"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Thursday, July 19, 2012

Everything about Dropbox

Có rất nhiều người đã sử dụng Dropbox, tuy nhiên nếu bạn chưa dùng thì bài viết này sẽ phân tích tại sao nó lại được yêu thích đến như vậy.


Bước 1: Phân tích lý do:

1. Trên máy tính của chúng ta có rất nhiều thư mục, Dropbox cũng là 1 thư mục với tính năng như mọi thư mục khác.
Có nghĩa là ta chỉ định nơi đặt, chỉ định tên thư mục là gì. Ở đây cho tiện thì ta để nó trong D:\My Dropbox
Thư mục này sẽ có dung lương 2 GB, đủ để bạn lưu các dữ liệu quan trọng.

2. Vậy điểm khác biệt là gì?


Tính năng vượt trội nhất của thư mục này đó là nó được kết nối với 1 máy chủ miễn phí.
Khi 1 file được đưa vào trong thư mục Dropbox, nó sẽ được mã hóa và tải về máy chủ của Dropbox.
Các thao tác khác cũng như với 1 thư mục. Bạn xóa file ư? Không mất đến 1/10s như ta vẫn xóa.
Tốc độ tải của máy chủ này rất nhanh và bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của nó. Có hàng triệu người sử dụng qua rất nhiều năm.

Hoàn toàn tự động:

Bạn không cần phải thực hiện bất cứ lệnh gì trong quá trình sử dụng thư mục Dropbox, bất cứ thay đổi nào của bạn với dữ liệu trong đó sẽ được cập nhật.
Do đó, bản backup mà bạn có luôn luôn là mới nhất.
3. Các tiện ích trong mơ:
Hẳn nhiên có nhiều người sử dụng các giải pháp lưu trữ trực tuyến.
Nhưng hẳn rằng không nói quá nếu ta có 1 thư mục bình thường mà lại yên tâm về dữ liệu trong đó đến như vậy.

Có 2 tình huống xảy ra:


i, Máy tính không truy cập được hoặc hỏng ổ cứng.

Tình huống này nhiều khi khiến ta lo lắng, giải pháp bây giờ rất đơn giản đó là bạn đăng nhập vào trang chủ của Dropbox, danh sách thư mục và file dữ liệu của bạn nằm ở đó nguyên vẹn.
Chắc sẽ có người cảm ơn vn-zoom khi gặp tình huống này đó.

ii, Đi công tác:

Nhiều lúc bạn không muốn vác thêm cái laptop ~3kg hay đơn giản chỉ là mình không ngồi máy tính cài Dropbox.
Lúc này bạn vẫn có thể lấy dữ liệu bình thường như trường hợp (i)
Nghe thì có vẻ không có gì hay, bình thường bạn cũng có thể tải dữ liệu vào các trang lưu trữ trực tuyến cơ mà. Đồ sộ hơn có người sẽ dùng phần mềm điều khiển máy tính từ xa, bật máy ở nhà, đi công tác 1 tuần và vẫn có thể dùng máy tính của mình! (Chống chỉ định mất điện ^^)
Nhưng hãy thử dùng và trải nghiệm, mình tin rằng có rất ít người đủ cẩn thận để update từng file hàng ngày lên mạng. Hơn nữa, không có lý gì mà ta phải bật máy tính từ xa khi ta chỉ cần 1 số tài liệu quan trọng.


Hướng dẫn cụ thể


Để sử dụng được Dropbox thì trước tiên các bạn cần phải có một tài khoản của họ! Các bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn của mình dưới đây để đăng kí miễn phí tài khoản trên Dropbox:
1.    Các bạn hãy click vào đây để mở trang đăng kí
2.    Điền đầy đủ thông tin của các bạn vào khung đăng kí theo hướng dẫn dưới đây:
First name
Điền tên của các bạn vào đây
Last name
Điền họ của các bạn vào đây
Email
Điền địa chỉ e-mail của các bạn vào đây
Password
Điền mật khẩu mà các bạn muốn vào đây
3.    Sau khi điền xong, các bạn hãy click vào nút Create account để gửi đăng kí.
OK! Như vậy là các bạn đã tạo thành công cho mình một tài khoản trên Dropbox, công việc tiếp theo của các bạn đó chính là cài đặt Dropbox vào máy tính của mình: Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/huong-dan-su-dung-dropbox-p1/
1.    Sau khi gửi đăng kí thành công, Dropbox sẽ chuyển các bạn đến trang tải về. Tại đây, các bạn hãy click vào nútFree Download để thực hiện quá trình tải Dropbox về (nếu các bạn sử dụng OS Linux hoặc Mac hoặc iPhone, các bạn hãy lựa chọn đường dẫn tải về tương ứng ở phía dưới nút Free Download!)
2.    Sau khi tải về xong, các bạn hãy mở tập tin mà mình vừa tải về để thực hiện quá trình cài đặt Dropbox vào PC
3.    Trong quá trình cài đặt, Dropbox sẽ yêu cầu các bạn khai báo thông tin về tài khoản Dropbox của mình. Các bạn hãy lựa chọn Yes, I already have a Dropbox account rồi sau đó click Next để tiếp tục
4.    Tại giao diện vừa mở, các bạn hãy điền các thông tin đăng nhập vào tài khoản Dropbox của các bạn vào khung Log in to Dropbox
Lưu ý: Tại ô Computer Name, các bạn hãy điền tên mà các bạn muốn đặt cho PC của mình – Tên này sẽ được sử dụng cho Dropbox chứ không hề liên quan/ảnh hưởng tới tên của PC mà các bạn đã đặt cho hệ điều hành trước đó!
5.    Click Next để tiếp tục
Trong hình minh họa dưới đây,  mình khai báo với Dropbox các thông tin như sau:
Tên đăng nhập (chính là địa chỉ e-mail mà  mình đã dùng để đăng kí trước đó): xxxxxxxx
Mật khẩu: 9 kí tự   mình đã dùng để đăng kí trước đó
Computer Name:  mình đặt tên PC của mình trên Dropbox là:  Minh’s PC
6.    Tiếp theo, Dropbox sẽ đưa ra cho các bạn 3 gói dịch vụ của họ để các bạn lựa chọn bao gồm: Gói Free – có dung lượng lưu trữ tối đa là 2 GB, Gói $9.99 per month – có dung lượng lưu trữ tối đa là 50 GB, Gói $19.99 per month – có dung lượng lưu trữ tối đa là 100 GB. Các bạn hãy lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ đó để đăng kí sử dụng. Tại bài viết hướng dẫn này,  mình sẽ lựa chọn gói Free! Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/dropbox-sao-luu-tru-du-lieu-truc-tuyen-mien-phi/
7.    Sau khi lựa chọn xong, các bạn hãy click Next để tiếp tục.
8.    Một cửa sổ giới thiệu về Dropbox được hiện lên, các bạn hãy click vào Next để chuyển sang các phần trong bài giới thiệu đó hoặc, nếu các bạn muốn bỏ qua cửa sổ hướng dẫn này, các bạn hãy click vào nút Skip tour and finish
9.    Tiếp theo, Dropbox sẽ hỏi các bạn xem có muốn đặt shortcut của Dropbox trên màn hình và tùy biến nơi lưu trữ thư mục My Dropbox hay không.
Thư mục My Dropbox là gì?
Thư mục My Dropbox là nơi mà bạn sẽ dùng để lưu trữ các tập tin hoặc thư mục mà bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ với các thiết bị khác (PC, iMac, iPhone…) của bạn. Tất tần tật mọi thứ trong tài khoảnDropbox của bạn sẽ có tại đây!
- Nếu các bạn muốn đặt shortcut của Dropbox trên màn hình, các bạn hãy tick vào ô Add a shortcut to Dropbox on my Desktop, nếu không muốn, các bạn hãy bỏ dấu tick ở ô Add a shortcut to Dropbox on my Desktop.
- Để tùy biến nới lưu trữ thư mục My Dropbox, các bạn hãy tick vào ô
 I want to choose where to put my Dropbox folder. Tiếp theo, các bạn hãy click vào Change… rồi sau đó lựa chọn nơi mà các bạn muốn lưu trữ thư mục My Dropbox của mình. Sau khi lựa chọn xong nơi lưu trữ, các bạn hãy click vào OK để xác nhận. Click Finish để hoàn tất quá trình cài đặt.
Trong hình minh họa dưới đây,  mình lựa chọn như sau:
-  mình tick vào ô
 Add a shortcut to Dropbox on my Desktop để đồng ý tạo shortcut của Dropboxtrên màn hình
-  mình tick vào ô
 I want to choose where to put my Dropbox folder để tùy biến nơi lưu trữ thư mục My Dropbox và cụ thể  mình đặt thư mục My Dropbox của mình vào ổ đĩa cục bộ D với đường dẫn:D:\ Minh’s Dropbox folder\My Dropbox
Như vậy là các bạn đã cài đặt thành công Dropbox vào máy tính của mình. Công việc tiếp theo của các bạn đó chính là cài đặt Dropbox vào các thiết bị (PC, iMac, iPhone…) mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu và tìm hiểu các thủ thuật khi sử dụng Dropbox của  mình:
Các thủ thuật khi sử dụng Dropbox của Minh
» Đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu trong máy tính với các thiết bị khác (PC, iMac, iPhone…) của bạn:
Công việc này khá là đơn giản, bước đầu tiên các bạn cần phải làm đó chính là cài đặt Dropbox cho cả hai (hoặc nhiều hơn) thiết bị mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu. Hãy thực hiện quá trình cài đặt Dropbox với hướng dẫn của  mình ở trên!
Sau khi đã cài đặt thành công
 Dropbox cho cả hai (hoặc nhiều hơn) thiết bị mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu, công việc của bạn tiếp theo đó chính là tạo một Shared Folder.
Shared Folder là gì? Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/huong-dan-su-dung-dropbox-p1/
Shared Folder là thư mục mà bạn sẽ dùng để đồng bộ hóa hay nói đúng hơn là dùng để chia sẻ các tập tin có trong đó với các thiết bị khác của bạn.
Sẽ có 2 cách để tạo một Shared Folder:
Lưu ý: Trong bài viết hướng dẫn tạo Shared Folder dưới đây,  mình sẽ thực hiện với mục đích là hướng dẫn cho những bạn lần đầu tiên mới sử dụng Dropbox!
Cách 1: Tạo trực tiếp trên máy tính của bạn: (hoặc các thiết bị được Dropbox hỗ trợ khác)
1.    Các bạn hãy mở thư mục My Dropbox trong máy tính (hoặc iMac, iPhone…) của mình
2.    Tạo một thư mục mới trong thư mục My Dropbox bằng cách R-Click (click chuột phải) -> chọn New -> chọnFolder -> Đặt tên cho thư mục mà các bạn muốn tạo
3.    Sau khi đã tạo thành công được một thư mục mới trong thư mục My Dropbox, các bạn hãy R-Click vào thư mục mà mình vừa mới tạo rồi sau đó lựa chọn Dropbox -> chọn Share This Folder…
Trong hình mình họa ở dưới, All 4You Blog thực hiện quá trình tạo một thư mục mới có tên là: Shared Folder. Để thực hiện quá trình tạo Shared Folder cho thư mục đó,  mình thực hiện như sau: R-Click vào thư mục Shared Folder -> chọn Dropbox -> chọn Share This Folder…
4.    Ngay lập tức, Dropbox sẽ chuyển các bạn đến trang chia sẻ thư mục trên dropbox.com. Tại đây, các bạn hãy điền địa chỉ e-mail của một (hoặc nhiều) tài khoản Dropbox khác mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu vào ô Enter recipient email addresses here. Nếu các bạn muốn kèm theo lời nhắn nào đó vào trong thư mời, các bạn hãy gõ lời nhắn đó vào ô Enter a message. Sau khi điền xong, các bạn hãy click vào nút Share folder để gửi thư mời.
Trong hình mình họa dưới đây,  mình muốn đồng bộ hóa/chia sẻ thư mục Shared Folder với 2 địa chỉ e-mail: Minh@yahoo.com  Minh@gmail.com. Đi kèm với thư mời này,  mình có một lời nhắn nho nhỏ đó là:
“Chào bạn,
Đây là thư mục Shared Folder mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Vui lòng bạn hãy đồng ý lời mời này để tôi và bạn có thể dễ dàng chia sẻ các dữ liệu với nhau!
Thân!  mình.”
Để gửi thư mời,  mình click vào nút
 Share folder.
Lưu ý: Đối với trường hợp gửi thư mời tới nhiều hơn 2 tài khoản thì các bạn cần phải sử dụng dấu phẩy có cách “” để phân biệt giữa các địa chỉ e-mail với nhau.
5.    Như vậy là các bạn đã gửi thư mời thành công tới tài khoản Dropbox mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu. Công việc tiếp theo của các bạn đó chính là chờ/vào tài khoản Dropbox được mời chấp nhận lời mời đó. Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/huong-dan-su-dung-dropbox-p1/
Nếu các bạn là chủ của tài khoản Dropbox được mời:
1.    Các bạn hãy đăng nhập vào địa chỉ e-mail được mời và check mail (không phải đăng nhập vào Dropbox đâu nha! ^^!)
2.    Sẽ có một e-mail với tiêu đề “[Tên đầy đủ của tài khoản Dropbox gửi lời mời] has invited you to a Dropbox shared folder” được gửi đến cho các bạn. Các bạn hãy click vào dòng chữ View “[Tên của thư mục được mời]“ có trong thư mời đó để xác nhận yêu cầu lời mời.
Trong hình minh họa dưới đây,  mình nhận được một thư mời được gửi từ một tài khoản Dropbox có tên đầy đủ là:  mình Minh. Thư mục mà  mình Minh muốn mời  mình đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu có tên là Shared Folder
3.    Đăng nhập vào tài khoản Dropbox được mời (nếu hệ thống không tự động đăng nhập)
4.    Tại giao diện xác nhận lời mời, các bạn hãy click vào nút Accept để đồng ý đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu với tài khoản Dropbox mời.
Trong hình mình họa dưới đây,  mình sẽ xác nhận lời mời đồng bộ hóa/chia sẻ thư mục Shared Foldervới  mình Minh bằng cách click vào nút Accept ngang hàng với lời mời
5.    OK! Như vậy là thư mục mà các bạn lựa chọn để tạo Shared Folder nay đã có thể được đưa vào sử dụng rồi đó!(Chi tiết xem ở phía dưới phần hướng dẫn tạo Shared Folder này!)
Cách 2: Tạo trực tiếp trên website của Dropbox Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/huong-dan-su-dung-dropbox-p1/:
Sẽ có 2 cách:
Cách 1:
1.    Đăng nhập vào tài khoản Dropbox của các bạn theo đường dẫn sau: https://www.dropbox.com/login#login
2.    Tại thẻ Files, các bạn hãy chọn Create folder -> Đặt tên cho thư mục mà bạn muốn tạo -> Click Create để tạo thư mục mới
Trong hình mình họa dưới đây,  mình sẽ tạo một thư mục mới có tên là Shared Folder. Để làm được như vậy,  mình sẽ thực hiện như sau: Chọn thẻ Files -> Chọn Create a folder -> đặt tên cho thư mục mới là: Shared Folder -> click vào Create để tạo thư mục Shared Folder
3.    Sau khi tạo thành công một thư mục mới, các bạn hãy tick vào ô vuông ở phía trước thư mục vừa tạo rồi sau đó chọn thẻ More actions -> chọn Share this folder để tạo Shared Folder cho thư mục mà bạn vừa tạo
Trong hình mình họa dưới đây,  mình chọn thẻ Files -> tick vào ô vuông ở phía trước thư mục Shared Folder -> chọn thẻ More actions -> click vào Share this folder để đặt lệnh tạo Share folder cho thư mụcShared Folder của  mình
hoặc click vào hình mũi tên xổ xuống  phía bên phải ngang hàng với thư mục mới rồi sau đó chọn Share this folder
Trong hình mình họa dưới đây,  mình chọn thẻ Files -> tick vào ô vuông ở phía trước thư mục Shared Folder -> click vào hình mũi tên xổ xuống ngang hàng với thư mục Shared Folder -> click vào Share this folder để đặt lệnh tạo Share folder cho thư mục Shared Folder của  mình
4.    Ngay lập tức, một cửa số popup được hiện lên. Tại đây, các bạn hãy điền địa chỉ e-mail của một (hoặc nhiều)tài khoản Dropbox khác mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu vào ô Enter recipient email addresses here. Nếu các bạn muốn kèm theo lời nhắn nào đó vào trong thư mời, các bạn hãy gõ lời nhắn đó vào ô Enter a message. Sau khi điền xong, các bạn hãy click vào nút Share folder để gửi thư mời.
5.    Như vậy là các bạn đã tạo thành công 1 Shared Folder. Công việc của bạn tiếp theo sẽ tương tự như Cách 1: Tạo trực tiếp trên máy tính của bạn của phần này.
Cách 2: Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/dropbox-sao-luu-tru-du-lieu-truc-tuyen-mien-phi/
1.    Đăng nhập vào tài khoản Dropbox của các bạn theo đường dẫn sau: https://www.dropbox.com/login#login
2.    Tại thẻ Files, các bạn hãy click vào Share a folder
3.    Một của số popup được hiện lên, tại đây, Dropbox sẽ yêu cầu các bạn khai báo thông tin về một thư mục có sẵn trong tài khoản Dropbox mà bạn muốn tạo Shared Folder hoặc tạo mới thư mục để tạo Shared Folder
- Để tạo mới, các bạn hãy tick vào ô I’d like to creat and share a new folder rồi sau đó điền tên thư mục mà mình muốn tạo vào khung New folder name
Sau khi điền xong, các bạn hãy click vào
 Next để tiếp tục
Trong hình minh họa dưới đây,  mình chọn tạo mới thư mục và đặt tên cho thư mục đó là Shared Folder. Để làm được việc này  mình sẽ tick vào ô I’d like to creat and share a new folder rồi sau đó điền Shared Folder vào ô New folder name. Sau khi điền xong,  mình click vào Next để tiếp tục
Vẫn là một cửa số popup được hiện ra. Tại đây, các bạn hãy điền địa chỉ e-mail của một (hoặc nhiều) tài khoảnDropbox khác mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu vào ô Enter recipient email addresses here. Nếu các bạn muốn kèm theo lời nhắn nào đó vào trong thư mời, các bạn hãy gõ lời nhắn đó vào ô Enter a message. Sau khi điền xong, các bạn hãy click vào nút Share folder để gửi thư mời.
Như vậy là các bạn đã tạo thành công 1 Shared Folder. Công việc của bạn tiếp theo sẽ tương tự như
 Cách 1: Tạo trực tiếp trên máy tính của bạn của phần này.
- Để tạo Shared Folder cho 1 thư mục có sẵn trong tài khoản Dropbox của các các bạn, các bạn hãy tick vào ôI’d like to share an existing folder rồi sau đó click Next để tiếp tục
Tại giao diện vừa mở, các bạn hãy chọn một thư mục có sẵn để tạo Shared Folder cho thư mục đó bằng cách: click đơn vào thư mục đấy rồi sau đó click vào
 Next để tiếp tục
Trong hình minh họa dưới đây,  mình muốn chọn thư mục Shared Folder đã có sẵn trong tài khoảnDropbox của mình làm một Shared Folder. Để làm được việc này,  mình sẽ thực hiện như sau: Click đơn vào thư mục Shared Folder -> Click vào Next để tiếp tục
Một cửa số popup được hiện ra. Tại đây, các bạn hãy điền địa chỉ e-mail của một (hoặc nhiều) tài khoản Dropboxkhác mà bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu vào ô Enter recipient email addresses here. Nếu các bạn muốn kèm theo lời nhắn nào đó vào trong thư mời, các bạn hãy gõ lời nhắn đó vào ô Enter a message. Sau khi điền xong, các bạn hãy click vào nút Share folder để gửi thư mời.
Như vậy là các bạn đã tạo thành công 1 Shared Folder. Công việc của bạn tiếp theo sẽ tương tự như
 Cách 1: Tạo trực tiếp trên máy tính của bạn của phần này.
OK! Như vậy là  mình đã giới thiệu xong cho các bạn 2 cách để tạo một Shared Folder trong tài khoản củaDropbox của các bạn. Sau khi Shared Folder được bên nhận lời mời xác nhận và đồng ý, ngay lập tức Shared Folder đó sẽ được đưa vào sử dụng.
Lưu ý: Quá trình tạo Shared Folder sẽ không bắt buộc là phải tạo trên một thiết bị nhất định nào đó. Sau khi một Shared Folder đã được đồng bộ hóa/chia sẻ dữ liệu, ngay lập tức các thiết bị được mời sử dụng Shared Folder này sẽ tự động tạo một thư mục Share Folder giống y nguyên thư mục Shared Folder gốc (kể cả các dữ liệu bên trong) vào trong thư mục My Dropbox của họ! Do đó các thư mục Shared Folder sẽ hoàn toàn giống nhau trong các thiết bị mời và được mời. Tuy nhiên, sẽ có một số ưu thế cho tài khoản Dropbox mời – tài khoản mà đã tạo ra Shared Folder! (Chi tiết xin vui lòng các bạn xem ở phía bên dưới!)
Với định nghĩa về Shared Folder được  mình nêu ở trên thì chắc hẳn các bạn đã biết tác dụng của nó là gì rồi đúng không!? Nguồn:  mình – http://Minh.com/2010/05/18/dropbox-sao-luu-tru-du-lieu-truc-tuyen-mien-phi/
Hãy đặt bất cứ thứ gì mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ vào trong thư mục Shared Folder và mọi thứ sẽ được đồng bộ hóa với nhau trong một khoảng thời gian nhất định nào đó (sẽ phụ thuộc kích thước của tập tin hoặc thư mục mà các bạn muốn đồng bộ hóa/chia sẻ và tốc độ của mạng internet mà các bạn đang sử dụng – Bản chất của quá trình đồng bộ hóa/chia sẻ này được hiểu một cách dễ nhất đó chính là quá trình upload ở máy A rồi sau đó download ở máy B!)
Một số thông tin liên quan tới Shared Folder:
- Bạn không thể tạo Shared Folder trong thư mục Public được
- Bạn không thể tạo Shared Folder con trong một thư mục Shared Folder mẹ được
- Những người được mời sử dụng Shared Folder sẽ có toàn quyền quyết định tới Shared Folder đó bao gồm: xóa, thêm, đổi tên… các tập tin hoặc thư mục có trong Shared Folder đó
- Những người được mời sử dụng Shared Folder sẽ có toàn quyền được mời người khác cùng sử dụng Shared Folder đó
- Chỉ có tài khoản tạo ra Shared Folder mới có quyền trục xuất các tài khoản
 Dropbox đã được mời
- Nếu có 2 tài khoản cùng một lúc thay đổi các thông tin của tập tin hoặc thư mục trong Shared Folder,
 Dropbox sẽ lưu lại cả 2 sự thay đổi đó với 2 tập tin hoặc thực mục riêng biệt.


source: Internet


Monday, July 16, 2012

Người Việt và ý thức công dân, ý thức xã hội

Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an
       Trải qua các đời dân ta  chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh mà không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than.
       Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị (1),  mà có lắm cuộc loạn ly,  nguyên nhân là ở đó.
      Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại.
     Không biết lợi dụng  những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ.
     Một là bảo thủ  mà không biết tiến thủ.
     Hai là dựa vào người mà không biết tự lập.
     Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc.
     Không trừ ba cái tệ đó  thì dù có vua hiền tướng  giỏi  cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi,  sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
(1)   xã tắc trong cảnh thái bình, có trên có dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy

                                                                                                                  Quốc dân độc bản
                                                                                  Tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn, 1907
Tri túc và hiếu cổ
      Dân ta đại để bảo thủ mà không biết tiến thủ. Sở dĩ bảo thủ một là do tri túc (1), hai là do hiếu cổ (2). Thường thường cho rằng quê mùa chất phác là hay, lặng lẽ rút lui là cao thượng, không biết rằng như vậy là chỉ muốn ăn chơi lười biếng. Đó là tri túc làm trở ngại cho chí tiến thủ. Không biết rằng thế đạo (3) ngày một suy, mà lại than thở phong tục xưa không được phục hồi. Lòng hiếu cổ ấy trở ngại cho chí tiến thủ.

 (1)  tự cho là đủ
(2) ưa thích những gì đã có từ xưa.
(3)đạo sống ở đời
 Quốc dân độc bản1907
 Cái gì cũng đổ tại trời
    Thuyết mệnh trời làm cho dân ta bị trở ngại. Nước yếu không quy trách nhiệm cho chính sự tồi tệ, quốc dân bất tài mà lại nói vận số không phải do người quyết định. Lụt lội hạn hán không trách cứ là không có kế hoạch tiêu nước kịp thời, không phòng ngừa đói kém, mà lại nói thiên tai không phải do người gây nên. Dịch bệnh lan tràn thì nói con người sống chết có số, đề phòng cũng vô ích. Cùng làm một nghề, kẻ thành người bại, cũng lại nói họ gặp may, ta gặp rủi. Than ôi! sao lại có cách nói tự hại mình đến thế?

 Quốc dân độc bản1907
Ma quỷ sống lẫn với người hèn yếu
     Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi.
     Pháp chế lề luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả.
     Người trên thì lâu lâu được thăng trật (1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan, thật là tiền bạc phá lề luật (...)
      Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ dè đầu, cũng không dám ho he một tiếng.

         (1) trật: cấp bậc phẩm hàm
 Phan Châu Trinh
 Thư gửi chính phủ Pháp, 1906
Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm 
   Khi cái  tư tưởng quốc gia đã nảy ra trong óc người Tàu, người Cao Ly (1), người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ ngàn năm, chưa có chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng, ngoài cái lo xác thịt ra  thì không có một tư tưởng  gì khác.
    Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay  tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuếch lợi trừ hại, tự cường tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ, chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ thế lực ngoài tràn vào mà thôi.

(1) tức Triều Tiên.

Phan Châu Trinh
                                                                                     Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925      

Khi bàn chuyện quốc gia chỉ ham hư danh
      Tục ngữ có câu Cọp chết để da, người chết để tiếng. Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quý.
     Nhưng tội tình thay! óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the bếp núc, vẫn không biết gì là nước non; trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn.
       Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hủ ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm; đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến (1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu; miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức (2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh.
    Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Quý hoá hay sao?

(1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, còn phường tân tiến trong xã hội Việt nam đầu thế kỷ XX là lớp người đi theo xu thế Âu hoá.
(2) ngực
 Phan Bội Châu
 Việt Nam quốc sử khảo, 1908
Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng
    Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả 
     Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, nam hát bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống.
     Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao?
      Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay,
      người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ;
      giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng;
      tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội;
       ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay;
       trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đêm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi.
       Cha ôi! trời ôi! ái quốc gì? ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc.

 Phan Bội Châu
 Cao đẳng quốc dân, 1928
Lo việc nước theo lối tự tư tự lợi  
    Nước mất là do rất nhiều điều tệ, tội nhiều không kể hết, nhưng trong đó có bốn cái tội lớn. Một là ngoại giao hẹp hòi; hai là nội trị hủ bại; ba là dân trí bế tắc; bốn là vua tôi trên dưới tự tư tự lợi.
    Vua tôi tự tư tự lợi nên không biết có dân có nước; dân cũng tự tư tự lợi nên cũng không nghĩ gì đến nước đến vua. Ngoại giao nội trị dân trí sở dĩ đồi bại như vậy cũng là do trên dưới đều tự tư tự lợi mà ra cả. Cuối cùng nước bị mất vua bị tù, thần dân đều trở nên giống người mất nước đê tiện. Cái nọc độc tự tư tự lợi nguy hại biết là dường nào.

 Phan Bội Châu
 Việt Nam quốc sử khảo, 1908
 Tư tưởng gia nô  
    Xem lịch sử nước ta từ xưa đến nay hơn ba nghìn năm, chỉ có gia nô mà không có quốc dân. Quyền vua có nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ (1) quyền quan lại hứng đỡ quyền vua mà từng từng áp chế.
      Từ cửu phẩm kể lên cho đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng, đến dân là vô phẩm, thân giá (2) lại còn gì.
        Thằng này là con ngựa thằng nọ là con trâu, buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi.
      Gặp Đinh thì làm nô với Đinh, gặp Trần thì làm nô với Trần, gặp Lê Lý thì làm nô với Lê Lý.
        Phận con hầu thằng ở, được đôi miếng cơm thừa canh thải, đã lấy làm hớn hở vênh vang;
         tối năm (3) đứng đầu ruộng mới được bát cơm ăn, suốt đêm ngồi bên bàn khung cửi mới được tấm áo mặc, mà mở miệng ra thì “cơm vua áo chúa “;
         đồng điền này, sông núi nọ mồ hôi lẫn nước mắt cày cấy mở mang, nhưng mà “chân đạp đất vua”, lại giữ chặt một hoạt kê vô lý (4).
          Cái tư tưởng gia nô! Cái trí thức gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại, bắt ta phải gông đầu khoá miệng, xiềng tay xiềng chân, chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp.

(1) thêm vào đó
(2) giá trị con người
(3) quanh năm
(4)  ý nói : Tự mình làm ra mà lại bảo là do ơn người khác, thật là câu chuyện buồn cười

 Phan Bội Châu
 Cao đẳng quốc dân,1928                                             
Kém óc  hợp quần
   Đem so sánh nước ta với các nước khác như nước Tàu nước Nhật, xưa chẳng hơn ta là mấy, mà sao nay ta kém người ta xa thế ?
      Người ta mười mình chưa được một: tư tưởng, văn chương, học thuật, công nghệ, thương nghiệp đều kém hết cả.
    Thế thì tại cớ làm sao ?
     Dám quả quyết  rằng chỉ tại người mình  ít biết kính trọng mấy chữ “ xã hội đồng bào”  không coi mấy chữ đó làm quan hệ đến sự sinh tồn tiến hoá, nên trong xã hội không có tình tương thân tương ái, không có  đoàn thể hợp quần.
    Có xã hội mà vẫn lẻ loi, ai biết phận nấy, khôn sống mống chết.
                                                                                                     Nguyễn Bân
                                          Tình hữu ái quan hệ cho xã hội như thế nào? Hữu thanh, 1921

Một vài thói tục đã thành di truyền
 Một là học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mới khôn, có khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan “, cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan là chủ chốt.
 Hai là làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành (1) không ai cho là điều quái lạ hổ thẹn.
  Ba là a dua người quyền quý: Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức... bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương.
  Bốn là trọng xác thịt (2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng, ở yên ra gần như không có tư tưởng gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét. Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ.
    Những điều như thế kể ra không xiết. Lại thêm cái văn minh xu xác (3) thế lực kim tiền, noi theo mà thối giục (4) lên nữa, thôi thì lửa nọ được dầu, sóng kia thuận gió, không những quét sạch bao nhiêu tính di truyền tốt của ông bà ngày trước, mà còn có thể cuốn cả hai mươi triệu đồng bào ta xoay vào cái rốn biển trầm luân, không sao ngóc đầu lên được.

(1làm quen mãi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên
(2) tức là trọng vật chất
(3) xu xác: chưa rõ. Có lẽ là gần nghĩa với xu phụ, tức chạy theo nịnh bợ
(4) thối giục: cũng như hối thúc

 Huỳnh Thúc Kháng
 Tiếng dân,1929
Sợ tự do, cam chịu làm nô lệ
      Đế vương xưa chỉ dạy thờ người trên và biết nghĩa vụ của mình còn quyền lợi không cần biết đến mà cũng không có nữa.
      Tục ngôi thứ đã in rất sâu vào óc người dân quê, đến nỗi những tư tưởng tự do phóng khoáng từ phương Tây truyền sang, đến luỹ tre xanh là dừng lại, biến mất như một ngọn gió mát tan vào một bầu không khí nồng nực nặng nề.
     Tục vị thứ hoá ra tục sùng bái nhân tước (1) một cách u ám đê hèn và thay vào óc kính thượng (2) là một óc nô lệ đáng khinh.
     Tự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường.
      Cũng vì thiếu tự do --- nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu – nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ. Cũng vì thiếu tự do nên người ta đối với những công cuộc cải cách mới lạ thường có cái não ngờ vực.
     Sức phản động dìm dập dân quê vào nơi ngu tối, tạo thành cho họ cái tính nô lệ, cái căn tính chịu đựng trước những sự tàn ngược ức hiếp.

(1)     những tước vị do con người đặt ra
(2)     Kính trọng người trên
 Hoàng Đạo
 B ùn l ầy n ư ớc đ ọng,1939
Chưa trưởng thành
trên phương diện công dân
   Nước ta theo đạo thánh hiền, dân khai hoá cũng đã lâu nhưng ví với các nước văn minh thì trí khôn còn thiếu, tư cách chưa toàn, chưa hiểu nghĩa vụ riêng là thế nào, chưa biết trách nhiệm chung ra sao. Nộp thuế là của tiêu chung mà còn có người dân ẩn lậu; đi lính là giữ cho mình mà còn có người trốn tránh; đê điều cấm phòng thân lừa ưa nặng không đánh không đi; lại có những kẻ nay trộm mai cướp không để cho dân yên nghiệp.
                                                                               Phạm Quang Sán
                  Nước ta đã dùng được phép luật văn minh chưaĐông dương tạp chí,1914

Các hội nghề nghiệp yếu ớt ọp ẹp
  Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn  công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay, mà lại có  thể sinh lợi để  làm được sự công ích nữa.
     Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá  cúng về dân, để lấy cái tên  ghi ở trong các đồ sự thần, cho ai nấy trông thấy đồ thờ thì lại nhớ đến tên mình, thế cho là vinh hạnh rồi. Giả sử hội nào cũng gây lấy một cái vốn to rồi cùng nhau mà mở một nghề buôn bán  hoặc công xưởng gì cho có ích lợi thì chẳng hay lắm ru ?   

                                                                                                      Phan Kế Bính
                                                                                              Việt Nam phong tục,1915
Sinh hoạt hội đoàn dễ bị làm hỏng
     Toàn cả nhân dân trong nước thiếu hẳn cái công đức (1)... Chỉ biết tư đức (2) mà không biết công đức, nên trừ một số ít người tốt có công tâm, phần đông toàn vì tư tình mưu tư lợi, thích tư đấu, cứu tư hiềm (3), từ làng đến nước đâu đâu cũng biểu hiện lối ganh tham ghét chạ gây ra giành xé chia rẽ như hương thôn kiện tụng, quan trường khuynh loát nhau... mà thiếu hẳn về đoàn thể sinh hoạt công cộng.
   Từ Âu hoá truyền sang, thấy xứ văn minh có những đoàn thể lập hội, công tác thành hiệu (4) rõ ràng, cũng cố bắt chước theo lập hội này hội khác. Song cái bản ngã đã thiếu môn học công dân, nên bất kỳ hội gì, chương trình quy tắc lúc lập định ra không nghĩ đến sự thực hành, thường xảy ra những chuyện do điều nhỏ và ý riêng mà làm hư cả đoàn thể.

(1)   công đức đây không phải công ơn đối với xã hội, mà là đạo đức một công dân trong quan hệ với cả xã hội
(2)   đạo đức trong quan hệ cá nhân (ngược với công đức)
(3)   thích tư đấu: dò xét những chuyện ganh ghét riêng tư; cứu tư hiềm: nghiền ngẫm tính toán quanh những mối hiềm khích giữa người nọ người kia
(4)   thành tựu, hiệu quả
.
 Huỳnh Thúc Kháng
 Tiếng dân,1940
Theo sự chi phối của quan niệm hư vô
    Có chí mà không làm nổi, đó là vì tài lực không đủ thật không đáng trách. Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau: Sống ở đời, không có mục đích gì cao hết.
     Họ không có một cuộc đời lý tưởng. Họ không coi một thứ gì là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
      Ngoài ra lại còn một hạng cho ai cũng là người vô vị, việc gì cũng là việc không đáng làm, ngất ngưởng qua ngày, hững hờ đoạn tháng, để đồng tiền huyết hãn (1) của cha mẹ vợ con vào vòng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khoẻ vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ cốt sống để tìm những thoả mãn về vật dục 

(1)     huyết: máu, hãn: mồ hôi; ngày nay hay nói: mồ hôi nước mắt

 Hoa Bằng
 Hư sinh, Tri tân, 1943

theo vuongtrinhan.blogspot