportunities to understand and work with language in a context that they comprehend and find interesting. In this view, ESP is a powerful means for such opportunities. Students will acquire English as they work with materials which they find interesting and relevant and which they can use in their professional work or further studies. The more learners pay attention to the meaning of the language they hear or read, the more they are successful; the more they have to focus on the linguistic input or isolated language structures, the less they are motivated to attend their classes.

The ESP student is particularly well disposed to focus on meaning in the subject-matter field. In ESP, English should be presented not as a subject to be learned in isolation from real use, nor as a mechanical skill or habit to be developed. On the contrary, English should be presented in authentic contexts to make the learners acquainted with the particular ways in which the language is used in functions that they will need to perform in their fields of specialty or jobs.

Subject-Content Knowledge

Learners in the ESP classes are generally aware of the purposes for which they will need to use English. Having already oriented their education toward a specific field, they see their English training as complementing this orientation. Knowledge of the subject area enables the students to identify a real context for the vocabulary and structures of the ESP classroom. In such way, the learners can take advantage of what they already know about the subject matter to learn English.

Learning Strategies

Adults must work harder than children in order to learn a new language, but the learning skills they bring to the task permit them to learn faster and more efficiently. The skills they have already developed in using their native languages will make learning English easier. Although you will be working with students whose English will probably be quite limited, the language learning abilities of the adult in the ESP classroom are potentially immense. Educated adults are continually learning new language behaviour in their native languages, since language learning continues naturally throughout our lives. They are constantly expanding vocabulary, becoming more fluent in their fields, and adjusting their linguistic behaviour to new situations or new roles. ESP students can exploit these innate competencies in learning English.

Copyright © 2005 Lorenzo Fiorito. This article is for educational purposes only. It may be freely redistributed in its entirety provided that this copyright notice is not removed.

About the author:

Lorenzo Fiorito is a Lecturer in English Language and Linguistics at the University of Naples and European projects manager for Aries Formazione.

Những phương pháp học tiếng Anh hiệu nghiệm nhất.

Source: http://lequanghien.vnweblogs.com/post/17974/222253

Chắc hẳn các bạn đều biết tầm quan trọng của việc học tiếng Anh? Vậy bạn đã tìm ra phương pháp học tập hiệu nghiệm nhất để đạt được kết quả tốt nhất chưa? Trong chuyện mục phương pháp học tập hôm nay, Blogthongtin xin chia sẻ một số phương pháp học tiếng Anh. Hi vọng bạn sẽ cảm thấy hiệu nghiệm khi áp dụng chúng trong việc học ngoại ngữ cho mình.

Trước hết, mời các bạn cùng Blogthongtin phân biệt sự khác nhau giữa "effective" (hữu hiệu) và "efficient" (hiệu nghiệm). Giả sử, nếu bạn phải đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ chọn loại phương tiện nào? Bạn có thể đi bộ, chạy, đi xe đạp, xe máy, ô tô, bạn cũng có thể đi tàu hỏa, hoặc máy bay. Tất cả các phương tiện đó đều effective, tức là cuối cùng bạn cũng có thể vào được thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng với phương tiện nào bạn sẽ mất ít thời gian và năng lượng nhất? Chắc hẳn các bạn đều chọn máy bay chứ? Chính cái đó được gọi là efficient. Tương tự, việc học ngoại ngữ cũng vậy, bạn cũng nên tìm ra cách thức học tập efficiently - một cách có khoa học, không mất nhiều thời gian và năng lực mà vẫn đạt effectiveness.

Việc học tiếng Anh có thể chia làm hai lĩnh vực: tiếp nhận ngôn ngữ (input) và sản sinh ngôn ngữ (output). Input bao gồm kĩ năng đọc và nghe trong khi đó output gồm nói và viết. Rõ ràng là để có được output chất lượng tốt thì trước hết chất lượng của input phải tốt. Và khi chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ càng nhiều thì chúng ta cũng có thể sản sinh ra ngôn ngữ càng lớn.

Tất cả những người học tiếng Anh trước hết nên có thái độ học tập nghiêm túc và coi đó như là một việc làm cấp bách. Nói như vậy nghĩa là bạn phải học để đạt hiệu quả nhưng quan trọng hơn là phương pháp học hữu nghiệm. Vút Bay.net xin gợi ý một vài phương pháp sau đây:

INPUT
Reading

Bạn nên học ít nhất 5 từ mới mỗi ngày. Để thuận tiện cho việc ghi nhớ, bạn có thể dùng những mẩu giấy nhỏ, một mặt để ghi từ vựng, mặt sau ghi nghĩa của từ. Giữ những mẩu giấy đó trong một cái hộp và ôn tập chúng thường xuyên bằng cách đọc từ và đưa ra định nghĩa.

Thử tượng xem, nếu bạn học 5 từ một ngày, trong 1 năm bạn học được 1.825 từ. Như vậy là trong một vài năm, bạn có thể có 5000 đến 6000 từ, vốn từ vựng đủ phong phú để hiểu hết nghĩa của từ trong văn phong viết của tiếng Anh.

Listening

Để luyện kĩ năng nghe, bạn nên nghe tiếng Anh qua đài. Không có cách nào học hữu nghiệm hơn bằng việc nghe tiếng Anh qua đài bởi sự phong phú của từ vựng. Tại sao lại không học nghe qua việc xem ti vi? Lí do nằm ở chỗ ti vi luôn có hình ảnh, vì vậy sẽ làm cho người học khó tập trung, bị hình ảnh phân tán khi nghe.

Bạn cũng nên nhớ rằng, khi chúng ta càng nghe lặp đi lặp lại một từ nào đó thì càng có nhiều khả năng bạn sẽ sử dụng từ đó hơn. Vì vậy, bí quyết cho kĩ năng nghe là nghe nhiều lần và thường xuyên. Bạn có thể nghe ngay cả khi lái xe, đi dạo, nấu cơm, ăn uống, thay quần áo. Ngôn ngữ sẽ tự ghi nhớ vào bộ não của bạn lúc nào bạn cũng không hay đó! Nếu có thể, hãy coi việc nghe radio là việc làm cuối cùng bạn làm trước khi đi ngủ và điều đầu tiên trước khi đi bắt đầu ngày mới bạn nhé!

OUTPUT

Writing

Hãy sắm lấy một quyển sổ và viết ít nhất 500 từ một ngày. Bạn có biết rằng, nếu bạn viết hàng ngày, bạn sẽ củng cố được mọi thứ bạn đã học. Thêm vào đó, việc viết ra bắt buộc bạn phải suy nghĩ sao cho chính xác, đúng cấu trúc ngữ pháp. Quá trình tập trung cao độ này sẽ giúp bạn sắp xếp thông tin theo trật tự đã có trong tiềm thức. Bạn hãy viết về bất cứ cái gì bạn muốn viết, và bạn cũng đừng quên sử dụng những từ mới và cấu trúc ngữ pháp đa dạng nhé!

Speaking

Một lời khuyên bổ ích cho việc đọc là hãy đọc to (Read aloud!). Đọc to giúp bạn luyện nói tiếng Anh một cách hoàn hảo. Hãy nên nhớ là "văn ôn võ luyện." Bạn có thể lấy mẫu một đoạn hội thoại nào đó rồi đọc to lên. Bằng việc đọc to, chúng ta không chỉ nói đúng ngữ pháp mà còn áp dụng được rất nhiều từ mới. Hãy nhớ rằng nếu bạn cứ nói sai thì lỗi sẽ lặp đi lặp lại. Điều này không chỉ đúng với người học ngoại ngữ mà ngay cả người bản địa cũng vậy. Nếu lỗi sai lặp lại liên tục nó sẽ thành lối mòn và rất khó để bạn sửa chữa chúng.

Bạn hãy thử kiểm nghiệm phương pháp học tập 4 kĩ năng tiếng Anh trên trong vòng 1 tháng xem nhé! Blogthongtin tin chắc rằng bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự tiến bộ của mình đó. Chúc các bạn học tốt.

Friday, September 10, 2010

Learning English by Google - Học tiếng Anh với Google

Note: Bài này đc copy từ link sau: http://googleblogvn.blogspot.com/2007/11/hc-ting-anh-vi-google.html. Xin cảm ơn tác giả.

Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Tự biên tập khi học viết: Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!

Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000
“in a first part” – 114.000
“in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

“I discuss” – 1.240.000
“I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:

“In the first part I discuss” – 3.530
“In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?

“the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự

Lý giải kết qủa tìm được:

Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “ I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

“I said I be happy” – 2
“I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.

Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:

“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong qúa trình học tiếng Anh của mình.

Friday, August 27, 2010

Làm sao để thành công trong khoa học (thật) ?

Bài này copy từ nguyenvantuan.net. Có bỏ bớt 1 phần mang về đây cho bạn nào có hứng thú đoc. Cheers

Có lẽ câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra là: thế nào là thành công trong khoa học? Giới khoa học đã phát triển những thước đo để định lượng sự thành công của một nhà khoa học. Những thước đo này bao gồm các chỉ số cụ thể như số công trình khoa học, chất lượng công trình khoa học, đạt chức danh giáo sư, thu hút tài trợ cho nghiên cứu, và được trao giải thưởng trong chuyên ngành (3). Một đo lường thành công khác là dựa vào lí thuyết vị lợi (Utilitarian theory), tức là dựa vào khái niệm cái gì tốt phải tốt hay đem lại phúc lợi cho cộng đồng (4). Để đáp ứng định nghĩa “thành công” trên, tôi sẽ lấy kinh nghiệm cá nhân cọ sát với môi trường và văn hóa khoa học ở nước ngoài để cung cấp cho các bạn một số lời khuyên cụ thể như sau:

Thứ nhất là nên chọn cho mình một chương trình học, một hướng đi. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là mình phải biết mình muốn làm gì và hoàn thành cái gì trong cuộc đời, để từ đó chọn cho mình một hướng đi, một môn học cho thích hợp. Có hướng đi, rồi mới đặt ra “outcome” (chỉ tiêu về thành quả) là gì, và cứ thế mà phấn đấu. Nhiều bạn trẻ khi học xong không biết mình muốn làm gì, và mất định hướng, và đó là một điều đáng tiếc. Theo tôi, định hướng chung là đem lại phúc lợi cho cộng đồng, cho dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Và, trong điều kiện hiện nay, tôi nghĩ làm gì để đưa đất nước mình lên một tầm cao hơn trên trường quốc tế là một định hướng chung mà các bạn trẻ nên nghĩ đến. Từ định hướng chung rồi sẽ vạch ra những định hướng cụ thể cho từng cá nhân.

Một trong những vấn đề thường hay thấy ở giới trẻ là họ mất định hướng. Nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp cho biết họ cảm thấy bỡ ngỡ, không biết ngành nghề mình chọn có “đúng” hay không. Từ hoang mang dẫn đến nghi ngờ về văn bằng. Có người thậm chí nghĩ rằng mình đã lãng phí thời gian theo học đại học! Tuy nhiên, theo tôi, học hành không bao giờ là một sự lãng phí. Sau khi đã xong chương trình bậc cử nhân, bất cứ ngành nào, người tốt nghiệp đã có một kiến thức về thế giới quan, được rèn luyện để có một cái nhìn tổng thể hơn và được trang bị một tư duy logic và phân tích, tức là những kiến thức và kĩ năng cơ bản rất quan trọng cho bất cứ công việc nào. Chẳng hạn như sinh viên ngành xã hội học, thậm chí nhân văn, vẫn có thể áp dụng những kiến thức và kĩ năng xã hội nhân văn vào những công việc liên quan đến khoa học thực nghiệm. Có một nghiên cứu ở Mĩ cho thấy những bác sĩ y khoa giỏi thường là những người có bằng cấp cử nhân về nhân văn (arts) trước khi theo học y khoa. Do đó, tôi thấy học bất cứ ngành nào, nếu học cẩn thận và chuyên sâu, vẫn rất có ích cho công việc hàng ngày dù công việc đó không đúng với ngành nghề mình tốt nghiệp.

Thứ hai là phải kiên trì theo đuổi định hướng của mình. Trong khi học hành hay làm nghiên cứu, điều đại kị là bỏ cuộc, vì do nãn chí hay do lí do nào khác. Trong quá trình làm khoa học, có thể vài kết quả không xảy ra như ý muốn của mình, hay trong quá trình học hành nhiều khi thành quả không như mình mong đợi, và nên xem đó là chuyện bình thường. Quan trọng nhất là không nên đầu hàng với khó khăn, mà phải suy nghĩ tìm cách khắc phục khó khăn. Nguyễn Bá Học từng nói “Đường đi khó, không khó gì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Người phương Tây cũng có câu tương tự: “If there is a will, then there is a way” (nếu có ý chí thì phải có hướng đi). Do đó, không nên vì một vài thất bại mà thối chí, mà phải kiên trì theo đuổi mục tiêu cho bằng được. Có thể không thể hoàn thành bây giờ, nhưng vẫn phải đặt mục tiêu dài hạn cho tương lai.

Thứ ba là chọn trường hay trung tâm tốt. Những trường hay trung tâm tốt, có tiếng trên thế giới là những nơi lí tưởng để học hỏi và làm việc. Người Việt chúng ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, và tôi thấy đây là một câu nói rất thích hợp cho các bạn đang trong quá trình phấn đấu để chọn cho mình một nơi để trao dồi kiến thức và đóng góp cho khoa học. Trong bất cứ ngành nào cũng có nhiều trường đào tạo tiến sĩ hay thạc sĩ, nhưng chất lượng không đồng đều nhau. Trường tốt và có đẳng cấp quốc tế thường đòi hỏi nghiên cứu sinh cao hơn trường bình thường. Trong bóng đá người ta phân biệt giữa đẳng cấp và phong độ; một phân biệt tương tự cũng áp dụng trong khoa học.

Các trường và trung tâm có tiếng là nơi mà sinh viên có cơ hội gặp và trao đổi ý tưởng với những người rất thông minh, hoặc những người ở một “đẳng cấp quốc tế” mà mình có thể học rất nhiều từ họ. Còn những trường xoàng xỉnh thì cơ hội tiếp cận tri thức khoa học tiền phong rất thấp. Đối với nghiên cứu sinh Việt Nam thì có lẽ đây là điều hơi khó, bởi vì nhiều khi người ta cho học bổng mà mình không có lựa chọn, nhưng vẫn phải suy nghĩ đến “hậu sự”, khi tốt nghiệp mình sẽ tiếp cận hay làm việc ở một nơi có tiếng tốt.

Thứ tư là nên chọn thầy cô tốt. Những thầy cô “tốt” ở đây không chỉ là những người có tiếng trên trường quốc tế, mà còn là những người có cách đào tạo nghiên cứu sinh tốt. Thầy cô có tiếng chỉ làm những nghiên cứu tiền phong và có giá trị cao, và họ ở một đẳng cấp rất khác với đám đông. Làm việc hay theo học với thầy cô nổi tiếng, nghiên cứu sinh có lợi thế là cũng được “thơm lây”, được hưởng lợi từ danh tiếng của thầy cô mình.

Thầy cô danh tiếng là một điều tốt, nhưng tử tế là một điều tốt khác. Trong khoa học, có nhiều dạng thầy cô, trong đó có thể kể đến 3 dạng chính: linh hoạt, độc tài, và vua chúa. Thầy cô linh hoạt là người chỉ định hướng cho nghiên cứu sinh, ít can thiệp, và hay tạo điều kiện để nghiên cứu sinh tự do theo đuổi ý tưởng của mình. Thầy cô độc tài là người đòi kiểm soát tất cả những gì nghiên cứu sinh làm và phải làm theo ý của họ, dứt khoát không cho nghiên cứu sinh tự do theo đuổi ý tưởng của mình. Dạng thứ ba là những thầy cô có tính vua chúa, xem nghiên cứu sinh như là nô lệ, là máy sản xuất bài báo để cho họ tiến thân hay hưởng lợi từ công trình của nghiên cứu sinh. Những thầy cô cấp giáo sư thật thụ thường là người linh hoạt, còn dạng độc tài và vua chúa thường là giáo sư cấp thấp hay những người đang phấn đấu để thành giáo sư thực thụ. Trong thời đại internet, không khó mấy để nhận ra những người thầy cô có tiếng, nhưng khó mà biết thầy cô đó thược dạng linh hoạt, độc tài, hay vua chúa. Thật ra, có thể nhìn qua các bài báo trước của các giáo sư và xem vị trí tác giả của họ cũng có thể đoán được họ thuộc thầy cô dạng gì.

Thứ năm là phải tương tác và hợp tác với đồng nghiệp. Tôi nghiệm ra một điều là để nâng cao năng suất khoa học, nhà khoa học phải tương tác và hợp tác với đồng nghiệp khác chuyên ngành. Nhiều ý tưởng hay thường xuất phát từ những mối tương tác như thế. Không bao giờ chỉ chăm chăm nhìn vào vấn đề theo cái nhìn của ngành mình, mà phải hỏi các đồng nghiệp ngành khác xem họ nghĩ gì về ngành mình và cách làm của mình. Chẳng hạn như các chuyên gia ngành vật lí có khi có những ý tưởng hay cho ngành y khoa, và trong thực tế sự phối hợp của hai ngành này đã dẫn đến nhiều khám phá quan trọng.

Thứ sáu là lúc nào cũng nhìn về cái “big picture” – bức tranh lớn. Làm khoa học, như chúng ta biết là tập trung vào những vấn đề nhỏ, rất chi li, rất chi tiết (gọi là reductionism), nhưng nếu chỉ vùi đầu vào những chuyện như thế thì khó mà đi xa được. Vì thế, dù tập trung tâm trí và sức lực vào “chuyện nhỏ”, nhưng lúc nào cũng phải có cái nhìn tổng thể của chuyên ngành để biết mình đang ở đâu và đặt công trình của mình trong bối cảnh của bức tranh toàn cục. Có cái nhìn toàn cục cũng là một cách định hướng tốt cho giai đoạn nghiên cứu hậu tiến sĩ.

Thứ bảy là nắm lấy phương pháp. Khoa học nói cho cùng là vấn đề phương pháp. Người nào nắm lấy được phương pháp, người đó sẽ ở vị trí “thượng tôn”. Nắm lấy phương pháp và kĩ thuật dễ giúp cho mình trở thành một người độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Tôi thấy nhiều nhà khoa học cấp giáo sư phương Tây họ nói rất giỏi, nhưng khi đụng đến phương pháp thì họ rất yếu. Làm chủ được phương pháp và kĩ thuật, nhà khoa học có trong tay một “vũ khí” hay một phương tiện quan trọng để có thể thích ứng trong nhiều tình huống. Điều này đòi hỏi nghiên cứu sinh cần phải học từ căn bản, chứ không phải chỉ ứng dụng những gì người khác đã làm sẵn. Nắm lấy được phương pháp còn có hiệu quả là sau này nghiên cứu sinh có thể trở thành độc lập và huấn luyện lại cho thế hệ sau.

Thứ tám là tập thói quen hoài nghi và đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Nhiều phát hiện qui luật bình thường trong khoa học bắt đầu từ những quan sát bất bình thường. Do đó, phải tập cho mình một tính hoài nghi, không phải là kiểu hoài nghi bác bỏ ý kiến người khác (tức không phải như cynicism), mà là đặt câu hỏi tại sao: tại sao có sự bất bình thường. Từ đó, tìm hiểu, suy nghĩ, và tìm cách giải thích sự bất bình thường.

Ngoài một số sinh viên xuất sắc của ta, tôi thấy đứng trên bình diện quần thể mà nói, sinh viên Việt Nam nói chung thiếu kĩ năng đặt vấn đề và đó là một khiếm khuyết khi theo học hậu đại học. Ở những năm đầu đại học sinh viên Việt Nam học tương đối giỏi, nhưng khi lên đến cấp nghiên cứu sinh (tức lúc đòi hỏi một sự độc lập trong học hành và sáng tạo) thì sinh viên Việt Nam yếu kém rõ rệt. Điều này đúng vì mỗi khi tôi đọc lại sách xưa thấy người xưa cũng nhận xét như thế rồi. Chẳng hạn như cách đây hơn 60 năm, cụ Đào Duy Anh, khi nhận xét về tính cách của người Việt, viết: "Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lí. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. ... Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và thích chơi cờ bạc". Vì số nghiên cứu sinh ít, và cũng không bao nhiêu người theo đuổi con đường khoa bảng, nên chúng ta không có nhiều nhà khoa học, và càng ít những nhà khoa học.

Có lẽ chúng ta không có thói quen hoài nghi. Có thể nói từ xưa, nước ta không có một truyền thống khảo cứu khoa học. Hệ thống giáo dục của nước ta ngày xưa được bắt chước theo mô hình giáo dục của Trung Quốc. Hệ thống này đòi hỏi người học sinh phải tuân theo sách vở một cách máy móc, và không khuyến khích sự tự do tìm tòi, thử nghiệm, hay chất vấn. Khi người Pháp vào Việt Nam, mục tiêu của hệ thống giáo dục Pháp là đào tạo những thầy thông, thầy phán, hay quan chức để thực thi đường lối chính sách của người cai trị. Ngay cả ngày nay báo chí nêu hiện tượng người ta theo học thạc sĩ hay tiến sĩ chỉ vì để thăng quan tiến chức, chứ không phải để làm khoa học. Hậu quả là định hướng học tập đó làm cho người học sinh tiêm nhiễm cái tâm lí hám danh và sính bằng cấp, học ra để làm quan, làm ông nghè hay nhằm giật được một mảnh bằng để làm rạng danh gia đình hay khoe cùng người hàng xóm, chứ không nhằm đóng góp kiến thức hay mang lại phúc lợi cho xã hội và nhân loại. Hệ quả là sinh viên không được khuyến khích đi tìm hiểu những sự việc, hiện tượng chung quanh chúng tôi xảy ra như thế nào và tại sao? Kết quả cuối cùng là nhiều thế hệ sinh viên không có cơ hội nghiên cứu khoa học, và kiến thức về người Việt Nam và đất nước Việt Nam lại nằm trong tay của người nước ngoài.

Thứ chín là rèn luyện kĩ năng thông tin và truyền đạt. Đây là một điểm yếu của nghiên cứu sinh người Việt mình. Tôi thấy có nhiều sinh viên làm giỏi, nhưng đến khi trình bày những nghiên cứu thì họ trở nên lúng túng, có khi ngờ nghệch! (Trong khi đó, có không ít nghiên cứu sinh Mĩ hay Úc họ nói cực kì hay, nhưng làm thì rất dở!) Do đó, để thành công trong khoa học, không thể nào xem nhẹ các kĩ năng về thông tin và truyền đạt. Tôi vẫn nghĩ các đại học Việt Nam nên có những lớp học dạy cho sinh viên những kĩ năng về thông tin để họ không bị thiệt thòi khi ra “đấu trường” quốc tế. Tôi có nhiều kinh nghiệm và bài học “đau thương” về vấn đề này khi mới vào học, nên tôi rất tâm huyết và quyết tâm chia sẻ nhiều bài học với các bạn trẻ hơn để họ không phải như tôi mấy chục năm về trước.

Thứ mười là lúc nào cũng giữ mình đứng vị trí trên hay tiếng Anh gọi là “stay above”. Trong hoạt động khoa học, nhất là đối với giới trẻ, đôi khi có những va chạm và tranh chấp với đồng nghiệp khác, hay bị đồng nghiệp chỉ trích. Ngày xưa, lúc còn trẻ, tôi rất hăng tranh luận trên các tập san khoa học (và cũng bị người khác chỉ trích). Lúc đó, sếp tôi dạy cho là phải “stay above” (chắc cũng giống như cách hành xử của người “quân tử” ngày xưa), tức là phải đứng trên những tranh chấp đó, và tập trung vào việc mình làm, chứ không nên dính dáng vào những tranh luận có thể làm giảm sự tập trung và làm lạc định hướng của mình.

Riêng đối với các bạn nữ, tôi có lời khuyên như thế này: trong khoa học, không có thái độ “thục nữ”, mà phải tỏ ra mình ngang hàng với nam giới. Truyền thống Việt Nam và Á châu thường khuyên nữ giới nên có thái độ thục nữ, như ăn nói nhỏ nhẹ, nhường nhịn, khiêm cung, v.v… Nói chung là những lời khuyên khá ... thụ động. Thật ra, những lời khuyên đó cũng chẳng có gì quá đáng hay sai, nhưng tôi thấy không thích hợp trong hoạt động khoa học. Có lẽ từ những lời khuyên “thục nữ” đó dẫn đến hệ quả là nhiều nghiên cứu sinh nữ khi ra nước ngoài học có thái độ nhún nhường so với đồng môn nam giới, ít tranh luận, hay tranh luận thì nói … nhảm. Đó là một sự thiệt thòi. Nhưng trong khoa học không có những vị trí của thục nữ, mà là bình đẳng và đối đầu với dữ liệu thực tế. Trong khoa học, nữ (hay nam) nên tỏ ra quả quyết (assertive) và kiên trì trong thảo luận, chứ không nên nhún nhường bất cứ ai. Xin nói lại là kiên định và quả quyết -- chứ không phải gây hấn hay hung dữ (aggressive)!

Trong thời đại ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc học hành và làm việc. Có thể nói không ngoa rằng tiếng Anh là ngôn ngữ của khoa học và học thuật ngày nay. Các hội nghị quốc tế đều dùng tiếng Anh. Hầu hết các tạp chí khoa học quốc tế cũng dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Vì thế, để thành công trong khoa học, các bạn trẻ phải quyết tâm (xin nhấn mạnh: tôi nói “quyết tâm”) học tiếng Anh cho thật tốt, không để mình bị thiệt thòi so với các đồng nghiệp phương Tây.

Trên đây là những lời khuyên cụ thể xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân. Chắc chắn những lời khuyên trên chưa đầy đủ, nhưng cũng cung cấp cho các bạn một số thông tin để định hướng trở thành một nhà khoa học thành công – thành công hiểu theo nghĩa đem lại phúc lợi cho cộng đồng và đất nước.

Đọc thêm:

1. Yewdell JW. How to succeed in science: a concise guide for young biomedical scientists. Part I: taking the plunge. Nature Reviews Molecular Cell Biology 9, 413-416.

2. Yewdell JW. How to succeed in science: a concise guide for young biomedical scientists. Part II: making discoveries. Nature Reviews Molecular Cell Biology 9, 491-494.

3. Resnik DB. The Ethics of Science: An Introduction (Routledge: London and New York, 1998)

4. Goodin RE. Utility and the Good’ trong P. Singer (ed.) in A Companion to Ethics (Blackwell, 1991)