"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được,con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" - Victor Hugo.You can make a living by what you get, but you can make a life by what you give- Winston Churchill

Friday, June 15, 2012

Bâng khuâng

Lãng đãng 1 phút nhớ về thời trai trẻ với bài thơ nhận được ... kẹp trong bài kiểm tra :)

1 chiều ngược gió
 Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về nông nổi
 Lãng du đi vô định cánh chim trời

 Em ngược thời gian, em ngược không gian
 Ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm
Ngược trái tim tự bao giờ chai lặng
Em đánh thức nỗi buồn, em gợi khát khao xanh

 Mang bao điều em muốn nói cùng anh
Chợt sững lại trước cây mùa trút lá
Trái đất sẽ thế nào khi mầu xanh không còn nữa
Và sẽ thế nào khi trong anh không em?

 Em trở về im lặng của đêm
 Chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ
Phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió
Riêng chiều nay - em biết, một mình em ....

 Bùi Sim Sim

 Chẳng ngược đường, ngược nắng để yêu anh...
(tặng người xưa)

 “Có một ngày đường phố chỉ một chiều
Em không phải ngược đường để yêu anh như thuở trước
Gió sẽ không quất vào mặt người những lằn roi đau buốt
Mà khe khẽ thì thầm những bản tình ca!

 Có một ngày Ngày ấy sẽ không xa
Em không ngược phố giờ tan tầm
Che mình râm bóng nắng
Không ngược trái tim tự bao giờ chai lặng
Kể cho anh nghe điều thì thầm những ước mơ xanh!

 Em sẽ không như cô bé năm nào đã ngược nắng yêu anh
Mà sẽ nói cùng anh rất nhiều khi phố chỉ một chiều
Mùa rụng lá...
Để rồi tựa vào vai anh yên ả
Đêm sẽ không buồn
Nghe em kể chuyện ngày qua!

 Có một ngày
Ngày đó sẽ không xa
Phố xá rộng thênh thang
Anh nắm chặt tay em một chiều trên phố
Nhắc lại chuyện ngày xưa, thời của người đông và bụi đỏ
Có một người nông nổi ngược thời gian!”
(st)

Being a PhD


Tuesday, June 5, 2012

War Craft 3 (full)

Right in front, the Asian lady with a tattoo on her back is China.

On the left, the lady full of concentration is Japan.

Dressed at the top looking sideways is USA.

Lying rather seductively is Russia.

The little girl standing by the side is Taiwan.

China "tripled" the Dong tiles (East Winds, this is a double up). This means that China has arisen with the circumstances (the winds); maybe that is the display of the "East Wind" missiles she possesses now. It looks like China is doing ok, but there is no clue about the other cards (tiles). Meanwhile she is up to no good under the table.

USA, appearing confident, is looking at Taiwan with an expression; perhaps to read from the look of Taiwan or to send some message.

Russia may appear indifferent but it is far from that. One leg is on USA and one hand is passing card(s) to China. They are some discreet exchanges going on.

Japan has all eyes on the cards, unaware of what others are doing.

Taiwan wears a red abdominal vest, maybe implying she is the last successor of the Chinese culture. She holds a tray of fruits in one hand and a fruit knife in the other, looking quietly at China with resentment. But she has no option. She is not in the game (a little girl too young to play the game?).

Dark clouds hang over the river outside the window implying tension over the straits separating Main Land China and Taiwan.

The portrait on the wall is interesting, mustache of Sun Yet Sun, the bare head of Chiang Kai Set, the face of Mao Tze Tong...

How the 4 ladies are dressed is also very interesting.

China bares her top, with panties and a skirt.

USA is almost fully dressed but bares her bottom.

Russia is left with only panties.

Japan naked.

These perhaps reflect the status of each nation;

The attire of USA appears to be most complete, probably because she is still the most powerful. Others are short of something here and there. Though USA is most presentable, she has nevertheless exposed her bottom (line). China and Russia look naked but keep their private parts are covered.

We assume this is a stripping game where the loser removes a piece of clothing.

In this game, if China loses, she will be like Russia today... (broken up).

If USA loses, she will also be like Russia...

If Russia loses again, then she has nothing left...

And Japan is already left with nothing....

Russia may appear to have drawn an extra tile (by the rule of the game, she cannot complete the game i.e. cannot win) and is hanging on for nothing ... BUT she is actually exchanging tiles with China...

The other person hanging on is Japan since she has no more "chips". She is out of the game if she loses.

In conclusion:

USA is pretending. She looks most glorious but faces great dangers. If she loses this game, she loses her dominating position.

Russia has a leg each on a boat, most sly ... Her situation is a little like China after liberation (when the communist took over China), sometimes with the USSR and sometimes with USA. Due to her lack of self sufficiency, she has to yo-yo between two parties for survival and room of development.

China has many tiles but they are not in view. Does that imply China keeps her strengths under wrap? And she is exchanging tiles with Russia under the table.

USA can only guess from the expression of Taiwan what may be happening between China and Russia.

Japan looks ignorant as she continues to focus on her cards.

China’s hand (of tiles) is most unpredictable.

Poor Japan ... there are so many things happening around her. She has no chance of a win and she is out the moment she loses.

Taiwan keeps watch as a bystander. She sees all that transpired in the game and she understands. But she is not qualified to, nor capable of participating in the game. She has no right to speak. She is full of grievances and is utterly helpless. She can only be the maid, offering fruits to the winner(s).

The winner should be a pick between China or USA , there is little doubt about this. Then again if you notice, they are playing Chinese Mahjong, not Western Poker.

Playing with the rules of a Chinese game, what are the odds for USA?

Đức Thánh tổ ở Trường Sa


Bao đời đứng trước biển, “mỗi người Việt Nam dù sống ở đâu, ngay cả ở trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ... Ngay cây rừng cũng mọc rậm rạp hơn ở hướng nhìn ra biển Đông và hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến...
Việc dựng tượng Đức Thánh Trần, thiên tài quân sự Việt Nam, vị tướng duy nhất được nhân dân phong Thánh, tại Song Tử Tây, nơi đầu sóng ngọn gió ở Trường Sa, là một việc làm thật có ý nghĩa.
Đây một hành động mạnh mẽ trong quyết sách giữ nước, thể hiện rõ bản lĩnh Việt Nam “có cứng mới đứng đầu gió”, gió Biển Đông!
Ngọn gió của “bát ngát sóng kình muôn dặm”, “nước trời một sắc” nơi “sóng Hồng cuốn cuộn tuôn về Biển Đông” mà Trương Hán Siêu nói đến trong Bạch Đằng Giang phú: “Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. Cũng là bãi biển xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.
“Ô Mã” đây chính là tên tướng Tàu xâm lược ở thế kỷ 13 từng khoác lác hăm dọa vua Trần: “Ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời; ngươi chạy xuông đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước” để rồi cuối cùng y bị tóm cổ tại cửa sông Bạch Đằng, nơi Hưng Đạo Vương đã dàn thế trận với những bãi cọc đâm thủng thuyền giặc.
Tượng Đức Thánh Trần tại đảo Song Tử Tây.
Đúng là trong những trận quyết chiến chiến lược đó, thủy binh luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong tư duy chiến lược của ông cha ta, một quốc gia với bờ biển dài 3.260km, tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.
Hơn nữa, trong tâm thế Việt, “Đức Thánh Trần” còn tượng trưng cho oai lực trừ tà diệt quỷ. Những hồn ma Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dạo ấy... và bất kỳ kẻ xâm lược nào đang lảng vảng ở Biển Đông hôm nay chắc sẽ vẫn còn nhớ đến bài học xưa.
Bao đời đứng trước biển, “mỗi người Việt Nam dù sống ở đâu, ngay cả ở trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ... Ngay cây rừng cũng mọc rậm rạp hơn ở hướng nhìn ra biển Đông và hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến...
Con mắt và trái tim chúng ta vì vậy sẽ không chỉ dừng lại ở đường bờ biển thường được biểu diễn bằng một nét vẽ mảnh ở trên bản đồ: những phần đất nổi và đất nằm dưới mặt biển mà chúng ta có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ rộng lớn hơn nhiều, và chúng ta phải có ý thức rõ ràng về điều đó!”
Ngẫm sâu vào tự tình dân tộc sẽ thấy rằng, trong cảm thức người Việt chúng ta, núi và biển có sức lay động thật mãnh liệt. Biểu tượng con Rồng, cháu Tiên từ huyền thoại Lạc Long - Âu Cơ ghi đậm không chỉ là hình tượng thăng hoa của nguồn cội, mà suy ngẫm cho kỹ, thì ra đây từng là sự lựa chọn của ông cha ta, hướng núi hay hướng biển? Dựa vào hình thể đất nước thì chọn hướng nào để phát triển?
Trường Sa.
Phải chăng truyền thuyết 50 người con theo cha lên núi và 50 người theo mẹ xuống biển là một lựa chọn của sự cân bằng tâm thế hướng núi và hướng biển. Mà hướng biển xem ra có phần ưu trội vì trong mô hình mẫu hệ thì “mẹ Âu Cơ” chắc không phải là yếu thế hơn, nếu không là ngược lại.
Chỉ có điều, ân huệ của biển rất nhiều song không dễ thụ hưởng, còn tai họa vì bão lụt do biển gây ra thì lại bạo liệt tàn khốc. Vì thế, dựa vào địa hình, “yếu tố trội” và là yếu tố bảo thủ nhất, biến đổi chậm nhất theo thời gian, cùng với các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, sông ngòi và lớp phủ sinh vật, thì chọn “hướng núi”, dựa vào núi để mà mở nước phải chăng là một sự lựa chọn trong thế chẳng đặng đừng vào buổi ấy mặc dù biển vẫn luôn vẫy gọi.
Lịch sử đã từng ghi nhận bản lĩnh mở đường, đi về phương Nam của Nguyễn Hoàng thế kỷ 17. Bản lĩnh đó được bật dậy từ một tầm nhìn: nhìn ra cái thế chiến lược của việc mở nước về phương Nam, hướng ra biển từ dải Hoành Sơn, tạo ra một thế phát triển mới.
Tầm nhìn chiến lược, xuyên lịch sử, xuyên không gian và thời gian từ đôi mắt của bậc danh sĩ thế kỷ 16 Nguyễn Bỉnh Khiêm, với bản lĩnh và sự nghiệp của người anh hùng đi mở cõi Nguyễn Hoàng, đã khởi đầu cho một chuyển đổi tâm thế dân tộc: hướng ra biển.
Nhưng cũng chính vì thế mà những thế lực bành trướng quyết chặn con đường biển của chúng ta, không muốn chúng ta mạnh lên, cản trở cho tham vọng bành trướng của chúng. Mà đâu chỉ phải hôm nay. Trong lịch sử, các đạo quân xâm lược tràn vào nước ta từ đường biển. Cho nên, ông cha ta không một khoảnh khắc lơi lỏng.
“Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: năm 1161, Lý Anh Tông sai đô tướng Tô Hiến Thành và phó tướng Đỗ An Di đem hai vạn quân đi tuần tiễu ở các nơi ven biển miền Tây Nam để giữ yên cõi xa. Năm 1171, vua đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào. Năm 1172, mùa Xuân tháng 2, vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về. Liệu đây có phải là vị vua đầu tiên vẽ bản đồ đất nước? Và chính trên con đường biển ấy, bao thây xâm lược đã làm mồi cho cá. Trận Bạch Đằng năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đánh dấu một bước trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập là một ví dụ. Bình về chiến công này, Ngô Thì Sĩ viết: “Một vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu!” .
Quả đúng vậy! Trận quyết chiến chiến lược của quân dân đời Trần tháng ba năm Mậu Tý (1288) dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đánh tan mấy chục vạn quân Nguyên cũng diễn ra trên khúc sông Bạch Đằng lịch sử này. Trong Nguyên sử, q.166, Phàn Tiếp truyện chép: “Kịch chiến từ giờ Mão đến giờ Dậu”, tức là từ sáng đến chiều, đã nói lên tính khốc liệt của cuộc chiến.
Rõ ràng là vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay, càng phải có ý thức thường trực về việc động viên tình cảm yêu nước của thế hệ trẻ, cổ vũ và tạo cho họ điều kiện để thực hiện quyền được yêu nước của mình. Làm thất thoát hay để thui chột tình cảm ấy, vì những ứng xử tế nhị trên trường quốc tế mà cản trở việc tuổi trẻ thể hiện tình cảm yêu nước đó là có tội với đất nước, đáng hổ thẹn với cha ông đã bao đời đổ máu để giữ gìn từng tấc đất, từng thước biển, từng hòn đảo làm nên giang sơn gấm vóc hôm nay.
Việc dựng tượng Đức Thánh Trần tại Song Tử Tây của Trường Sa đầu sóng ngọn gió có ý nghĩa gợi nhớ bài học lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, đồng thời cũng biểu tỏ bản lĩnh Việt Nam trước mọi mưu toan của kẻ thù.
Theo DOANH NHÂN SÀI GÒN