"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Sunday, April 22, 2012

Creating a QR Code

My QR Code:

Nghiệp quả qua lời dạy của Đức Phật

Đức Phật dạy: "Dầu chúng ta có ăn năn hối hận về những Nghiệp xấu đã làm trong quá khứ thì Nghiệp xấu cũ đó cũng không thể nào sữa chữa lại". Những việc chúng ta đã làm rồi thì chúng ta không thể trở lại quá khứ để làm lại. Cái gì đã làm thì đã làm rồi, bởi thế ăn năn hối hận càng làm cho tình thế tệ hại hơn, và càng tích lũy nhiều hành vi bất thiện hơn...

Chàng thanh niên Bà la Môn Subha hỏi Đức Phật:

1. Tại sao có người chết yểu, có người sống lâu?
2. Tại sao có những người thường hay bị bịnh, có những người đầy đủ sức khỏe?
3. Tại sao có những người mặt mày xấu xí, có những người đẹp đẽ?
4. Tại sao có những người cô thế, có người đầy quyền uy.
5. Tại sao có người nghèo nàn đói khổ, có người giàu sang sung túc?
6. Tại sao có người sinh ra trong gia đình thấp kém, hạ liệt, trong giai cấp bần cùng, có người sinh ra trong gia đình quyền quí, trong giai cấp cao sang?
7. Tại sao có người ngu dốt (những người thiếu trí tuệ), có người thông minh?

Đức Phật đã giải thích cho Subha từng câu hỏi một:

1. Tại sao có người chết yểu, có người sống lâu?"Một số người giết hại chúng sinh khác, không phải chỉ giết hại chúng sinh một lần mà nhiều lần họ giết hại chúng sinh. Do hậu quả của sự giết hại này, họ tái sinh vào bốn đường ác. Họ bị tái sinh vào cảnh Súc Sinh, Ngạ Quỷ, A Tu La, Điạ Ngục. Sau khi ở các cảnh khổ này, nếu được tái sinh làm người trong kiếp hiện tại thì họ bị chết yểu (đoản thọ). Bởi vì họ đã giết hại chúng sinh, nghĩa là họ đã có ý muốn làm cho đời sống của chúng sinh bị ngắn lại, muốn chấm dứt mạng sống của chúng sinh sớm hơn, làm cho tuổi thọ của chúng sinh ngắn lại. Thay vì chúng sinh được sống lâu hơn, họ làm cho chúng sinh chết sớm. Do có ý muốn làm cho tuổi thọ của chúng sinh ngắn đi nên họ nhận hậu quả là đời sống của họ cũng bị ngắn đi hay bị chết yểu.

Có những người không bao giờ giết hại chúng sinh. Họ giữ giới sát sinh. Họ ngăn ngừa sự giết hại chúng sinh. Những người này sau khi chết sẽ được tái sinh vào cõi trời. Khi họ tái sinh làm người họ sẽ trường thọ. Những người chết sớm là những người đã giết hại chúng sinh trong những kiếp sống trước đây. Và những người trường thọ là những người giữ giới không sát sinh trong những kiếp trước đây. Khi họ ngăn ngừa hành động giết hại chúng sinh thì tâm họ có lòng mong muốn chúng sinh được sống lâu. Lòng mong muốn chúng sinh được sống lâu là nguyên nhân khiến họ được trường thọ khi họ tái sinh làm người.

2. Tại sao có người thường hay bị bệnh hoạn, có người đầy đủ sức khỏe?Có những người hay bị bệnh hoạn, hết bệnh này lại đến bệnh kia, hoặc sức khỏe họ luôn luôn yếu kém. Những người này, theo lời dạy của Đức Phật, là những người đã làm những chúng sinh khác bị thương. Họ không giết hại người hay chúng sinh khác, nhưng họ hành hạ đánh đập làm cho người khác, chúng sinh khác đau đớn, khổ sở, làm cho cơ thể chúng sinh khác bị tổn thương. Do hành động độc ác, hành hạ, đánh đập, làm hại cơ thể chúng sinh, làm cho chúng sinh bị thương nên họ bị tái sinh vào bốn ác đạo. Khi họ tái sinh làm người, họ luôn luôn bị đau ốm, bị tật nguyền, sức khỏe yếu kém.Có những người thân thể cường tráng, sức khỏe đầy đủ. Có người chẳng bao giờ đau ốm, chẳng bao giờ đến gặp bác sĩ, chẳng bao giờ vào nhà thương, chẳng bao giờ uống một viên thuốc nào. Họ có một cơ thể khỏe mạnh. Tại sao vậy? Trong kiếp sống này, họ có cơ thể khỏe mạnh, bởi vì trong những kiếp sống quá khứ họ không bao giờ hành hạ kẻ khác, không làm kẻ khác bị thương tật, không làm tổn thương thân thể kẻ khác. Họ đã có lòng bi mẫn đối với chúng sinh khác. Do những hành động thiện họ đã làm nên khi tái sinh làm người họ có đầy đủ sức khỏe.

3. Tại sao có người mặt mày xấu xí khó coi, có người mặt mày đẹp đẽ dễ nhìn. Một số người thường hay giận dữ. Người ta chỉ chỉ trích một tí thôi là đã nỗi sân lên. Với bản chất sân hận, giận dữ như thế nên họ phải tái sinh vào bốn đường ác. Khi họ được tái sinh làm người, do Nghiệp giận dữ mà họ đã tạo, mặt mày họ trở nên xấu xí.Như vậy, nóng giận, sân si là nguyên nhân làm cho người xấu xí. Chúng ta có thể dễ dàng để hiểu điều này. Ngay cả khi chúng ta đang sống trong đời sống hiện tại này, khi giận dữ thì mặt mày chúng ta thật là xấu xí; khi giận dữ mặt mày hung dữ, dễ sợ. Nếu chúng ta muốn biết khi giận dữ mặt mày chúng ta xấu xí như thế nào thì mỗi lần giận dữ hãy nhìn vào gương soi, lúc đó, chúng ta sẽ thấy chúng ta xấu xí?Những người đẹp đẽ có bản chất không giận dữ. Họ là những người luôn luôn đối xử tốt với người khác, và họ không dễ dàng giận dữ. Bởi vậy, nếu bạn muốn đẹp đẽ ngay cả trong kiếp sống này thì đừng giận. Một trong những nguyên nhân giúp bạn có gương mặt đẹp đẻ là cố gắng hành thiền từ ái. Như vậy, nguyên nhân của sự xấu xí là giận dữ, và nguyên nhân của đẹp đẽ là không giận dữ, có lòng từ ái. Điều này chứng tỏ cho ta thấy rằng: Nếu chúng ta muốn đẹp đẽ, nếu chúng ta muốn gương mặt chúng ta vui vẻ dễ thương thì chúng ta đừng bao giờ dễ dàng giận dữ.

4. Tại sao có người cô thế, có người đầy quyền uy. Đôi khi bạn gặp những người đầy quyền uy, lời họ nói ra đầy uy quyền, và họ ảnh hưởng đến người khác, khiến người khác phải nghe theo, đi theo họ. Cũng có những người không có quyền uy, họ không có uy quyền để làm việc gì. Có nhiều người, mặc dầu có chức vụ lớn, địa vị cao, có tiền của nhiều, nhưng họ nói không ai nghe. Nguyên nhân tại sao?Có những người có quyền cao, chức trọng nhưng không làm người khác nể phục, không ảnh hưởng đến người khác bởi vì kiếp trước họ có tánh hay ganh tỵ: Thấy ai được lợi, được danh, được người khác tôn trọng, kính nể thì họ cảm thấy khó chịu và ganh ghét. Người nào hay ganh tỵ, đố kỵ, ganh ghét khi thấy người khác được lợi lộc, được vinh dự v.v... thì chắc chắn người đó sẽ bị cô thế, không có thẩm quyền hay năng lực ảnh hưởng tới ngưòi khác trong kiếp sống tương lai. Những người có thẩm quyền được mọi người tùng phục nghe theo trong đời sống này là những người không ganh tỵ trước những thành công, lợi lộc, sự tôn trọng, hay sự kính nể của người khác. Ganh tỵ là nguyên nhân khiến trong kiếp sống này chúng ta trở thành người không có uy quyền, không ảnh hưởng đến người khác. Ngược lại, không ganh tỵ, không đố kỵ là nguyên nhân khiến trong kiếp sống này chúng ta có uy quyền, có ảnh hưởng đến người khác.

5. Tại sao có người nghèo nàn đói khổ, có người giàu sang sung túc?Những người nghèo khổ trong kiếp sống này là những người kiếp trước không biết bố thí, giúp đỡ thực phẩm, áo quần, vật dụng khác cho Sa Môn, Bà La Môn và những người khác. Họ là những người không thực hành hạnh bố thí. Những người giàu có trong kiếp sống này là những người thực hành hạnh bố thí trong những kiếp trước. Họ đã bố thí cúng dường thức ăn, thức uống, áo quần, thuốc men, và những vật dụng khác cho mọi người. Thực hành hạnh bố thí là nguyên nhân của sự giàu có, và không thực hành hạnh bố thí hay bủn xỉn, keo kiệt là nguyên nhân của sự nghèo nàn. Như vậy, bủn xỉn, keo kiệt, không dám cho ai thứ gì là nguyên nhân của sự nghèo khổ.

6. Tại sao có người sinh ra trong gia đình thấp kém, hạ liệt, trong giai cấp bần cùng, có người sinh ra trong gia đình quuyền quí, trong giai cấp cao sang? Những người sinh ra trong gia đình thấp kém, hạ liệt vì kiếp trước họ tự cao, ngã mạn, kiêu căng, tự phụ. Họ chẳng hề tôn kính lễ bái những bậc đáng tôn kính. Họ không đứng dậy, tỏ vẻ kính trọng những người đáng được đứng dậy, đáng được kính trọng. Họ không biết nhường chỗ ngồi cho những người đáng được nhường chỗ. Họ không nhường lối đi cho những bậc đáng được nhường lối đi. Họ không tôn kính, lễ độ đối với những bậc đáng được tôn kính, lễ độ. Không biết tôn trọng, kính nhường là nguyên nhân của sự tái sinh vào giai cấp thấp kém. Nguyên nhân được sinh vào gia đình quyền quí, giai cấp cao sang thì do những nguyên nhân ngược lại. Những người này kiếp trước không kiêu hãnh, tự cao, tự đại. Họ thường tôn kính lễ bái những bậc đáng tôn kính lễ bái. Họ đứng dậy, tỏ vẻ tôn trọng những người đáng được đứng dậy tỏ vẻ tôn trọng. Họ biết nhường chỗ ngồi cho những người đáng được nhường chỗ ngồi. Họ nhường lối đi cho những bậc đáng được nhường lối đi. Họ tôn kính, lễ độ đối với những bậc đáng được tôn kính, lễ độ. Tóm lại, tự cao, tự đại là nguyên nhân của sự sinh trưởng trong gia đình thấp kém, và không tự cao tự đại, biết tôn kính là nguyên nhân được sinh ra ở những gia đình cao sang.

7. Tại sao có người ngu dốt, thiếu trí tuệ, có người thông minh sáng suốt?Nguyên nhân của sư thiếu trí tuệ, ngu dốt, trì độn, và nguyên nhân của sự thông minh sáng suốt, trí tuệ minh mẫn là biết đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi. Những người không chịu gần bậc thiện trí thức để học hỏi. Không chịu đặt câu hỏi để biết thế nào là thiện, thế nào là ác, những gì cần phải làm, những gì không nên làm v.v... Những người không chịu tìm tòi học hỏi, đặt câu hỏi thì sẽ tái sinh thành người chậm lụt, thiếu trí tuệ hoặc dễ trở thành ngu đần. Những người nào luôn luôn tìm tòi, học hỏi, biết hỏi han thế nào là hành động thiện, thế nào là hành động ác, điều gì thích nghi và điều gì không thích nghi, việc gì nên làm và việc gì không nên làm. Những người đó tái sinh làm người thông minh sáng suốt, bậc trí tuệ. Như vậy, đặt câu hỏi, tìm hiểu giáo pháp là nguyên nhân của sự thông minh trí tuệ, không đặt câu hỏi, là nguyên nhân của sự kém trí tuệ. Như vậy, bây giờ các bạn đã biết, đã hiểu do nguyên nhân gì, do thực hành điều gì đưa đến kết quả gì?

- Giết hại chúng sinh đưa đến chết yểu hay có đời sống ngắn ngủi. Thực hành giới không sát sinh sẽ đưa đến sự trường thọ. Như vậy, có hai sự lựa chọn:

- Nếu bạn muốn sống lâu thì đừng giết hại chúng sinh khác. Nếu bạn không cần sống lâu; cho rằng sống lâu hay chết sớm cũng không thành vấn đề thì đừng giữ giới này.

- Nếu bạn muốn được khỏe mạnh trong tương lai thì đừng đánh đập hay làm tổn thương đến thân thể người khác.

- Nếu bạn muốn đẹp đẽ thì đừng sân hận.

- Nếu bạn muốn có uy quyền, ảnh hưởng đến người khác và được người khác tôn trọng thì đừng ganh tỵ hay đố kỵ.

- Nếu bạn muốn giàu có thì hãy bố thí.

- Nếu bạn muốn sinh trưởng trong gia đình quyền quí, cao sang thì phải biết khiêm nhường, không tự cao, tự đại.

- Nếu bạn muốn thông minh, trí tuệ thì hãy đặt câu hỏi.Đó là những nguyên nhân đã tạo ra sự chênh lệch, sự bất đồng giữa người này và người khác. 

Đức Phật đã trả lời câu hỏi do chàng thanh niên Subha đặt ra và cuối bài giảng, một lần nữa, Đức Phật dạy rằng: Tất cả chúng sinh đều có Nghiệp là gia tài của họ. Họ là kẻ thừa kế của Nghiệp mà họ đã tạo. Chính Nghiệp đã làm cho người này khác với người kia. Như vậy, Đức Phật đã trả lời cho chàng thanh niên Shuba hiểu rằng: Tất cả sự bất đồng của con người không phải được tạo ra bởi Thượng Đế, Chúa Trời, Thần Thánh hay một cái gì cả. Do Nghiệp hay những hành vi tạo tác bởi thân, khẩu, ý của mỗi người mà họ sẽ nhận chịu những kết quả khác nhau. Do Nghiệp của chính họ trong quá khứ khiến họ sống lâu hay chết yểu, giàu sang hay nghèo hèn, thông minh hay ngu dốt. Chính Nghiệp đã tạo ra sự bất đồng trong kiếp hiện tại này. 

Và Nghiệp là gì mà nó tạo ra sự bất đồng của chúng sinh?Kamma (Nghiệp) thường được dịch là hành động. 

Thật ra, nghĩa chính xác của Nghiệp là tâm sở “cố ý” (Cetana) - Sự cố ý là một tâm sở hay một yếu tố - có nghĩa là muốn hay cố ý để làm một chuyện gì đó qua thân, khẩu, ý. Nghiệp chính thật là sự cố ý để làm một việc gì. Do “sự cố ý” này, người ta thực hiện hành động, lời nói hay ý nghĩ. Bởi vì mọi hành động, lời nói hay ý nghĩ đều được đi kèm với “sự cố ý” hay Nghiệp. Do đó, chữ Kamma hay Nghiệp nên dịch là sự “cố ý”, chứ không nên dịch là hành động. Chúng ta phải thận trọng về nghĩa của chữ Nghiệp, nếu không khi nói đến Nghiệp, chúng ta lại nghĩ đó là hành động.Nếu chúng ta muốn dùng chữ cho chính xác thì chúng ta phải nói Nghiệp là sự cố ý.Như vậy, Nghiệp hay sự cố ý là một tâm sở khởi sinh trong các loại tâm của chúng ta. Bởi vì, là một tâm sở nên nó có đặc tính: “khởi sinh rồi lại hoại diệt ngay”. Đặc tính sinh, diệt là đặc tánh chung của mọi sự vật trên thế gian. 

Mọi sự vật trên thế gian là Vô thường. Mọi sự vật đều có đặc tính khởi sinh rồi hoại diệt, đến rồi đi. Tâm sở cố ý cũng sinh và diệt như các tâm sở khác. Nhưng một điều cần lưu ý ở đây là: các tâm sở khác khởi sinh rồi hoại diệt ngay và chẳng để lại một chút ảnh hưởng nào cả. Nhưng tâm sở cố ý khi hoại diệt vẫn còn để lại tiềm năng đưa đến những hậu quả sau này. Tiềm năng của Nghiệp này nằm trong 'luồng tồn sinh' (hộ kiếp) của Tâm. 

Đó là lý do tại sao khi có điều kiện thuận lợi thì Nghiệp trổ quả. Một lần nọ, vua Milanda hỏi Đại đức Nāgasena rằng:"Bạch Ngài, Ngài có thể chỉ cho tôi biết Nghiệp chứa đựng ở đâu không?".Ngài Nagasana trả lời: "Không thể nào, nói một cách chính xác, Nghiệp được tồn trữ ở đâu. Nhưng Nghiệp tùy thuộc vào luồng bhavanga (luồng tồn sinh, luồng hộ kiếp), tùy thuộc vào Vật Chất và Tâm. Khi luồng tồn sinh gặp những điều kiện thuận lợi thì Nghiệp sẽ trổ quả". Mặc dầu chúng ta không thể nói một cách chính xác Nghiệp đã được tích chứa ở đâu, nhưng khi có điều kiện thuận tiện để cho Nghiệp tốt trổ sinh thì sẽ có quả. Như vậy, Nghiệp này, sự cố ý này, khi biến mất thì nó còn để lại một cái gì đó, để lại tiềm năng trong luồng tồn sinh (bhavanga) của chúng sinh, khi có điều kiện thuận tiện thì chúng sinh sẽ nhận chịu hậu quả.Ngài Nāgasena đã đưa ra một ví dụ về cây xoài: “Chúng ta không thể nào nói rằng trái xoài đã chứa ở đâu trong cây xoài: ở trong rễ, trong thân, hay trong cành, nhưng khi khi đến mùa, khi có đủ độ ẩm, khi có thời tiết thích hợp, khi có điều kiện thuận lợi… thì quả sẽ hình thành và cây sẽ trổ quả. Cũng vậy, mặc dầu không thể nói Nghiệp cất chứa ở đâu, nhưng khi có đủ điều kiện thuận tiện thì chúng ta sẽ nhận được quả của Nghiệp.Sau khi đã hiểu thế nào là Nghiệp, chúng ta cũng cần nên hiểu những gì không phải là Nghiệp. Một số học thuyết quan niệm rằng con người bị chi phối bởi Số Phận hay Tiền Định. 

Và Số Phận hay Tiền Định là cái gì được áp đặt lên chúng sinh bởi quyền lực kỳ diệu khó biết được, hoặc bởi thần thánh, bởi Thượng Đế, bởi Phạm Thiên… Nghiệp không phải là số phận hay Tiền Định theo quan niệm đó. Mỗi khi chúng ta đau khổ về chuyện gì hay mỗi khi chúng ta đạt được cái gì ta muốn, chúng ta nói:"Đây là quả của Nghiệp"Hay là chúng ta chỉ đơn giản nói:"Đây là Nghiệp của ta".Nhưng nếu gọi hay định nghĩa Nghiệp là số phận hay là tiền định đã được đặt định lên kẻ khác thì Nghiệp ta nói đây không phải là số phận hay tiền định đó. Kamma (Nghiệp) là những gì chúng ta đã cố ý làm trong quá khứ, và ta nhận chịu hậu quả của Nghiệp mà ta đã tạo, nhưng quả của Nghiêp đã tạo có thể xảy ra trong hiện tại hay trong tương lai.- Quả của Nghiệp là hậu quả đương nhiên của Nghiệp. - Quả của Nghiệp tốt hay xấu không phải do Thánh Thần, Thượng Đế, Phạm Thiên tạo ra. - Quả của Nghiệp, không phải là sự ban thưởng hay sự trừng phạt của Thần Linh, Thượng Đế v.v... - Quả tốt chúng ta gặt được không phải là phần thưởng của Thánh Thần, Thượng Đế. 

- Quả xấu chúng ta gặt được không phải là hình phạt của Thánh Thần, Thượng Đế. Những gì chúng ta gặt được đó là quả của những gì chúng ta đã làm. Quả của Nghiệp là của chính chúng ta, là kết quả của những gì chúng ta đã làm với sự cố ý. Như vậy, Nghiệp không phải là số phận hay tiền định do một quyền năng nào đó đặt định lên chúng ta mà Nghiệp là của sở hữu của chúng ta. Chúng ta nhận quả tốt hay quả xấu đều do chúng ta làm. Tóm lại, quả của Nghiệp không do ai tạo ra mà là kết quả đương nhiên của Nghiệp mà ta đã tạo.Có người nghĩ rằng chấp nhận Nghiệp chẳng khác nào "chủ bại" hay Nghiệp là chủ thuyết "chủ bại". Người theo chủ nghĩa "chủ bại" chấp nhận tất cả những gì đến với họ, và không thể làm gì để cải thiện chính mình. Đây là một quan niệm sai lầm. 

Nghiệp không phải như thế. Do tạo Nghiệp tốt ta sẽ nhận quả tốt ngay trong kiếp sống hiện tại. Như vậy, Nghiệp không phải là lý thuyết chủ bại. Nghiệp không phải là chủ bại, chấp nhận hay cam chịu với những gì xảy đến cho mình, mà không tìm cách tránh né hay cải thiện. Chúng ta chấp nhận rằng những gì tốt xấu xảy ra cho ta là do quả của Nghiệp, nhưng chúng ta cải thiện hoàn cảnh của chúng ta bằng cách tạo ra những Nghiệp thiện mới. Như vậy, Kamma không phải là thuyết "chủ bại" như một số người hiểu lầm.

Một câu hỏi kế tiếp là: Chúng ta có thể biến đổi hay cải thiện các tác động hay hậu quả hay của Nghiệp không? Ngay chính Đức Phật cũng không can thiệp vào sự tác động của Nghiệp. Khi hoàng tử Vidūdabha quyết ý giết hại thân quyến của Đức Phật. Đức Phật không thể can thiệp được bởi vì đây là quả của Nghiệp mà thân quyến của Đức Phật đã tạo ra trước đây nên họ phải bị hoàng tử Vidūdabha tiêu diệt. Như vậy, Đức Phật không thể ngăn chặn quả khổ mà thân bằng quyến thuộc Ngài phải trả. Lý do là vì luật Nghiệp báo là một luật tự nhiên. 

Luật Nghiệp báo không do ai tạo ra. Luật Nghiệp báo không do Thượng Đế, ông trời hay thánh thần nào tạo ra cả. Đây là một luật tự nhiên. Bởi vì Nghiệp là luật tự nhiên, do đó không ai có thể can thiệp vào tác động của Nghiệp. Mặc dầu không thể can thiệp vào tác động của Nghiệp, nhưng chúng ta có thể biến đổi được phần nào tác động của Nghiệp. 

Đó là chúng ta có thể tạo ra những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp bất thiện trổ quả. Nghĩa là chúng ta có thể hay làm cho Nghiệp bất thiện chậm trỗ quả hơn. Bởi vì, như tôi đã nói trước đây, Nghiệp chỉ trỗ quả khi có điều kiện thuận lợi. Khi không có điều kiện thuận lợi thì Nghiệp sẽ ở đó chờ.

Nếu chúng ta tạo những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp bất thiện trổ quả thì chúng ta có thể không nhận chịu hậu quả của Nghiệp bất thiện. Mặc dầu, không thể can thiệp vào luật Nghiệp báo, không thể thay đổi luật Nghiệp báo, nhưng chúng ta có thể tạo ra những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp trổ quả. Ít nhất chúng ta có thể đình hoãn được sự trổ quả của Nghiệp trong một thời gian.Ngay Đức Phật cũng phải nhận chịu những quả xấu do những Nghiệp bất thiện mà Ngài đã tạo ra trước đây. Đức Phật thường bị đau đầu và đau lưng, và đôi khi bị cảm. Khi Devadatta xô một tảng đá lớn từ trên cao xuống để hại Đức Phật. Mặc dầu tảng đá lớn không rơi trúng Ngài, nhưng một mãnh đá nhỏ vỡ ra từ tảng đá lớn làm Ngài bị bầm máu nơi chân, Ngài phải chịu đau đớn, và vết bầm phải được mỗ để máu ứ đọng chảy ra. Ngay Đức Phật cũng không tránh khỏi hậu quả của những Nghiệp ác đã tạo trong quá khứ. Có rất nhiều câu chuyện cho ta thấy không ai có thể thoát khỏi hậu quả của các Nghiệp ác. 

Chúng ta không thể can thiệp vào những tác động của Nghiệp. Chúng ta không thể thay đổi dòng Nghiệp, nhưng chúng ta có thể làm cho hiệu quả của Nghiệp xấu triển hạn một thời gian - trong một số trường hợp hay trong một giới hạn nào đó. Không ai có thể xóa tan tất cả Nghiệp lực hay xóa tan toàn thể một Nghiệp lực nào mà mình đã tạo. Có nghĩa là không ai có thể tiêu trừ tất cả Nghiệp hay tất cả những quả của Nghiệp đã tạo, như vậy mọi người phải nhận chịu những hậu quả của Nghiệp mà mình đã tạo trong quá khứ. 

Tuy nhiên, vào lúc Giác Ngộ đạo quả A La Hán tất cả các Nghiệp đều bị tiêu diệt. Tâm Đạo vào lúc Giác Ngộ tầng thánh thứ tư được gọi là "tâm đã hoàn thành trách nhiệm tiêu diệt Nghiệp". Như vậy vào lúc đạt đạo quả A La Hán tất cả các Nghiệp đều diệt. Điều này không có nghĩa là tất cả các Nghiệp trong quá khứ đều bị diệt và vị A La Hán không còn nhận chịu các quả của Nghiệp quá khứ. Nhưng điều xảy ra là vào lúc Giác Ngộ A La Hán là tất cả các phiền não đều bị diệt ngay vào lúc ấy. Khi tâm không còn phiền não thì những gì vị đó làm thì chỉ đơn thuần là làm thôi mà không tạo nên Nghiệp nào nữa bởi vì vị A La Hán không còn dính mắc vào đời sống nào cả hay không còn dính mắc vào sự hiện hữu nào cả. Vị A La Hán không còn vô minh. Bởi thế, những gì vị A La Hán làm thì chỉ là tác động thôi mà không tạo ra Nghiệp. Nói cách khác, Vị A La Hán hay Đức Phật không còn tích lũy những Nghiệp mới nữa. Các Ngài không tạo nên Nghiệp mới nào dầu các Ngài có làm điều thiện đi nữa. 

Đức Phật đã dạy cho nhiều chúng sinh, Đức Phật đã giúp cho nhiều người thoát khỏi đau khổ. Những vị A La Hán cũng làm nhiều điều thiện lành cho các nhà sư khác và mọi người, nhưng các Ngài không gặt hái quả tốt khi các Ngài làm việc tốt. Những tác động của các Ngài hay Nghiệp của các Ngài được gọi là "Kiriya" (Duy tác) nghĩa là chỉ có tác động, chỉ có hành động xảy ra. 

Tất cả các Nghiệp đều hoàn toàn bị tiêu diệt ở tầng thánh thứ tư có nghĩa là sau khi vị này đạt tầng thánh thứ tư thì không còn tạo tác các Nghiệp nào nữa, và bởi vì không có Nghiệp nên sẽ không có quả của Nghiệp trong tương lai.Như vậy những Nghiệp các Ngài đã tạo trong quá khứ hay những Nghiệp cũ thì như thế nào? Các Ngài vẫn còn nhận chịu quả của những Nghiệp cũ, như Đức Phật vẫn còn đau khổ vì bị nhức đầu... 

Những vị A La Hán khác vẫn còn bị đau khổ bởi bệnh tật và còn nhận chịu những quả của Nghiệp quá khứ. Các bạn còn nhớ chuyện Ngài Moggallāna đã bị 500 tên cướp giết chết... Như vậy mặc dầu Phật và các vị A La Hán không tạo những Nghiệp mới, nhưng các Ngài vẫn còn những Nghiệp cũ nên các Ngài vẫn còn hưởng thụ hay nhận chịu hậu quả của những Nghiệp các Ngài đã làm trong quá khứ. Nhưng sau khi các Ngài nhập diệt, các Ngài không còn tái sinh nữa, nên những Nghiệp các Ngài đã tích tụ trong quá khứ không thể trả quả sau khi các Ngài chết. Các bạn đã biết câu chuyện của Ngài Anguli-māla. Angulimāla đã giết cả ngàn người. Đức Phật đến gặp ông ta và dạy đạo cho ông, sau đó ông trở thành một nhà sư và đắc quả A La Hán. Là một vị A La Hán, nhưng trước khi chết Ngài Angulimāla còn phải chịu đau khổ vì hậu quả của những Nghiệp bất thiện Ngài đã làm. 

Trước khi trở thành một nhà sư, Ngài đã tạo nhiều Nghiệp bất thiện. Nếu không trở thành một vị A La Hán, những Nghiệp bất thiện này sẽ trả cho Ngài rất nhiều kiếp. Nhưng sau khi đã đắc quả A La Hán, Ngài Angulimāla không còn tái sinh nữa nên những Nghiệp ác mà Ngài đã làm không thể cho quả. Như vậy, đối với Ngài Angulimāla, Nghiệp bất thiện đã trở thành vô hiệu. Giống như trường hợp một người sau khi phạm tội đại hình thì bị chết, và vì người này đã chết rồi nên quan tòa không thể xử phạt y nữa. Cũng vậy, khi một vị A La Hán tịch diệt, các Ngài không còn tái sinh nữa. Bởi vì không còn tái sinh nên những Nghiệp cũ không thể trả quả cho các Ngài sau khi các Ngài chết. Nghiệp của các Ngài đã trở thành vô hiệu. 

Khi ta nói những vị A La Hán đã hoàn thành việc tiêu diệt Nghiệp, điều này có nghĩa là các Ngài không còn tạo các Nghiệp mới nữa, nhưng các Ngài vẫn còn nhận chịu quả của các Nghiệp mà các Ngài đã tạo trong quá khứ. Nhiều Nghiệp trở thành vô hiệu có nghĩa là những Nghiệp này không còn trả quả cho Chư Phật và Chư A La Hán khi các Ngài đã mất; bởi vì Phật và A La Hán không còn tái sinh nữa.Chúng ta không muốn nhận chịu quả của những Nghiệp dữ, nếu vậy thì chúng ta đừng làm những Nghiệp dữ nữa. Nếu chúng ta đã làm Nghiệp dữ rồi thì sao? Đối với những Nghiệp dữ đã làm bây giờ chúng ta phải làm thế nào đây? Đức Phật dạy: "Dầu chúng ta có ăn năn hối hận về những Nghiệp xấu đã làm trong quá khứ thì Nghiệp xấu cũ đó cũng không thể nào sữa chữa lại". Những việc chúng ta đã làm rồi thì chúng ta không thể trở lại quá khứ để làm lại. Cái gì đã làm thì đã làm rồi, bởi thế ăn năn hối hận càng làm cho tình thế tệ hại hơn, và càng tích lũy nhiều hành vi bất thiện hơn. Càng ăn năn hối hận bao nhiêu, càng tiếc nuối bao nhiêu thì càng tăng thêm các Nghiệp ác đã tạo bấy nhiêu. 

Như vậy, ý Đức Phật muốn nói: "Quên nó đi". Đừng nhớ đến những Nghiệp quá khứ, vì càng nhớ thì càng tạo thêm Nghiệp bất thiện. Quên đi những Nghiệp bất thiện được gọi là "từ bỏ những Nghiệp bất thiện này và trong tương lai nguyện tránh xa các hành vi bất thiện đó".Như vậy, đối với những Nghiệp quá khứ đã tạo, trước tiên chúng ta đừng nghĩ đến chúng nữa, đừng hối hận vì đã làm những Nghiệp xấu đó nữa đồng thời cố gắng tránh xa hay tự chế không làm các hành vi hay Nghiệp xấu đó trong tương lai. 

Điều này được gọi là "loại trừ các Nghiệp xấu" hay "vượt qua các Nghiệp xấu". Như vậy, nếu chúng ta đã làm Nghiệp xấu trong quá khứ thì chúng ta đừng nhớ đến chúng nhiều lần, đừng ăn năn hối hận về chúng nhiều lần nữa, hãy để chúng sang một bên, cho chúng về quá khứ và từ nay tự chế, ngăn ngừa không làm những hành vi bất thiện tương tự trong tương lai. Bằng cách này, chúng ta đã để lại đàng sau tất cả những Nghiệp bất thiện.


Hòa thượng Silānanda giảng
Sư Khánh Hỷ soạn dịch

Thursday, April 12, 2012

Vietnam - The Bests


DĐM: Ngoài những cái nhất như: chai rượu to nhất, ly cà phê to nhất, bánh chưng to nhất ... Việt Nam còn có những cái nhất mà không người Việt nào tự hào. Anw, Tôi yêu đất nước tôi


Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.

Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.

Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.

Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.


Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%. Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%. Ảnh: Giá các mặt hàng tăng mạnh những năm qua.

Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.

Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu.


Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí.


Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên đi… du học.

Nguồn; 2sao

FCE materials full download mediafire


Thấy các bạn mình náo loạn lên với FCE hay B2 theo khung châu Âu chết tiệt. Nhẽ cái gì của châu Âu cũng ngon?
Mình có vài tài liệu về FCE, bạn nào thích cứ lấy về tự do, password là: duongducminh. Toàn link mediafire không quảng cáo.


Fowler First Certificate-Use of English full mediafire download
Fowler First Certificate-Use of English full mediafire download
How to Pass FCE Exam Prractice in Reading full mediafire download
How to Pass FCE Exam Prractice in Reading full mediafire download
Skills for FCE Listening and Speaking - Teachers' book full mediafire download
Skills for FCE Listening and Speaking - Teachers' book full mediafire download
Skills for FCE Listening and Speaking - Students' book book full mediafire download
Skills for FCE Listening and Speaking - Students' book book full mediafire download

Tuesday, April 10, 2012

Quần đảo Trường Sa - The Spratlys of Vietnam


Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
Diện tích (đất liền): nhỏ hơn 5 km²
Ghi chú: gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông.

Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:

Cụm Song Tử:

1. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây
2. Đảo Đá Nam (South Reef)

Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)

3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)
4. Đảo Sơn Ca (Sand Cay)
5. Đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân
6. Đảo Núi Thị (Petley Reef)

Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)

7. Đảo Sinh Tồn (Sincowe Island)
8. Đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island)
9. Đảo Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)
10. Đảo Len Đao (Lansdowne Reef)
11. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef)

Cụm Trường Sa

12. Đảo Trường Sa Lớn (hay Trường Sa, Spratly island)
13. Đảo Đá Lát (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát
14. Đảo Phan Vinh (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân
15. Đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)
16. Đảo Đá Tây (West London Reef) 4 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây
17. Đảo Đá Đông (East London Reef) 3 điểm đóng quân
18. Đảo Tốc Tan (Alison Reef) 3 điểm đóng quân
19. Đảo Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ
20. Đảo Núi Le (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân

Cụm An Bang

21. Đảo An Bang (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang
22. Đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân

Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1)

23. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank)
24. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch)
25. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè
26. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank)
27. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần
28. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân
29. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường

Điểm mới chiếm thêm năm 1998 (Trung Quốc đã "cực lực phản đối")

30. Bãi Đinh (Kingston Shoal) thuộc dãy bãi ngầm khu vực Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch)
31. Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal) thuộc dãy bãi ngầm khu vực Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch)
Thực tế là trước khi chính thức chiếm giữ 2 bãi ngầm này, Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát khu vực Vũng Mây

Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)

32. Đá Nhám (Đá Grisan, Grierson reef) rất gần với đảo Sinh Tồn Đông [có tin đồn đã có đóng quân] Nhiều tài liệu ghi rằng đảo Sinh Tồn Đông và Đá Grisan là một, nhưng thực tế là 2 đảo khác nhau ở gần nhau
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần phía Tây đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)

34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)

35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)

37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]

41. Bãi Ngọc Điền (hay Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài
43. Bãi cạn Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)

Các đảo bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép:
Trước 1988, Trung Quốc chưa chiếm được đảo nào (trừ đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm từ trước, chúng nó gọi là đảo Thái Bình). Đến 1988 Tàu khựa dùng vũ lực chiếm 6 đảo, các năm sau tiếp tục lấn chiếm thêm một số đảo nữa:
1. Châu Viên
2. Chữ Thập
3. Gạc Ma (Tại đây năm 1988 đã diễn ra cuộc tấn công của Tàu làm 73 chiến sĩ hải quân ta chết và bị bắt hay mất tích).
4. Huy Gô
5. Ga Ven
6. Xubi
7. Đá Lạc
8. Ba Đầu
9. Vành Khăn

Đài Loan chiếm 1 đảo là Ba Bình
Philippin chiếm 8 đảo
Malaysia chiếm 4 đảo

theo Internet

Thursday, April 5, 2012

Những đặc điểm của một giảng viên tốt - Good Lecturer, bad lecturer


Người phương Tây có thói quen đáng nể là cái gì họ cũng làm … nghiên cứu. Cái gì họ cũng “cân, đo, đong, đếm”. Mấy chục năm trước, đại học Úc bắt đầu cho sinh viên đánh giá giảng viên (một việc làm trước đó rất hiếm), và thế là hàng loạt nghiên cứu ra đời. Kết quả những nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu thú vị, nhất là những yếu tố để phân biệt một “good lecturer” với một “bad lecturer”. Thiết tưởng những yếu tố này cũng mang tính thời sự, nên tôi liệt kê ra đây vài đặc điểm để tham khảo.
Phong cách giảng bài

Các chuyên gia sư phạm phân biệt 3 phong cách giảng dạy: nhà tư tưởng (thinker), thuyết khách (talker), và người thợ (doer). Cách phân biệt này cũng tương ứng với 3 giai cấp nhà khoa học. Có những nhà khoa học có uy tín cao, chỉ chuyên đề ra tư tưởng, ý tưởng mới. Họ là những nhà trí thức, những học giả “thứ thiệt”, có ảnh hưởng lớn đến chuyên ngành. Hạng nhà khoa học bậc hai là những người cũng có uy tín cao, nhưng chưa ở bậc nhà tư tưởng, mà mới ở mức độ nói chuyện, thuyết khách. Họ cũng là những trí thức, cũng có ảnh hưởng, nhưng mức độ ảnh hưởng không bằng những thinker. Hạng khoa học gia thứ ba có thể nói nôm na là doer – những người thực sự làm. Có thể phân biệt phong cách giảng theo mô hình 3 loại nhà khoa học trên.

Phong cách giảng bài của nhà tư tưởng là trình bày thông tin và dữ liệu theo bối cảnh thường hàm chứa một lương thông tin lớn trong thời lượng cho phép, và mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên rất ít. Bài giảng dạng này thường mang tính tổng quan, và giảng viên phải có kiến thức rộng để có thể đi ra ngoài nội dung chính của bài giảng, nhưng vẫn có thể dẫn dắt sinh viên xoáy vào mục tiêu của bài giảng. Cách giảng của vị giáo sư già tôi đề cập trên thuộc dạng này, ông thấy nhiệm vụ của ông là chỉ mượn bài giảng để truyền đạt ý tưởng lớn (big idea), big science, và định hướng để sinh viên tự mình tham khảo và nghiên cứu thêm. Phong cách này thường thấy ở những người có trình độ cao, thường là cấp giáo sư có tầm cỡ quốc tế.

Bài giảng của những thuyết khách dựa vào nội dung thường bám sát nội dung, giảng viên ít đi ra ngoài nội dung bài giảng. Giảng viên thường giới thiệu công trình nghiên cứu của họ và của đồng nghiệp trong cùng chủ đề. Trong giới y khoa, chúng ta rất thường thấy các “thuyết khách” trong các seminar và symposium. Có người nói đùa họ là những người “tiếp thị” công trình nghiên cứu của họ và cố gắng gây ảnh hưởng qua những công trình đó. Các thuyết khách cũng ít tương tác với học viên, nhưng họ thường thân thiện hơn so với những thinker.

Bài giảng mang tính sư phạm được thiết kế để giúp sinh viên có thể ứng dụng kiến thức trong bài giảng. Bài giảng dạng này thường được soạn để sinh viên có thể thực hành và có mức độ tương tác cao với giảng viên. Bài giảng dạng sư phạm thích hợp cho những hướng dẫn mang tính kĩ thuật mà sinh viên có thể sử dụng ngay sau khi dự xong bài giảng. Có khi người ta xem người giảng bài theo phong cách này là thợ giảng. Thợ giảng có thể giảng bài mà người khác soạn cho mình (chứ mình không tự soạn ra).

Do đó, tuỳ theo mục tiêu của lớp học hay seminar, mà giảng viên có thể soạn bài giảng với phong cách thích hợp. Nếu là một buổi giảng cho các chuyên gia hay những người đã có kiến thức chuyên ngành, tôi nghĩ phong cách giảng bối cảnh sẽ hào hứng và thích hợp. Nếu buổi giảng là một semianr về một chủ đề cụ thể thì cách giảng theo nội dung có thể thích hợp. Nếu là workshop, đòi hỏi sự tương tác giữa giảng viên và học viên, thì có lẽ nên chọn cách giảng thứ ba, tức là phong cách sư phạm.

Những đặc điểm của một giảng viên tốt

Phong cách giảng nào được đánh giá cao còn tuỳ thuộc vào thành phần học viên. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên thường thích phong cách giảng mang tính sư phạm. Còn bài giảng theo phong cách thuyết khách và nhà tư tưởng thường được đánh giá thấp nhất. Nhưng trong các hội nghị khoa học, người ta đánh giá cao những bài giảng theo phong cách thuyết khách hơn là những bài giảng theo phong cách nhà tư tưởng hay phong cách thợ giảng (sư phạm).

Câu hỏi đặt ra là thế nào là một giảng viên tốt? Nhiều nghiên cứu trong quá khứ đúc kết lại một số đặc điểm chính như sau: phong cách, thiết kế bài giảng, tương tác, và sư phạm

Phong cách
Trình bày nội dung một cách thú vị;
Ứng xử như là một tấm gương về học thuật;
Triển khai từ kiến thức hiện hành của sinh viên.

Thiết kế bài giảng
Giải thích rõ ràng;
Nội dung được cấu trúc một cách logic;
Tóm lược từng phần trong bài giảng.

Tương tác
Kích thích sự quan tâm và tò mò của sinh viên;
Dành thời gian cho sinh viên ghi chép ;
Sử dụng ví dụ có liên quan đến sinh viên;
Khuyến khích học tập một cách độc lập;
Tương tác với sinh viên;
Thách thức tầm nhìn của sinh viên;
Tỏ ra nhiệt tình về chủ đề mình giảng.

Sư phạm – giảng viên nên:
Tỏ ra mình là bậc thầy về đề tài mình giảng;
Cung cấp những nghiên cứu mới nhất;
Có kĩ năng nói chuyện trước đám đông;
Không nên dùng những từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính;
Sử dụng từ ngữ chính xác;
Sử dụng các ví dụ và diễn giải ví dụ.

Một vài điểm cần chú ý khi soạn bài giảng bằng PowerPoint

1. Cần phải biết cử toạ là ai. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất trong một bài giảng, nhất là giảng trong seminar. Tôi đã từng chứng kiến một seminar dành cho các chuyên gia (experts) mà diễn giả trình bày toàn những thông tin chỉ thích hợp cho sinh viên năm thứ hai hay năm thứ ba, làm cho nhiều người trong khán phòng rất khó chịu. Biết cử toạ là ai để soạn bài giảng thích hợp là điều mà giảng viên hay diễn giả cần phải tìm hiểu trước khi soạn bài giảng.

2. Cân đối thời lượng và thông tin. Mỗi slide chỉ nên giới hạn trong vòng 1 phút. Nếu trong vòng 20 giấy đầu tiên mà khán giả không hiểu hay không lĩnh hội được thì slide đó xem như thất bại. Ấy thế mà trong thực tế, tôi đã thấy giảng viên nhồi nhét cả 70 slides cho một bài giảng 20 phút! Trong tình huống đó, không ngạc nhiên khi giảng viên quá giờ, và nói quá giờ là một mất lịch sự khó tha thứ được.

3. Tránh phương trình, kí hiệu. Phương trình và kí hiệu phức tạp có lẽ là điều làm nhiều người “sợ” nhất. Ngay cả những ngành liên quan đến toán học, người giảng có kinh nghiệm ít khi nào dùng đến phương trình trong bài giảng; thay vào đó là những ý tưởng và phác hoạ ý tưởng cho một phương trình (không có trong bài giảng). Dĩ nhiên, trong vài trường hợp, phương trình cũng cần thiết, nhưng qui tắc chung là nên giữa ở mức độ tối thiểu.

4. Không nên viết nguyên câu văn. Giảng bài mà viết nguyên câu văn là tự tử! Thiếu chuyên nghiệp. Một qui tắc bất thành văn trong soạn bài giảng bằng PowerPoint là viết theo dạng telegraphic, tức như những tiêu đề của một bản tin. Không bao giờ viết nguyên văn với câu cú theo qui tắc văn phạm. Nên nhớ rằng mục tiêu là để sinh viên nghe, chứ không phải đọc. Nếu slide có quá nhiều câu chữ, người ta sẽ đọc chứ không nghe giảng viên, và do đó bài giảng sẽ thất bại, không đạt mục tiêu.

5. Giải thích những biểu đồ. Bất cứ lúc nào giảng viên trình bày một biểu đồ, giảng viên cần phải giải thích những kí hiệu, trục tung, trục hoành, v.v. có nghĩa gì. Sau khi giải thích xong, giảng viên có thể nói về ý nghĩa của biểu đồ. Nếu khán giả không hiểu những kí hiệu trong biểu đồ, tất cả những gì giảng viên nói sẽ “mất hút” vào không khí, vì chẳng ai hiểu được và có lẽ cũng không cần hiểu!

6. Nên chọn màu cẩn thận. Không nên chọn màu nền quá màu mè. Nếu phòng rộng, nên chọn màu nền màu đậm (xanh nước biển) và text màu sáng (như màu trắng, vàng). Nếu phòng nhỏ, nên chọn màu nền sáng (trắng) và text màu tối đậm (đen). Tuyệt đối tránh nền màu xanh, text màu đỏ; nền màu xanh lá cây, text màu vàng.

7. Tránh hình hoạt hoạ. Một bài giảng là mang tính học thuật, chứ không phải trò chơi của trẻ con. Phải tỏ ra nghiêm chỉnh, không dùng hoạt hình, hoặc nếu dùng thì phải giữ ở mức tối thiểu.

Lược trích từ nguyenvantuan.net