"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Wednesday, June 29, 2011

How to make an effective presentation

Làm thế nào để thiết kế một powerpoint thật hiệu quả cho buổi thuyết trình của mình?Having been in some international conferences, I myself found that it's extremely hard to have a good presentation. Why so? We have to spend a lot of time on doing research, a lot of money for every step .... but, when you show your valuable work to people, they fall asleep and don't remember even a word.By editing and translating the following tips and tricks,
I would like to help you present your research work in an effective way, to make it as worth as your work (even more).
My original slides included animations, the following does not show that and makes something misunderstanding. You may download full version HERE



Big thanks come to Satyajeet at satyajeet.singh@yahoo.com for her slides.

Tuesday, June 28, 2011

New Cutting Edge Elementary (Student's Book + Audio) Download

These download links are for students, who are studying English 1 and English 2, at Thainguyen University of Technology. Hope this will help. Enjoy your study at TNUT.

Link updated 23/12/2012
Student book: http://www.mediafire.com/view/?ch0fgrjc4yghwg5
Workbook: http://www.mediafire.com/view/?aaday2715ogj919
CD1: http://www.mediafire.com/?gb1b1uhrxw3deas


STUDENT'S BOOK:
Ifile.it
Rapidshare
Mediafire

AUDIO FILES
Disk 1 Mediafire
Disk 2 Mediafire
Disk 3 Mediafire
OR

Disk 1 Rapidshare
Disk 2 Rapidshare
Disk 3 Rapidshare

Tuesday, June 21, 2011

Which strategy for Vietnam in the East Sea?


Là con dân nước Việt, khi "đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách". Bài viết này được dịch và lược bỏ một số đoạn từ bài viết trên blog Lãng nhằm tag thêm 1 số bạn bè không biết tiếng Việt. Ai biết tiếng Việt có thể đọc nguyên văn ở dưới.
To save time, I used Google Translate to Ctrl + V and Ctrl + P with some modifications. Thanks for reading.

Recently, the aggression of China in the territorial sea of Vietnam and the Philippines within 200 nautical miles is just a cover to China's real intentions: Bringing the giant oil rig in the disputed waters in Spratly Islands. The problem with the concerned countries is how they will interfere with China?

The fact shows that, with the faithlessness and shiftiness in nature, the Chinese regarded all the agreements they had signed is just a mess. China only respects the opponent when the opponent is strong enough to be an alliance in order to confront the power which is constantly increasing their aggressiveness. It is too naive for anyone to trust or to believe in the truth of China's heart.

The Chinese race is a cowardly and ignoble. Compared to the glorious nations in the region, for example, Japan, Chinese people are just a bunch of ignoble and mean people.Though Confucius was born in China, the most trustless, coward , shifty and deceptive people are Chinese nationalities. They never dare to fight with any big countries, when being invaded, China always surrendered and defeated. The tiny Japan, with 1 / 20 of China's area and with a population of less than a few dozen times, had enough power to invade the giant china for nearly 10 years. In addition,Chinese people are not capable of self-liberate themselves. In the Second World War, if American and Soviet Union forces did not defeat Japan, obviously, China would have been a Japan's south dependent territory. However, China is always vainglorious, they rely on their power and their population to coerce smaller and weaker nations. This is a story which is happening in the East Sea between China, Vietnam and some smaller Southeast Asian countries. China may be a big country, but it never has hegemonic status as the Soviet Union or the U.S, simply, it does not deserve any respect.

As a greedy, ignoble and coward country, China is willing to trample any weak opponent without any mercy. But they will stop their mouth if facing to a stubborn opponent, even weaker but having indomitable spirits. This is what happened to Vietnam throughout history of more than ten centuries of survival alongside China. If we Vietnamese step back, they will spread out and trample us down to the black mud by their non-humanities (Let consider what happened with Vietnamese soldiers in Spratly Islands in 1988 and remember the cowardly humiliation of China with Japan in WW II, and now Nanjing is still the stigma that cannot erase from memories of a country which is great, cruel, but coward. Never rely on the mercy of China, furthermore, never expect things from comradeship, and ideology, 16 GOLD letters and 4 goods.

The only strategy of Vietnam to exist alongside China is to make any acceptable concessions, but we must always be ready to fight at any cost when our territorial sovereignty, our interests, and our nation is threatened. Only by fighting mentally, and having a real, and concrete actions will help us to survive from the door next door ignoble country .
All the Vietnamese plans must be built closely to core strategy: patient but indomitable and ready to fight to
the end.




Tuesday, June 14, 2011

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

TQ liên tục gây hấn, chủ quyền quốc gia liên tục bị xâm phạm. Trong khi những bạn trẻ, những cụ già, các cưu chiến binh, những người yêu nước liên tục xuống đường bày tỏ chính kiến, mình chẳng thể làm gì đành sưu tầm những bài viết về chủ quyền quốc gia. Âu cũng là góp một cách tuyên truyền giúp ai đó, có một cái nhìn đầy đủ hơn về đất nước cha ông ta đã để lại.

Cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc

Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.

Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có bờ biển dài 3.260km. Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ gần và xa bờ.

Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giao lưu quốc tế rất thuận lợi, lại có nhiều tài nguyên quý hiếm.

Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ độ 15o45' đến 17o15' Bắc, kinh độ 111o đến 113o Đông, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý; là một quần đảo đá san hô, cồn, bãi cát gồm hơn 30 hòn đảo, nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, diện tích chừng 15.000km2.

Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ 6o50' đến 12o vĩ Bắc, kinh độ 111o3' đến 117o2' Đông, gồm trên 100 đảo đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm nằm rải rác trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam 360 hải lý, có diện tích khoảng 180.000km2, diện tích phần nổi thường xuyên khoảng 10km2, cách tỉnh Khánh Hoà 248 hải lý.

Những chứng cứ lịch sử pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Văn bản lịch sử của Việt Nam

- Thời Lê Thánh Tông (1460-1497), trong “Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư” ta đã vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó ta gọi là “bãi cát vàng” và “Vạn lý Trường Sa”. (Nguyên bản này hiện đang lưu giữ tại Tokyo Nhật Bản).

- Thế kỷ thứ XVIII, trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã ghi rõ Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa là một trong những đảo của Việt Nam.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1838.

- Lê Quý Đôn (1726-1786) trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, ông đã tả kỹ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

- Phan Huy Chú (1782-1840) trong sách “Lịch triều hiến dương loại chí” và “Hoàng Việt địa dư chí”, ông còn mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra còn có thể kể tên 5 cuốn sách của Việt Nam từng đề cập đến hai quần đảo này.

- Thời thuộc Pháp: Từ ngày 6/6/1884, sau khi triều Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước Giáp Thân, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

- Năm 1887, Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngày 15/6/1938, toàn quyền Đông Dương I.Brévie ký Nghị định số 156-SC, quyết định tổ chức hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày 21/12/1933, Thống đốc Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền của Bảo Đại quản lý. Hôm đó, Tướng Phan Văn Giáo lúc đó là Thủ hiến Trung Phần đã đích thân đến đảo Hoàng Sa để chủ tọa buổi lễ.

Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Franxitco, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng Chính phủ của Bảo Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật đã trả lại tất cả lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến tranh thế giới thứ hai, 51 quốc gia tham dự, không hề có ý kiến phản đối.

Tài liệu nước ngoài

Một tài liệu giữ ở kho lưu trữ của Pháp đề ngày 10/4/1768 mang tên là “Note sur l'Asedemandés pas M. de la bonde à M. d' Etaing” cho biết là hồi đó hải quân Việt Nam đã tuần tiễu đều đặn giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Đô đốc d'Estaing đã tả hệ thống phòng thủ của Việt Nam có nhiều đại bác, phần lớn là mang huy hiệu của Bồ Đào Nha, có ghi năm 1661, và những khẩu nhỏ hơn mang hiệu xứ Campuchia và dấu khắc tên “Anh Quốc Ấn Độ công ty” (Brifish company of India). Những khẩu pháo nhỏ này đã được thu lượm ở Hoàng Sa.

Ngoài ra còn có các tác giả Le Poivre (1740), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlagip (1840)… cũng từng khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngay cả các tác giả người Trung Quốc trước đây cũng từng viết sách nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhà sư Thích Đại Sán trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696 đã xác nhận các chúa Nguyễn hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở vùng Vạn lý Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Tập tài liệu của Trung Quốc “Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên” do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vinh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự. (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).

Trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ, bản đồ Trung Quốc đời Thanh, xuất bản năm 1894 ghi chú rõ: “Điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, Quảng Đông, độ Bắc cực 18o13”. Còn quyển Quảng Đông dư địa toàn đồ, bản đồ tỉnh Quảng Đông, xuất bản năm 1897 cũng ghi: “Điểm cực Nam tỉnh này là mỏm núi bên ngoài cảng Du Lâm 18o09'10"”. Trong Đại Thanh đế quốc, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập bản đồ mang tên “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910, cũng chỉ rõ phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Những bản đồ trên đây đều khẳng định cho đến thế kỷ XX, lãnh thổ Trung Quốc không bao giờ gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa

Để quản lý về hành chính, ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 12 (30/3/1938), nhà vua đã ra Chỉ dụ số 10, sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên.

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn. Ngày 22/10/1956, họ đã ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 3/7/1961, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ký quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên - Huế, nay thuộc tỉnh Quảng Nam và gọi là xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang. Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn ký Nghị định số 420/BNV-HCDB-26 sáp nhập Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Bức tượng Vệ sĩ dân chài đảo Hoàng Sa đứng ở phía Tây Nam đảo Hoàng Sa, có thể xưa kia được đặt trong ngôi miếu cổ khi nhà Nguyễn dựng miếu năm 1835 đã thấy.

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta đã ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII đã ra Nghị quyết đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà).

Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã cho người ra cắm mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ họ cũng đã cắm bia chủ quyền ghi: “Cộng hòa Pháp - Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.

Năm 1938, Phòng (Service) Khí tượng Đông Dương xây dựng một trạm khí tượng tại đảo Itu Aba hoạt động dưới quyền Pháp. Đây là trạm thời tiết rất quan trọng nên đã được mang ký hiệu quốc tế là 48919. Đến thời chính quyền Sài Gòn quản lý, trạm khí tượng này vẫn hoạt động. Hiện nay 4 người còn sống, đó là các cụ: Nguyễn Văn Như, Trần Huynh, Phạm Miễn, Võ Như Dân.

Những chứng tích lịch sử về việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa còn được lưu truyền trong dân gian khá sâu đậm.

Khi nhà vua cử các đội đi Hoàng Sa, đã biết rằng cuộc ra đi vô cùng khó khăn, nên đã cho mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ Bài có khắc tên họ, bản quán để phòng xa, nếu chẳng may hy sinh thì đồng đội sẽ bỏ xác vào chiếu thả trôi trên biển. Trước khi lên đường, thường là vào tháng Hai Âm lịch, thì làm lễ gọi là “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đồng thời làm những “ngôi mộ gió”, nơi chôn những hình nhân tượng trưng cho những người lính hy sinh ở Hoàng Sa. Một trong những người lính đó là Anh hùng Phạm Hữu Nhật cách đây hơn 170 năm đã có bia mộ trên triền núi ở Lý Sơn “Phục vị vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị. Sanh Giáp Tý (1804), Giáp Dần (1854) tôn diệt phong tự”.

Như vậy là cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc. Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ xây miếu, đào giếng, trồng cây, xây trạm dự báo thời tiết, và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.

Cho đến nay, hầu như cả thế giới đều biết rằng, vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng lúc đó, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm đảo Phú Lâm phía Đông Hoàng Sa, quân đội Sài Gòn phải chạy về đóng tại phía Tây Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, lợi dụng quân đội Sài Gòn đang thua trận (do Mỹ đã rút khỏi Việt Nam), Trung Quốc đưa quân đánh chiếm nốt phía Tây để chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Trong trận chiến đó Trung Quốc bị cháy và hỏng 2 chiến hạm, 2 tàu chiến. Quân đội Sài Gòn bị cháy 2 tàu, hỏng 2 tàu, 18 người chết, 43 người bị thương, 175 người mất tích.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hàng vài thế kỷ. Trung Quốc dùng bạo lực quân sự để đánh chiếm và xâm phạm.

Thế hệ trẻ hiện nay cần phải nắm chắc những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ, để củng cố quyết tâm cho các thế hệ người Việt Nam kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Trường Sa và đòi lại chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa.

Cũng cần làm cho nhân loại tiến bộ hiểu rõ sự thật, đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thành nội dung đấu tranh ở Liên hiệp quốc, trong dư luận bảo đảm sự công bằng của công pháp quốc tế.

Các sách và tài liệu tham khảo:
- Sự thật về quan hệ Việt Nam, Trung Quốc trong 30 năm qua; NXB Sự thật, 1979.
- Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung; NXB Đà Nẵng, 1996.
- Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, công bố ngày 14/2/1975.
- Những điều cần biết về Biển và Đảo Việt Nam; Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương.

- Bài nghiên cứu của các tác giả: Dương Trung Quốc, Lam Điền, Hãn Nguyên Nguyên Nhã, Hoàng Mai Anh, Đặng Trung Hội, Mai Hạnh, Nguyễn Nhã, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hồng Thao, Hoàng Trọng Lập, Đức Huy.

Đại tá Nguyễn Huy Toàn

(Nhà nghiên cứu tư tưởng văn hóa quân sự)
Theo Công An Nhân Dân

Tuesday, June 7, 2011

How to write a research paper?



Gần đây mới làm 1 course PPNCKH (Research Methodology) chợt nhận ra rằng, các học viên cao học của chúng ta, ở cơ quan công tác thường xuyên làm NCKH (dù là làm theo định mức) nhưng lại còn khá mù mờ về cách thức viết một bài báo khoa học. Vậy một bài báo khoa học khác gì so với một đề tài nghiên cứu khoa học? Phải chăng chúng ta ngại publish những gì mình đã tìm hiểu, nghiên cứu? Phải chăng chúng ta "ngại" chia sẻ những gì mình đã đạt được trong khi "chia sẻ" là một trong những mục đích cốt lõi của NCKH?

Bản thân mình cũng là một người đang học về NCKH, chính vì vậy chưa đủ "trình" để viết một cách đầy đủ về cái title rất kêu ở trên. Nhưng qua một số câu hỏi của học viên, mình cũng tìm tòi và "chia sẻ" những gì mình tìm được. Mải miết Google, mình cũng tìm được 1 bài khá ngắn gọn của TS Lê Song Toàn (Trưởng phòng QLKH của HV Cảnh sát ND) ở ĐÂY. Thật bất ngờ, mình đã từng đọc bài này ở tạp chí Tia Sáng cũ (đã bị đóng cửa, mất tên miền). Chỉ tiếc, mình không thấy phần Tài liệu tham khảo ở cuối bài viết của TS Toàn. Hy vọng đây không phải là Plagiarism.

Bài viết sau đây được tổng hợp và bổ sung từ web của GS Nguyễn Văn Tuấn. Xin trân trọng cảm ơn ông.

Thế nào là một bài báo khoa học?

Bài báo khoa học (tiếng Anh: “scientific paper” hay có khi viết ngắn là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san. Ở đây có ba vế của định nghĩa mà bài này sẽ lần lược bàn đến: nội dung bài báo, tập san, vàcơ chế bình duyệt. Trước hết xin bàn về nội dung khoa học của một bài báo.

Như nói trên, giá trị khoa học của một bài báo tùy thuộc một phần lớn vào nội dung của bài báo. Bởi vì báo cáo khoa hoc xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, giá trị của chúng cũng không nhất thiết đồng nhất. Sau đây là một số bài báo khoa học thông thường và tôi xếp loại theo thang giá trị (cao nhất đến thấp nhất).

Thứ nhất là những bài báo mang tính cống hiến nguyên thủy(original contributions). Đây là những bài báo khoa học nhằm báo cáo kết quả một công trình nghiên cứu, hay đề ra một phương pháp mới, một ý tưởng mới, hay một cách diễn dịch mới. Có khi một công trình nghiên cứu có thể có nhiều phát hiện mới, và cần phải có nhiều bài báo nguyên thủy để truyền đạt những phát hiện này. Một công trình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized clinical trials) hay một công trình dịch tễ học lớn có thể có đến hàng trăm bài báo nguyên thủy.

Cống hiến mới cho khoa học không chỉ giới hạn trong phát hiện mới, mà có thể bao gồm cả những phương pháp mới để tiếp cận một vấn đề cũ, hay một cách diễn dịch mới cho một phát hiện xa xưa. Do đó các bài báo khoa học ở dạng này cũng có thể xem là những cống hiến nguyên thủy. Tất cả những bài báo này đều phải qua hệ thống bình duyệt một cách nghiêm chỉnh.

Tất cả các bài báo thể hiện những cống hiến nguyên thủy, trên nguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình duyệt trước khi được công bố. Một bài báo không hay chưa qua hệ thống bình duyệt chưa thể xem là một “bài báo khoa học”.

Thứ hai là những bài báo nghiên cứu ngắn, mà tiếng Anh thường gọi là “short communications”, hay “research letters”, hay “short papers”, v.v... Đây là những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng 600 đến 1000 chữ, tùy theo qui định của tập san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng. Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh, nhưng mức độ rà soát không cao như các bài báo cống hiến nguyên thủy. Cần phải nói thêm ở đây là phần lớn những bài báo công bố trên tập san Nature (một tập san uy tín vào hàng số 1 trong khoa học) là “Letters”, nhưng thực chất đó là những bài báo nguyên thủy có giá trị khoa học rất cao, chứ không phải những lá thư thông thường.

Thứ ba là những báo cáo trường hợp (case reports). Trong y học có một loại bài báo khoa học xuất hiện dưới dạng báo cáo trường hợp, mà trong đó nội dung xoay quanh chỉ một (hay một số rất ít) bệnh nhân đặc biệt. Đây là những bệnh nhân có những bệnh rất hiếm (có thể 1 trên hàng triệu người) và những thông tin như thế cũng thể hiện một sự cống hiến tri thức cho y học. Những báo cáo trường hợp này cũng qua bình duyệt, nhưng nói chung không khó khăn như những bài báo nguyên thủy.

Thứ tư là những bài điểm báo (reviews). Có khi các tác giả có uy tín trong chuyên môn được mời viết điểm báo cho một tập san. Những bài điểm báo không phải là những cống hiến nguyên thủy. Như tên gọi (cũng có khi gọi là perspective papers) bài điểm báo thường tập trung vào một chủ đề hẹp nào đó mà tác giả phải đọc tất cả những bài báo liên quan, tóm lược lại, và bàn qua về những điểm chính cũng như đề ra một số đường hướng nghiên cứu cho chuyên ngành. Những bài điểm báo thường không qua hệ thống bình duyệt, hay có qua bình duyệt nhưng không nghiêm chỉnh như những bài báo khoa học nguyên bản.

Thứ năm là những bài xã luận (editorials). Có khi tập san công bố một bài báo nguyên thủy quan trọng với một phát hiện có ý nghĩa lớn, ban biên tập có thể mời một chuyên gia viết bình luận về phát hiện đó. Xã luận cũng không phải là một cống hiến nguyên thủy, do đó giá trị của nó không thể tương đương với những bài báo nguyên thủy. Thông thường, các bài xã luận không qua hệ thống bình duyệt, mà chỉ được ban biên tập đọc qua và góp vài ý nhỏ trước khi công bố.

Thứ sáu là những thư cho tòa soạn (letters to the editor). Nhiều tập san khoa học dành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên tập san. Đây là những bài viết rất ngắn (chỉ 300 đến 500 chữ, hay một trang -- tùy theo qui định của tập san) của bạn đọc về một điểm nhỏ nào đó của bài báo đã đăng. Những thư này thường phê bình hay chỉ ra một sai lầm nào đó trong bài báo khoa học đã đăng. Những thư bạn đọc không phải qua hệ thống bình duyệt, nhưng thường được gửi cho tác giả bài báo nguyên thủy để họ đáp lời hay bàn thêm. Tuy nói là thư bạn đọc, nhưng không phải thư nào cũng được đăng, nếu không nêu được vấn để một cách súc tích và có ý nghĩa.

Và sau cùng là những bài báo trong các kỉ yếu hội nghị. Trong các hội nghị chuyên ngành, các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị và muốn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thường gửi bài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị. Có hai loại bài báo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những bài báo ngắn (proceedings papers), và nhóm 2 gồm những bản tóm lược (abstracts).

Những bài báo xuất hiện dưới dạng “proceeding papers” thường ngắn (khoảng 5 đến 10 trang), mà nội dung chủ yếu là báo cáo sơ bộ những phát hiện hay phương pháp nghiên cứu mới. Tùy theo hội nghị, đại đa số những bài báo dạng này không phải qua hệ thống bình duyệt, hay có qua nhưng cũng không nghiêm chỉnh như hệ thống bình duyệt của những bài báo nguyên thủy. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệt nghiêm chỉnh.

Các bản tóm lược, như tên gọi, thực chất là những bản tin khoa học ngắn (chỉ dài từ 250 chữ đến 500 chữ) mà nội dung là tóm tắt một công trình nghiên cứu. Những bản tin này cũng không qua hệ thống bình duyệt. (Thực ra, không ai có thể thẩm định một công trình nghiên cứu với 250 hay 500 chữ!) Vả lại, một hội nghị chuyên môn có khi nhận đến 5000 bài tóm lược, cho nên ban tổ chức không thể có đủ người để làm công việc bình duyệt bài vở một cách kĩ lưỡng và có hệ thống. Phần lớn, nếu không muốn nói là 100%, các bài tóm lược đều được chấp nhận cho in trong các kĩ yếu của hội nghị. Một lí do để chấp nhận tất cả các bài tóm lược là ban tổ chức muốn có nhiều người dự hội nghị (nhiều người tham dự cũng có nghĩa là tăng thu nhập cho ban tổ chức) cho nên họ không muốn từ chối một bài báo nào.

Bài báo khoa học giống và khác gì so với một đề tài NCKH?

Thường thì một đề tài NCKH có những components sau:
Title page
Abstract
Acknowledgements
List of contents
List of acronyms and abbreviations
Introduction
Literature review
Methodology
Results/data
Analysis and discussion
Conclusions
Bibliography
Appendices

Trong khi đó, một bài báo khoa học thường có;

- Abstracts
- Introduction
- Methodology
- Results and Discussion
- Conclusion
- References

Cụ thể như sau:

1. Tóm tắt (Summary or Abstract): Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả nhận biết bài viết có phù hợp với đề tài mình họ đang quan tâm không. Phần này tóm tắt ngắn gọn (từ 100 đến 200 từ) mục đích của bài viết, dữ liệu trình bày và kết luận chính của tác giả. Chú ý phần này thường kèm theo từ 3-5 từ Key Words.

2. Introduction (Giới thiệu): Trong phần này, tác giả xác định đề tài nghiên cứu, phác thảo mục tiêu nghiên cứu và cung cấp cho độc giả đầy đủ cơ sở khoa học để hiểu biết phần còn lại của bài viết. Mục này sẽ đạt yêu cầu nếu trả lời được những câu hỏi như: (1) Lý do thực hiện nghiên cứu này? (xuất phát từ hiện tượng tự nhiên hay các tư liệu đã có trước), (2) Những kiến thức nào đã có trước về đề tài này? (tổng kết tư liệu, quá trình phát triển ý tưởng trước đó của các tác giả khác, những khẳng định, mâu thuẫn, và khác biệt giữa các tài liệu đã có về đề tài này), (3) Mục đích chính của nghiên cứu là gì?

3. Phương pháp nghiên cứu (Methodology): Nhìn chung, trong phần này, tác giả sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: (1) Dữ liệu nào đã sử dụng? (2) Chúng được sử dụng như thế nào? (3) Địa điểm và thời gian hoàn thành thử nghiệm?

4. Kết quả và Phân tích kết quả (Results and Discussion ): Mục này tóm tắt những kết quả thử nghiệm v à không đề cập đến ý nghĩa của chúng. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị hình vẽ, hình ảnh v.v…Những dữ liệu đã ghi theo bảng không nên trình bày lại theo hình vẽ hay biểu đồ. Những số liệu và bảng biểu tự chúng đã trình bày đầy đủ thông tin mà không cần phải giải thích thêm bằng lời. Mục này nên tập trung vào những xu hướng và khác biệt chính chứ đừng sa vào những chi tiết nhỏ nhặt. Phần Discussion nhằm: (1) Diễn giải phân tích kết quả, những ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận, (2) Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó. Điều này cho thấy đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết và kiến thức, hay điều chỉnh những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó. Tất nhiên, người viết phải có những lý lẽ thật lôgích cho những thử nghiệm và suy luận của mình và cũng có thể đề nghị tiếp tục những thử nghiệm trong tương lai để làm sáng tỏ những vấn đề còn bỏ ngỏ trong kết quả của mình.

5. Phần cảm ơn (Acknowledgements) hay Tài liệu tham khảo (Reference): Người viết cảm ơn những người đã cộng tác nghiên cứu với mình và liệt kê tất cả tài liệu đã trích dẫn trong bài viết. Cách trình bày theo thứ tự, tên tác giả, tác phẩm, năm tháng, nơi xuất bản v.v.. có thể khác nhau giữa các tạp chí (trước sau, in nghiêng, in đậm v.v..).


Bài viết sau mình sẽ đề cập đến cách thuyết trình (present) research papers ở một Hội thảo (Conference) hay một Hội nghị khoa học (Scientific meeting). Một đề tài tưởng chừng rất dễ dàng đối với giáo viên chúng ta, nhưng dù sao theo mình nghĩ: vậy mà không phải vậy ...